3 ngày trước
Ghen Tỵ Một Chút Cũng Không Sao Miễn Là Bạn Đừng Ghen Tuông
376

4176
Lượt xem
28
Lượt chia sẻ
9
Lượt bình luận

Ghen tỵ thường được xem là một cảm xúc tiêu cực hoặc một tính xấu cần bỏ. Nó thường đồng nghĩa với các hành động như trả thù hoặc sự cay đắng, đặc biệt là khi nó kích hoạt một năng lượng nhất định trong một người. Trong những thước phim lãng mạn, ý tưởng về việc ai đó ghen tuông với người bạn đời của họ khi nói chuyện với người khác là một ví dụ điển hình. Hoặc có lẽ bạn thấy người khác có thứ gì đó bạn rất muốn nhưng không có.

Lòng đố kỵ có thể khiến một số người trong chúng ta đưa ra những quyết định mà sau này sẽ hối hận hoặc ít nhất khiến chúng ta trở nên lạnh lùng và cay đắng. Nhưng cũng có những lúc trải qua cảm giác ghen tỵ có thể tạo ra sự biến chuyển trong chúng ta. Mong mỏi một thứ gì đó mà chúng ta không có có thể kích thích chúng ta và thúc đẩy quyết tâm đó để có được thứ chúng ta muốn.

Vậy chúng ta có thể nhìn nhận sự đố kỵ theo cách khác không? Cảm thấy ghen tỵ có thực sự là một điều tốt không? Chúng ta có thể tận dụng sự ghen tỵ và đố kỵ làm lợi thế cho mình không?


Sự khác biệt khó nhận biết giữa ghen tuông và ghen tỵ

Ghen tuông là một cảm xúc tự nhiên nhưng nó đã bị tất cả các nền văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử lên án. Nó có khuynh hướng được nhận thức một cách tiêu cực với xu hướng hủy hoại người khác đến cùng hoặc nhiều khả năng chỉ là hủy hoại chính bản thân chúng ta. Nhưng dù năng lượng tiêu cực có thể trú ngụ cả trong sự ghen tỵ, nó cũng có thể là cơ sở để xây dựng và tạo động lực trong chúng ta.

Chỉ số ít người ghen tuông có thể thực sự giữ được một mối quan hệ hoặc làm cho chúng ta chú ý hơn với hành động của mình.

Vậy tại sao chúng ta có khả năng cảm nhận những cảm xúc này?

Theo David Straker, tác giả của cuốn Thay đổi tư duy, ghen tuông chủ yếu là phản ứng của chúng ta đối với sự mất mát. Khi bạn gắn bó với một cái gì đó và khi nó được coi là bị lấy đi từ bạn hoặc bị đe dọa sẽ bị lấy đi, phản ứng của bạn là tổn thương hoặc tức giận.

Ghen tỵ tập trung hơn vào những gì bạn không có. Bạn có thể thấy ai đó với thứ gì đó bạn muốn và ghen tỵ với người đó. Mức độ ghen tỵ mà bạn cảm thấy liên quan đến mức độ không công bằng mà bạn cảm thấy và năng lượng tiêu cực này thường nhắm vào người đó trong sự băn khoăn. Sau đó, nó có thể xoắn lại thành những cảm giác bên trong về sự không xứng đáng và vì vậy kết quả là để biện minh cho những thứ dậm chân tại chỗ thay vì sử dụng nó như là động lực để đạt được nhiều hơn.


Khi chúng ta đi sâu tìm hiểu, thì ghen tỵ bắt nguồn từ nỗi sợ hãi. Đó là nỗi sợ cảm giác yếu đuối, bất lực hoặc kém hơn. Tất cả các nhà quảng cáo đều biết về điều này và chạm vào sự ghen tỵ ẩn giấu trong tiềm thức của chúng ta để khiến chúng ta cạnh tranh với những người khác và tiêu tiền để theo kịp với Jones'.

