4 tháng trước
Củ Nghệ Là Gì? Những Điều Cơ Bản Bạn Cần Biết
307

3922
Lượt xem
165
Lượt chia sẻ
46
Lượt bình luận

Củ Nghệ, Curcuma longa hay “nghệ tây Ấn Độ” là một phần của xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe lâu nay và đó là một lý do chính đáng. Theo người châu Á xưa, nghệ thuộc họ gừng và đem lại cho món cà ri màu vàng tươi và vị cay, nồng ấm. Với một loạt những lợi ích đáng ngạc nhiên mà nghệ mang lại cho sức khỏe, không có gì phải thắc mắc khi nghệ nhanh chóng được đón nhận bởi những người có ý thức về sức khỏe trên toàn thế giới.

Từ thời xa xưa, rễ nghệ có nguồn gốc từ Nam Á (thường được sấy khô, nấu và chuyển thành dạng bột) được sử dụng như là gia vị cho các món ăn truyền thống, hỗ trợ nhuộm vải hay màu thực phẩm và được dùng cho cá mục đích y tế nhờ vào tác dụng chống viêm và hỗ trợ chữa trị vết bầm tím, máu trong nước tiểu và đau răng. Với vô số thử nghiệm lâm sàn về hoạt chất curcumin, ngày nay nghệ đã được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe não bộ, sức khỏe tim mạch và sức khỏe mô cơ.[1] [2]

Thành phần dinh dưỡng chính của nghệ

Kích thước phần ăn: 1 thìa canh (7 grams)

  • 24 calo
  • 6 calo từ chất béo
  • Tổng chất béo 1g 1%
  • Chất béo bão hòa 0g 1%
  • Chất béo chuyển hóa
  • Cholesterol 0mg 0%
  • Natri 3mg 0%
  • Tổng Carbohydrates 4g 4%
  • Chất xơ 1g 6%
  • Vitamin C 3%

Không chứa đường, 16% chất sắt và 1g chất đạm trên 7g, nghệ là chất hỗ trợ có lợi trong dinh dưỡng hằng ngày. 

Những lợi ích sức khỏe của nghệ

Nghệ cải thiện khả năng tiêu hóa

Nghệ có tác động tích cực đến khả năng tiêu hóa. Như cuộc nghiên cứu năm 2015[3] cho thấy rằng nghệ và gừng giúp chữa trị bệnh loét dạ dày. Loét dạ dày phát triển do sự mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra cơn đau trong niêm mạc dạ dày. Theo một cuộc nghiên cứu nghệ “hạn chế sự lở loét khoảng 84.7%” cho rằng “những thương tổn gây ra bởi ethanol như là hoại tử, sự ăn mòn và xuất huyết thành dạ dày giảm đáng kể sau khi uống tinh dầu”.

Nghệ hỗ trợ điều trị trầm cảm

Một bài nghiên cứu[4] được đăng trên tạp chí về chứng rối loạn tình cảm kéo dài cho thấy rằng nghệ có tiềm năng chữa trị chứng rối loạn trầm cảm điển hình. Một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã tìm ra tác dụng chống trầm cảm to lớn của nghệ đối với những người mắc hội chứng rối loạn trầm cảm điển hình. Một cuộc nghiên cứu năm 2007 [5] cũng nhận thấy nghệ có thể là một tác nhân chống trầm cảm hiệu quả.

Nghệ điều trị bệnh thấp khớp

Trong một cuộc nghiên cứu sơ bộ ngẫu nhiên[6], tác dụng của nghệ đối với bệnh thấp khớp đã được kiểm tra và chúng cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Nghệ thực sự cho thấy những kết quả về sự cải thiện tình trạng tốt hơn việc sử dụng thuốc diclofenac sodium theo cách truyền thống.

