Tại chi nhánh PR cũ của tôi, chúng tôi thường có một nhóm gọi là "Câu lạc bộ Trở về". Câu lạc bộ này dành cho những người đã rời khỏi công ty trong thiện chí và trở về sau một vài năm sau đó. Edelman là một nơi làm việc tuyệt vời, vì vậy Câu lạc bộ Trở về rất nổi tiếng.
Bản thân tôi cũng từng là một thành viên của câu lạc bộ đó. Sau thời gian 2 năm làm việc ở đó, tôi đã rời Edelman tại New York vào năm 2000 để làm việc tại Hiệp hội Máy tính ở phía tây hòn đảo Long. Khi chồng tôi và tôi chuyển đến Chicago vào 2004, tôi trở lại nguồn cội với tư cách là một nhà chiến lược PR kỹ thuật số tại văn phòng Edelman ở đó. Đó quả là một quyết định đúng đắn, và tôi đã ở lại với hãng thêm 4 năm nữa trước khi tự ra ngoài làm toàn thời gian vào năm 2008.
Một câu hỏi mà nhiều nhân viên đã phải đối mặt chính là: "Liệu tôi có nên trở lại làm công việc cũ của mình hay không?" Có thể công việc mới không tuyệt vời như những gì bạn đã nghĩ và bây giờ bạn có thể nhìn thấy vị trí cũ của mình rõ ràng hơn. Có thể bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm để mở ra một cơ hội mới với những người mà bạn tin tưởng. Có thể những điều kiện cá nhân của bạn đã thay đổi.
Khi quyết định liệu bạn có nên trở lại công việc cũ hay không, hãy xem xét 5 câu hỏi sau đây trước khi hành động.
1. Ngay từ đầu, điều gì đã dẫn bạn đến việc rời khỏi vị trí đó?
Việc đánh giá xem liệu những nguyên nhân dẫn đến sự rời đi của bạn còn tồn tại hay không là cực kỳ quan trọng. Ví dụ như, nếu như bạn đã từng có mâu thuẫn với người quản lý, vậy thì bạn sẽ lại làm việc với người đó nữa chứ? Nếu văn hóa của tổ chức vô cùng độc hại, có phải bạn nên có tư thế chuẩn bị để đối phó trong lần trở lại này hay không? Bạn phải thừa nhận một điều rằng không có điều gì (và không có bất kỳ ai) đã thay đổi trước khi bạn trở lại công việc cũ của mình.
2. Bạn có để lại tất cả các cầu nối trong tình trạng nguyên vẹn không?
Hãy thành thật với bản thân về cách mà việc rời đi của bạn được đón nhận như thế nào? Hành vi ứng xử của bạn có chuyên nghiệp đúng chuẩn hay không? Bạn có đi quá xa và làm quá mọi thứ hơn là rời khỏi vị trí của mình trong hòa bình hay không, và điều đó có gây chú ý và đánh giá cao hay không? Trước khi trở lại công việc cũ, bạn cần phải chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ cảm giác tồi tệ nào còn sót lại.
3. Bạn sẽ làm việc cùng với ai?
Với tư cách là một cựu nhân viên, bạn có lợi thế trong việc biết rõ tổ chức hơn bất kỳ tân binh nào, và bạn phải khai thác sự hiểu biết về nội bộ này. Bộ phận mà bạn làm việc cùng có tạo ra được nhiều thành quả, có hiệu quả, và có trưởng thành trong cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau hay không? Hãy tự hỏi bản thân rằng liệu người quản lý mới của bạn có phải là người có danh tiếng tốt hay không, và liệu những thành viên trong nhóm của bạn có phải là những người mà bạn có thể hợp tác một cách dễ dàng hay không?
4. Bạn có cần phải bắt đầu lại từ đầu hay không?
Một điều chắc chắn là bạn đã phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định trong tổ chức để có được sự tôn trọng và sự tăng lên về mức độ trách nhiệm. Bạn cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm kể từ khi lần cuối làm việc ở đó. Vậy thì vị trí mới của bạn có phản ánh được tất cả những sự phát triển đó, hay là tất cả những thành tựu trước đây của bạn đều là công cốc? Không cần biết bạn nóng lòng đến mức nào, đừng nhận một công việc mà nó chỉ là một bước lùi về phía sau trong sự nghiệp của bạn.
5. Công việc đó có ý nghĩa gì hay không?
Khi quyết định nhận một công việc mới, bạn nên suy nghĩ về điều mà bạn sẽ làm ngày qua ngày là như thế nào? Nó có phải là một thử thách mà bạn có thể dấn thân vào hay không? Bạn có cơ hội để tạo ra một thay đổi thực sự trong tổ chức hay không? Nếu như sự phát triển của bạn đã từng bị cản trở bởi thói quan liêu hoặc có một sự đồng lòng vô tận trong việc ngăn bạn hoàn thành mọi thứ trước đây, thì nó vẫn sẽ xảy ra một lần nữa.
Nhiều người trong chúng ta rời tổ chức và sau đó chúng ta nhận ra một câu nói đã cũ nhưng không sai chút nào - cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia của hàng rào. Thỉnh thoảng, cần có một sự thay đổi về hoàn cảnh để nhận ra mọi thứ tuyệt vời như thế nào khi ta có nó. Tuy nhiên, việc đánh giá một cách khách quan điều mà ta đang kéo bản thân trở về và không hấp tấp quăng ra một cái bumerang là cực kỳ quan trọng.
(Ảnh bìa: Doanh nhân đang ngồi trên ghế bành tại Shutterstock)