58 phút trước
Bí Quyết Tranh Cãi Mà Không Làm Hủy Hoại Mối Quan Hệ Của Bạn
365

4152
Lượt xem
20
Lượt chia sẻ
2
Lượt bình luận

Tất cả các cặp đôi đều tranh cãi. Hoặc ít nhất là tất cả các cặp đôi lành mạnh đều làm vậy. Có thể người bạn đời của bạn đến trễ trong một sự kiện quan trọng đối với bạn. Hoặc họ quên cập nhật về nơi ở của họ, hoặc có quá nhiều bạn bè khác giới, hoặc quên mang cho bạn một cái gì đó sau giờ làm việc. Danh sách những lý do gây ra xung đột đúng là vô tận.

Nhưng những mối quan hệ tốt đẹp nhất lại “dày đặc” những cuộc tranh cãi. Bạn tranh cãi điều gì không quan trọng bằng cách bạn tranh cãi.

Khi bạn chiến đấu, bạn cảm thấy sợ hãi

Xung đột mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu người bạn đời không đồng ý với bạn, bạn có thể cảm thấy bị phản bội và đả kích họ vì bạn bị tổn thương. Bản chất con người chi phối rằng khi bạn bị tổn thương hoặc bị đe dọa, bạn nên trả đũa. Vì vậy, hầu hết mọi người trả đũa bằng cách làm những điều không hợp lý.

Một số người đưa ra cách xử lý là im lặng. Họ đóng băng người bạn đời của họ bằng cách từ chối nói chuyện với người ấy về bất cứ điều gì. Điều này được thực hiện một cách không khoan nhượng và khác với việc tạm nghỉ để xử lý cảm xúc.

Một số biến mất mà không xuất hiện trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Họ làm điều này để khiến người bạn đời lo lắng hoặc sợ rằng mối quan hệ đã kết thúc. Đó là một chiến thuật thao túng và gây tổn thương ngay cả khi họ không có ý định làm như vậy.

Một số tấn công bạn đời của họ bằng cách chửi rủa hoặc coi thường thay vì tập trung vào vấn đề. Họ đả kích và tấn công con người của bạn đời thay vì vấn đề. Như vậy là “chơi xấu” và thực sự có thể làm tổn thương bạn đời của họ.

Một số người làm cho vấn đề thành đen hoặc trắng với việc coi quan điểm của họ là đúng. Điều này xảy ra khi ai đó từ chối cởi mở và xem xét quan điểm của người bạn đời. Điều này cản trở rất nhiều các cuộc đàm phán.

Một số khác nói xấu bạn đời của họ với bạn bè hoặc thậm chí đăng các tin nhắn khó hiểu trên mạng xã hội. Họ tô vẽ một cách quá đáng mối quan hệ và người bạn đời của họ khi công khai các vấn đề của họ một cách tiêu cực. Giải tỏa là tốt, nhưng cách giải tỏa không hiệu quả như Facebook là xấu. Và một khi bạn đã nói điều gì đó không tốt về bạn đời của mình, mọi người sẽ nhớ những gì bạn nói.

Trả thù và hành vi tiêu cực như những người được liệt kê ở trên bị điều khiển bởi sự sợ hãi. Cảm thấy sợ hãi là điều tự nhiên. Mọi người sợ rằng họ không đủ tốt, hoặc bạn đời của họ không đủ tốt. Họ cũng sợ rằng không xứng đáng được yêu và họ sẽ mất bạn đời.

Tình yêu có thể là một điều đáng sợ. Mở lòng với tình yêu và bước vào một mối quan hệ thân mật là rủi ro. Nhưng bất cứ điều gì đáng giá đều có rủi ro. Khi bạn thực sự yêu, bạn cởi mở và trở nên dễ bị tổn thương. Bạn bị phơi bày và là chủ thể của sự tổn thương.

Cách “chiến đấu” đúng

Chìa khóa để xử lý một cách lành mạnh những xung đột nảy sinh trong mối quan hệ là phản ứng một cách xây dựng bằng tình yêu và logic. Và tìm cách tránh các phản ứng lo sợ của cơ thể.

Xung đột là không thể tránh khỏi. Thay vì chờ đợi nó phát sinh và xử lý nó một cách hời hợt, việc thực hiện một cách tiếp cận chủ động, có chủ đích để đối phó với xung đột sẽ hiệu quả hơn nhiều. Dù không thể lường trước được bản chất của cuộc tranh cãi, nhưng bạn vẫn có thể lên kế hoạch cho một phản ứng mang tính chiến thuật. Đây là cách xử lý mang tính xây dựng khi xảy ra xung đột với bạn đời của bạn vào lần tới:

1. Tìm cách kiểm soát phản ứng của bạn

Thay vì mất kiểm soát và đè bẹp bạn đời của bạn, hãy dành một chút thời gian để kiểm tra cảm xúc và thu nhặt suy nghĩ của bạn. Khi bạn cảm thấy tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác bắt đầu như bong bóng nổi lên bề mặt, hãy nghỉ ngơi và bình tĩnh lại.