Nghệ điều hòa lượng mỡ trong máu

Cuộc nghiên cứu năm 1992[7] cho thấy rằng hoạt chất curcumin của nghệ được hấp thụ hằng ngày có thể giúp điều hòa lượng mỡ trong máu con người bằng cách tăng lượng cholesterol "tốt" và giảm lượng cholesterol "xấu". Như là, một cuộc nghiên cứu[8] cho thấy rằng “giảm đáng kể mức độ phản ứng oxy hóa chất béo (33%), tăng chỉ số HDL Cholesterol (29%), và giảm lượng Cholesterol cao hơn hơn bình thường (11.63%) được ghi chú lại” sau khi những tình nguyện viên khỏe mạnh tiếp nhận 500mg curcumin mỗi ngày trong 7 ngày. Hơn nữa, curcumin từ nghệ được chứng minh là có hiệu quả tốt hơn trong việc điều hòa chất béo hơn vitamin E.

Nghệ cải thiện cơ chế chống oxy hóa

Khả năng của curcumin đối với việc kích thích cơ chế chống oxy hóa đã được kiểm nghiệm và chứng minh trong một số cuộc nghiên cứu.[9]

Điều này có nghĩa là curcumin hỗ trợ quá trình chống gốc tự do gây lão hóa và nhiều căn bệnh.

Nghệ hỗ trợ ngăn ngừa và chữa trị bệnh Alzheimer

Thêm nhiều cuộc nghiên cứu cần được tiến hành để kiểm tra khả năng của curcumin trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh Alzheimer, nhưng một cuộc nghiên cứu[10] đã tìm ra rằng curcumin có thể giúp làm sạch sự tích tụ đám rối chất đạm được gọi là các mảng tinh bột - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.

Nghệ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương

Một cuộc nghiên cứu năm 2006[11] và năm 2014[12] đã tìm ra rằng curcumin trong nghệ có tiềm năng lớn trong việc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Như là, hoạt chất trong nghệ có thể giúp xoa dịu sự kích thích và oxy hóa, cải thiện sự thu nhỏ vết thương và gia tăng sức mạnh của mô cơ và sự sản sinh tế bào quanh vết thương.

Tác dụng phụ của nghệ

Như với bất kì loại thực phẩm nào, tiêu thụ nghệ điều theo một lượng nhất định rất quan trọng, vì bất kì sự quá liều nào cũng có thể dẫn đến những tác dụng phụ có thể xảy ra. Tác dụng phụ của nghệ bao gồm

  • Buồn nôn và tiêu chảy – curcumin trong nghệ có thể gây ra sự kích thích trong ống ruột[13]
  • Rủi ro chảy máu tăng cao – Nghệ có thể làm chậm sự đông máu và khi kết hợp với vài loại thuốc thậm chí có thể gây rong kinh
  • Co thắt túi mật – Nghệ có tiềm năng gia tăng mật độ oxalate trong nước tiểu
  • Cao huyết áp (Huyết áp bị hạ thấp) – Dùng nghệ liều lượng cao có thể hạ thấp đáng kể huyết áp
  • Co thắt u xơ tử cung ở phụ nữ mang thai - phụ nữ mang thai và cho con bú không nên thêm nghệ như gia vị vào thực phẩm, vì sự bổ sung nghệ có thể gây ra tác dụng phụ

Phản ứng dị ứng – Phản ứng dị ứng có thể xảy ra bao gồm mẩn ngứa nhẹ sau khi tiếp xúc da

Nghệ tươi hay bột nghệ khô

Có hai loại nghệ bạn có thể tìm và dùng, do đó có vài gợi ý cho bạn về cách chọn đúng loại bạn cần.

Nghệ tươi gốc nghệ gần giống với gừng. Một cuộc nghiên cứu năm 2015[14] cho thấy rằng nghệ tươi có nhiều sinh khả dụng hơn, nghĩa là cơ thể sẽ sử dụng hợp chất hiệu quả nhất của nghệ dễ dàng hơn. Nghệ tươi có thể được sử dụng để làm trà; bạn có thể nghiền nghệ vào món súp, salad hay rau củ trước khi nướng; nó có thể được trộn vào nước sinh tố và được ép thành nước ép.

