Hầu hết chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm tiêu cực và trải qua những giai đoạn chỉ chăm chăm vào mỗi một việc - trì hoãn mọi thứ.
Nếu đây là thực trạng cuộc sống hiện tại của bạn, thì bạn cũng không phải là người duy nhất. Dù có khó khăn và tăm tối thì đó vẫn không phải là đường cùng. Ánh sáng và hi vọng đang chờ đợi đâu đó quanh đây! Tất cả những gì bạn cần làm là một chút thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề.
Người ta rất dễ trở thành nạn nhân của thói quen trì hoãn và bị phân tâm bởi những việc lặt vặt không quan trọng và tầm thường trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên việc xây dựng lòng tin vào bản thân và một chuẩn mực cho lòng kiên định cũng không hề quá xa vời. Tất cả những gì bạn cần là động lực và sức mạnh ý chí kiên định để tiếp tục chiến đấu.
Phần then chốt của cuộc hành trình này nằm ở cách đặt những bước chân đầu tiên tiến tới sự ổn định và tích cực trước mọi tình huống của cuộc sống. Hãy cùng xem qua 15 ý tưởng truyền cảm hứng để bạn luôn kiên định và nhận ra những ước mơ của đời mình.
1. Hãy chắc chắn đó là những ước mơ của bạn
Thường thì ước mơ và dục vọng của chúng ta sẽ trái ngược nhau, bị ảnh hưởng và định hình bởi những quan niệm xã hội hơn là được tiếp lửa bởi đam mê thuần túy giúp chúng ta làm việc hăng say không ngơi nghỉ!
Điều quan trọng là chất chứa và nuôi dưỡng những giấc mơ chỉ được làm nên bởi khao khát của chính chúng ta. Đó là yếu tố căn cốt!
Những ước mơ không xuất phát từ lòng tha thiết và quan tâm đích thực sẽ dần nguội lạnh bởi ước mơ chỉ được nuôi lớn bằng đam mê thuần khiết. Để có thể liên tục theo đuổi mục tiêu, bạn cần chắc chắn những ước mơ của mình thật sự có sức sống và mạnh mẽ. Nếu bạn chắc chắn về những gì mình muốn đạt được, sự kiên định sẽ đến ngay thôi.
Cho đến năm 1993 J. K Rowling vẫn là một bà mẹ đơn thân vật lộn với cảnh thất nghiệp, ly hôn và vỡ nợ. Bản tính kiên cường, bà bất chấp những thách thức và thậm chí sự từ chối bản thảo Harry Potter từ 12 nhà xuất bản lớn. Chính vào năm 1995 mà Bloomsbury, một nhà xuất bản vô danh, xuất hiện với những ấn bản đầu tiên của tác phẩm giờ đây đã trở thành kinh điển Harry Potter. Phần còn lại, như chúng ta đều biết, đã trở thành lịch sử.
2. Chia mục tiêu của bạn thành những phần nhỏ
Việc nhận ra ước mơ của mình cũng giống như một chuyến đi đến địa điểm yêu thích. Chúng ta cần những cột mốc để đảm bảo mình đang đi đúng đường và sẽ sớm đưa chúng ta đến cái đích tối hậu.
Vượt qua những cột mốc này sẽ cho chúng ta một chút cảm giác thành tựu và động viên chúng ta tiếp tục làm việc một cách kiên định. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những cột mốc này trên một đường thời gian được lên kế hoạch cho cuộc hành trình, nhằm nhận ra ước mơ của bạn và tiến công chúng từng cái từng cái một.
Như một nhà lập trình máy tính, Pierre Omidyar từng nghĩ về việc đấu giá các sản phẩm từ trang web cá nhân của mình, ở ngay chính cấp độ cá nhân. Mỗi ngày ông đều cảm thấy hạnh phúc hơn khi thấy hàng hóa giao thương tăng lên đều đặn. Omidyar nhanh chóng vượt qua những cột mốc tự đề ra và một ngày kia nhận thấy nhu cầu nâng cấp tài khoản của mình thành một tài khoản kinh doanh trên Internet. Trang mạng của Omidyar ngày nay được biết đến với cái tên eBay.
3. Phân đoạn những nỗ lực và nhiệm vụ của bạn
Hãy tách mục tiêu để nhận ra ước mơ của mình thành những phân đoạn thành tích.
Nếu ước mơ của bạn là thành lập công ty riêng, hãy phân đoạn nó thành những nhiệm vụ nhỏ hơn như đạt được giấy phép kinh doanh, xây dựng trang web, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và cuối cùng đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Việc này sẽ đem lại tính kiên định và trật tự trong cách vận hành công ty của bạn và những lợi ích sẽ làm bạn phải bất ngờ. Bạn cũng sẽ tìm được chỗ cho nhiều nhiệm vụ hơn và như chúng ta biết, chìa khóa để tích hợp thêm nhiều công việc là chia thật nhỏ chúng ra.
Joyce Meyer – diễn giả kiêm nhà văn Thiên chúa giáo Toàn năng và là chủ tịch của Tổng Đoàn mục sư Joyce Meyer – nói,
“Tổ chức trật tự những hoạt động sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống và hoàn thành những dự án nhỏ mà bạn đã bắt đầu là bước đầu tiên quan trọng để hướng tới việc nhận ra những mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ, làm sao bạn có thể kết hợp chúng lại để tập trung cho những thứ lớn lao?”