Bạn được phép cảm nhận theo cách của bạn. Cảm xúc của bạn là hợp lệ và hợp pháp. Nhưng không có nghĩa là chúng nên được thể hiện tại thời điểm đó. Cảm xúc của bạn sẽ thay đổi và dao động, điều quan trọng là phải hiểu bạn thực sự cảm thấy như thế nào (ít nhất là về một số khía cạnh) và tại sao trước khi bạn thảo luận.

2. Để ý cái “miệng” của bạn

Khi bạn đã có cơ hội xử lý và sắp xếp cảm xúc của mình, thì bạn sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của bạn với người bạn đời của mình.

Khi thảo luận về vấn đề, hãy cởi mở và trung thực về cảm xúc của bạn. Hãy sử dụng các câu nói “anh/em cảm thấy” [1] và cố gắng tránh các câu nói “em/anh” không tích cực. Giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy và cho phép người bạn đời của bạn đặt câu hỏi làm rõ. Mấu chốt ở đây là thảo luận về cảm xúc mà không cuốn vào chúng. Thật khó khăn, nhưng bạn có thể làm được.

3. Đừng chạy trốn hoặc lẩn tránh xung đột

Tránh né hoặc từ chối giải quyết xung đột không làm cho nó biến mất. Tránh né các vấn đề sẽ biến đống đất chuột chũi thành quả núi, và mọi thứ trở thành một cuộc chiến lớn.

Mục tiêu chính trong bất kỳ xung đột nào là để giải quyết nó. Nhưng có những lợi ích cơ bản khác để giải quyết xung đột ngay cả khi việc tìm ra giải pháp là bất khả thi. Làm cho bạn đời của bạn cảm thấy được lắng nghe, có giá trị, đặc biệt và được yêu thương quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ tranh chấp tạm thời nào. Hãy sống và “chiến đấu” công bằng.

4. Chấp nhận sự khác biệt của bạn

Có còn hơn không, có thể không có câu trả lời đúng hoặc sai rõ ràng. Mặc dù quan điểm của bạn có thể ở phía đối nghịch, cả hai đều hợp lý và đáng để xem xét.

Trong một số trường hợp, sau khi bạn đã nói chuyện về cảm giác của cả hai người một cách bình tĩnh và hợp lý, bạn có thể phải chấp nhận bất đồng ý kiến. Đi đến ngõ cụt chẳng khác gì một sự lãng phí thời gian ngay từ đầu, nhưng trải qua quá trình cố gắng giải quyết xung đột sẽ củng cố mối quan hệ lâu dài. Mặc dù không có được giải pháp, cả hai bên đều cảm thấy cuộc thảo luận được lắng nghe, công nhận và có giá trị. Mọi người đều được lợi.

5. Chọn những người bạn tâm tình một cách khôn ngoan

Thảo luận vấn đề với người khác là một cách tuyệt vời để có được một góc nhìn khác về vấn đề. Điều nguy hiểm khi nói chuyện với bên thứ ba là họ có thể đưa ra lời khuyên làm trầm trọng thêm tình hình. Khi chọn một người bạn tâm tình, hãy chắc chắn rằng họ biết rõ về bạn, luôn quan tâm đến bạn, khách quan và sẽ nói với bạn sự thật thay vì những gì bạn muốn nghe.

Khi bạn đã nhận được lời khuyên vững chắc và có cơ hội đánh giá lại vị trí của mình, hãy quay lại và giải quyết vấn đề với bạn đời của bạn.

“Chiến đấu” để cải thiện, không phải để hủy hoại

Thỉnh thoảng một cặp đôi cãi nhau là chuyện bình thường – do xâm phạm vùng lãnh thổ cá nhân. Xung đột và tranh cãi tự nó không gây nguy hiểm cho một mối quan hệ mà là cách bạn phản ứng tạo nên điều đó.

Các cặp đôi thành công có khả năng giải quyết vấn đề và để nó trôi đi. Họ tập trung vào việc quan tâm đến vấn đề hơn là tấn công một nửa còn lại. Ngay cả khi tức giận, họ cũng tìm cách để buồn đau và ở gần bên nhau trong thời điểm đó.

Xung đột mang lại cho bạn và người bạn đời của bạn cơ hội để xác định các vấn đề, giải quyết chúng, cải thiện bản thân và mối quan hệ và tiến lên. Tất cả các cặp đôi đều “chiến đấu”. Cặp đôi thành công thì “chiến đấu” theo cách đúng đắn.

Tài liệu tham khảo

[1]^Good Therapy: Thông điệp "Anh/em"