Bạn đã bao giờ cảm thấy mình như mất hoàn toàn sự kiểm soát danh sách việc cần làm và công việc thì chẳng đâu vào đâu chưa? Công việc thì chồng chất và bạn thì không biết bắt đầu từ đâu?
Không chỉ mình bạn đâu. Nhiều người trong chúng ta dành phần lớn thời gian để theo đuổi theo cái đuôi của mình khi cố gắng hoàn thành quá nhiều việc quá nhanh. Vấn đề là - có một vài điều rất đơn giản mà chúng ta có thể làm để tạo ra sự khác biệt khi nói đến chuyện “hoàn thành công việc”.
Chuẩn bị tinh thần cho việc thất bại
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng có thể có một lý do rất chính đáng cho việc bạn không hoàn thành một số nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của mình? Đúng vậy - thường chúng ta sẽ tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà chúng ta không thực sự tin tưởng và điều đó có ít giá trị đối với chúng ta rồi sau đó chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta không bao giờ hoàn thành được những việc đó!
Một trong những cách dễ nhất để làm cho danh sách việc cần làm của bạn trở nên dễ quản lý hơn là tiến hành đánh giá toàn diện. Có phải mọi mục đều xứng đáng nằm trong danh sách không? Hoặc bạn có thể bỏ qua một vài mục mà biết rằng, trong kế hoạch lớn những thứ đó không thực sự ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
Một sai lầm khác mọi người mắc phải là ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng nhất của người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn tự hỏi trong danh sách của bạn có nhiệm vụ của ai - điều đó có thực sự quan trọng với BẠN hay có ai đó thân thiết với bạn khiến bạn cảm thấy điều đó rất quan trọng – trên thực tế thì không phải vậy. Đừng bao giờ cảm thấy những gì quan trọng đối với người khác cũng quan trọng với bạn!
Tập trung vào giá trị và hiệu quả
Hãy xem xét giá trị của các nhiệm vụ trong danh sách của bạn trước khi bạn thực hiện chúng. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào nhiệm vụ thì rất khó để thúc đẩy bản thân - tuy nhiên nếu chúng ta tập trung vào hiệu quả hoặc kết quả của nhiệm vụ - thì sẽ dễ cảm thấy phấn khích và nhiều năng lượng hơn, biết rằng cuối cùng mọi thứ luôn xứng đáng.
Xua tan mọi nỗi sợ hãi mà bạn có thể có với các nhiệm vụ - có điều gì ngăn bạn bắt đầu không? Thường thì nỗi sợ thất bại sẽ ngăn chúng ta cố gắng làm việc vì vậy điều chỉnh thái độ của bạn đối với nó là một ý hay. Cần hiểu rằng thất bại là điều kiện tiên quyết để thành công - như Henry Ford đã nói:
“Thất bại là khả năng bắt đầu lại, có điều lần này thì khôn ngoan hơn.”
Hãy thoải mái với khái niệm thất bại - biết rằng nó chỉ hỗ trợ chúng ta trên con đường dẫn đến thành công. Hãy nghĩ về những nhà sáng chế thành công nhất của thời đại như Thomas Edison - hãy tưởng tượng hậu quả nếu ông cho phép nỗi sợ thất bại ngăn ông tiến bộ. Chúng ta sẽ sống trong bóng tối! Edison ngược lại được trích dẫn như sau:
“Tôi không thất bại. Tôi vừa tìm ra được 10.000 cách không hiệu quả.”
Làm thế nào để hoàn thành công việc
- Nếu bạn thấy mình chần chừ - hãy kiểm tra để xác định xem bạn có thực sự muốn đạt được các mục tiêu không
- Xác định đúng “giá trị” của nhiệm vụ - bạn tận tụy đến đâu? Nó có thật sự xứng đáng không? Bạn sẽ nhận được gì khi hoàn thành nó?
- Kiểm tra xem nhiệm vụ có là của bạn không và không là của ai khác! Nếu bạn đang cố gắng làm điều đó cho người khác thì bạn nên đánh giá lại xem liệu nó có xứng đáng
- Tập trung vào hiệu quả, không phải bản thân nhiệm vụ. Nếu bạn thực sự đam mê nhiệm vụ thì kết quả sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy bạn tiến lên và hoàn thành nó
- Vượt qua nỗi sợ thất bại của bạn. Điều chỉnh thái độ của bạn và biết rằng thất bại là điều kiện tiên quyết để thành công
(Nguồn ảnh: Mug with Memo Notes Stuck to It từ Shutterstock)