Nghệ khô được làm bằng cách lột vỏ, sấy khô và nghiền thành bột. Mặc dù vài thành phần dinh dưỡng bị mất trong quá trình này, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng luộc và đun nóng thực ra làm gia tăng lượng curcumin và nâng cao tính chất chống oxy hóa của hợp chất.[15]

Những cách sử dụng nghệ, tác dụng phụ và lượng tiêu thụ khuyến nghị mỗi ngày 

Theo WebMD, nghệ đặc biệt được khuyến nghị cho các bệnh nhân mắc chứng khó tiêu (dạ dày khó chịu), bệnh viêm xương khớp và bệnh thấp khớp.

Tuy nhiên có vài điều kiện không phản ứng tốt với nghệ và hoạt chất curcumin của nó cho:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
    Người mắc: 
  • Bệnh máu khó đông
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn cảm xúc do hormone
  • Thiếu sắt
  • Người chuẩn bị phẫu thuật hay người vừa phẫu thuật xong

Liều lượng nghệ khuyến nghị cho người lớn theo trung tâm y tế đại học Maryland:

Rễ được sắt nhỏ: 1.5 – 3 g mỗi ngày

Bột rễ khô: 1 – 3 g mỗi ngày

Bột đạt tiêu chuẩn (curcumin): 400 – 600 mg, 3 lần mỗi ngày

Phần chiết lỏng (1:1) 30 – 90 giọt một ngày

Cồn thuốc (1:2): 15 – 30 giọt, 4 lần mỗi ngày

Những công thức nấu ăn từ nghệ dễ làm và tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thử tại nhà

Dưới đây là vài gợi ý về cách làm các món ăn và thức uống từ nghệ đơn giản và tốt cho sức khỏe tại nhà.


Thêm một chút hương vị nồng ấm và bổ dưỡng của nghệ vào món rau củ nướng thường ngày cho một bữa trưa hoàn hảo.


Công thức nấu đơn giản và nhanh chóng cho món súp có vị béo của kem, nồng ấm và hơi cay.


Dễ uống và là thức uống cực kì ấm thậm chí có thể chống lại cái lạnh khó chịu nhất.

Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pixabay.com

Tài liệu tham khảo

[1]^Nguồn: Thảo dược: Các khía cạnh sinh học và lâm sàng. Tái bản lần thứ 2. Chương 13 Nghệ - Gia vị Vàng
[2]^Nguồn: Lợi ích của curcumin
[3]^Nguồn: Sự cần thiết của tinh dầu từ nghệ và gừng cho hoạt động tiêu hóa
[4]^Nguồn: Curcumin trong điều trị trầm cảm: một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, dùng giả dược
[5]^Nguồn: Tác động hành vi, hóa học thần kinh và thần kinh của chiết xuất etanolic từ Curcuma longa L. trong thử nghiệm bơi bắt buộc trên chuột
[6]^Nguồn: Một nghiên cứu ngẫu nhiên, thí điểm để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của curcumin ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang hoạt động
[7]^Nguồn: Hiệu quả của việc sử dụng curcumin đường uống đối với peroxit huyết thanh và nồng độ cholesterol ở người tình nguyện
[8]^Nguồn: Tăng cường chất béo cho bạn: Tác dụng của Curcumin đối với chất béo trong con người
[9]^Nguồn: Curcumin gây ra sinh tổng hợp glutathione và ức chế hoạt hóa NF-kappaB và giải phóng interleukin-8 trong các tế bào biểu mô phế nang: cơ chế hoạt động quét gốc tự do
[10]^Nguồn: Curcuminoids tăng cường sự hấp thu beta amyloid bởi đại thực bào của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimerids
[11]^Nguồn: Curcumin cải thiện sự lành vết thương bằng cách điều chỉnh collagen và giảm các loại oxy phản ứng
[12]^Nguồn: Curcumin như một chất chữa lành vết thương
[13]^Nguồn: Vai trò của curcumin đối với sức khỏe hệ thống và răng miệng: Tổng quan
[14]^Nguồn: Tăng cường hấp thu và dược động học của curcuminoids có nguồn gốc từ củ nghệ tươi (Curcuma Longa L) so với curcumin tiêu chuẩn từ thân rễ khô
[15]^Nguồn: Tác dụng của việc đun sôi và rang đối với các chất chống oxy hóa Nồng độ trong chiết xuất của gừng tươi (Zingiber docinale) và củ nghệ (Curcuma longa)