Có một trích dẫn thú vị từ cuốn sách của Helmut Schoeck, Trạng thái ghen tỵ: “Ghen tỵ là một động lực nằm trong nội tại của cuộc sống con người như một thực thể xã hội và xảy ra ngay khi hai cá nhân có khả năng so sánh lẫn nhau.” Ông cũng lưu ý rằng, “Đây là quy luật tuyệt vời trong tất cả các mối quan hệ cá nhân: nỗi sợ bùng phát sẽ kiềm chế và sửa đổi vô số hành động.”

Thông thường, nếu ai đó nhấn mạnh vào một thành tựu của chúng ta, chúng ta có nhu cầu trung hòa điều này bằng cách đề cập đến một số điều không may để cân bằng nó. Sự tiêu cực xung quanh ghen tỵ được sinh ra từ những so sánh chỉ trở nên mạnh mẽ hơn trong một xã hội gần gũi và những người có nền tảng giống nhau và có thể so sánh với chúng ta.

Làm thế nào mà “thiếu sót” của sự ghen tỵ có thể là một điều tốt

Điều quan trọng là việc nhận thức sự ghen tỵ như một chỉ báo về nơi bạn cần tập trung và nơi nó hướng dẫn bạn. Đó là một cơ hội để dừng lại và đánh giá lại suy nghĩ của bạn và những gì bạn muốn trong cuộc sống.

Cảm giác ghen tỵ này nói với bạn điều gì? Có phải một định hướng bạn muốn làm theo hay không? Tại sao bạn lại có những cảm xúc này?

Hãy hiểu rằng khi bạn cảm thấy ghen tỵ, đó không phải là do người khác hoặc hoàn cảnh mà về cơ bản là do bạn. Đã đến lúc tự đặt câu hỏi cho chính mình - không phải theo cách phán xét - mà là một cách để tập trung vào những gì cần thay đổi trong chính bạn để có được những gì bạn muốn.

Ghen tỵ là một ảo giác. Đó không phải là do thực tế mà tất cả là do nhận thức của chính chúng ta. Một khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta có thể sử dụng nó làm nhiên liệu cho động lực và thay đổi suy nghĩ của chúng ta đối với bản thân và hoàn cảnh.

Cách sử dụng sự ghen tỵ như một lợi thế của bạn

Khi cảm giác ghen tỵ xuất hiện trong cuộc sống của bạn, hãy tự đặt câu hỏi.

  1. Tôi có thể học được gì từ thành công của người này?
  2. Điều gì đã ngăn tôi suy nghĩ những điều lớn hơn với cuộc sống và đạt được những gì họ đã đạt được?
  3. Tôi đã đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp với thành công của riêng mình chưa? Tôi đã đánh giá cao những gì tôi đạt được hay tôi đã bỏ qua các mốc quan trọng chưa? Tôi không có được sự công nhận bởi vì tôi đã ghen tỵ với người khác thay vì công nhận thành công của họ một cách tích cực phải không?

Nắm bắt những cảm xúc tiêu cực của chúng ta là điểm mấu chốt vì chúng ở đó để cho chúng ta thấy những thay đổi mà chúng ta cần thực hiện. Ghen tỵ và đố kỵ mở ra những cánh cửa mà chúng ta cần phải thừa nhận và bước qua.


Khi chúng ta nhận ra sự ghen tỵ là do bản thân chúng ta có thể hiểu rằng đó thực sự là do ta thừa nhận vận may của người khác thay vì của chúng ta. Jean Vanier nói rằng, ”ghen tỵ đến từ sự ngu dốt của con người, hoặc thiếu niềm tin vào những món quà của chính họ.”

Do đó, phương pháp tốt nhất cho sự ghen tỵ là sự thịnh vượng và điều tốt nhất về sự ghen tỵ là cơ hội để tạo động lực và thay đổi trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy ghen tỵ, đó có thể là một sự chỉ dẫn quan trọng để cho bạn biết có những quan điểm về cuộc sống của chính bạn mà bạn cần đánh giá lại. Sử dụng nó làm động lực và tích cực hơn là sự tiêu cực và bất lực.

Nguồn ảnh bìa: rawpixel.com từ pexels.com

Không tìm thấy nội dung