4. Có tổ chức và có hệ thống
Hãy dọn dẹp đống tạp nham trên bàn cũng như lịch trình của bạn. Làm việc một cách có tổ chức giúp bạn hiểu rõ những mục tiêu ưu tiên của mình và quản lý thời gian tốt hơn. Nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tính kiên định của bạn trong khi thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ngày nào Mark Zuckerberg cũng mặc áo phông xám và quần bò xanh chưa? Bởi vì anh ấy không muốn tốn thời gian cho việc chọn mặc loại quần áo nào mà thay vào đó tập trung cho những công việc quan trọng hơn.
Hãy hệ thống hóa mỗi khi tiếp cận một vấn đề trong cuộc sống. Mỗi một bước nhỏ được thực hiện khi vận hành công việc kinh doanh đều cần cách tiếp cận có hệ thống và định hình rõ để đạt được mục tiêu. Bằng việc nghĩ ra cách riêng của mình để đơn giản hóa việc vận hành, hiệu suất của bạn sẽ tăng theo hàm số mũ.
5. Hãy tự nhắc nhở lí do đã khiến bạn khởi đầu
Hãy luôn ghi nhớ mục tiêu của mình. Viết chúng ra giấy và ghim lên bàn làm việc. Việc xem lại những mục tiêu trước khi bắt đầu một ngày mới giữ bạn tránh xa thói trì hoãn và giúp bạn ý thức rõ về giá trị của mọi hành động của mình hằng ngày.
Ước mơ của bạn có phải là trở thành một Elon Musk tiếp theo? Hay bạn khao khát giành được huy chương vàng trong kỳ Olympics sắp tới như Abhinav Bindra[1]? Dù là gì đi nữa, chính những hành động của bạn đang đưa bạn đến gần hơn với những ước mơ của đời mình.
Một lời nhắc nhở đơn giản mỗi ngày là một liều thuốc tăng lực mạnh mẽ. Nó cũng sẽ giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn khi bạn tưởng như muốn bỏ cuộc. Như Mick Jagger đã từng nói rất hay,
“Đánh mất ước mơ và bạn cũng sẽ đánh mất tâm trí mình.”
6. Thường xuyên nói chuyện với người đồng hành của bạn
Người đồng hành là ai đó chịu trách nhiệm cho tình trạng của bạn và động viên bạn làm việc vì ước mơ của mình. Người đồng hành được xem là nguồn lực ủng hộ, chân thành và thường xuyên đóng vai trò động lực liên tục. Đó có thể là bất kì ai trong gia đình, một người bạn hay đồng nghiệp của bạn.
Một người đồng hành hầu như luôn hành động như một tấm gương biết nói - một người có thể làm tấm màn hướng âm cho những ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Họ để bạn nhìn nhận mọi thứ đúng như chúng vốn vậy và giải quyết mớ bòng bong trong đầu bạn.
Shankar và Jaikishan[2] là một ví dụ tuyệt vời về bộ đôi nhạc sĩ người Ấn Độ làm việc có tổ chức, giúp đỡ lẫn nhau và thành công. Họ chỉ đạt được thành công trong đời mình kể từ khi mối quan hệ bắt đầu trong khoảng thời gian 1949-1987.
7. Lập thời gian biểu cho những thứ bạn yêu thích
Hãy đảm bảo hầu như ngày nào bạn cũng có thời gian dành cho những điều mình thật sự yêu thích - dù là chơi bóng quần hay bập bùng với nhạc cụ yêu thích. Hãy làm việc đó thường xuyên! Những thứ bạn yêu thích giúp bạn giữ được ngọn lửa sáng tạo. Những hoạt động này sẽ kích thích tinh thần bạn và tăng cường năng suất làm việc.
Câu tục ngữ nổi tiếng, “Làm mà không chơi là hơi khờ dại" đã mô tả tuyệt vời lý do bạn cần khoảng thời gian nghỉ không làm việc. Làm việc liên tục sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và mất hứng thú. Các chuyên gia nói rằng việc tìm ra thời gian rỗi để làm những việc mình yêu thích sẽ không chỉ tăng cường tính kiên định của bạn mà còn tác động mạnh mẽ tới hiệu quả công việc.
Sau đây là một vài sự thật thú vị về việc theo đuổi tính sáng tạo của những người giàu có và nổi tiếng:
Nữ diễn viên đoạt nhiều giải thưởng Meryl Streep yêu thích đan len; Bill Gates là một người có máu mê bài bridge; cựu Tổng thống Mĩ George W. Bush là một họa sĩ với rất nhiều tác phẩm; Tom Hanks thích sưu tầm máy đánh chữ cổ điển; Marissa Mayer, Giám đốc Điều hành của Yahoo, yêu làm bánh; và Warren Buffet thích chơi đàn ukulele.
8. Du lịch một mình thường xuyên
Đi du lịch giúp dọn sạch mớ hỗn độn trong đầu bạn và đưa bạn trở lại trạng thái sung sức để thể hiện mình tốt hơn và giành được nhiều công việc hơn trạng thái bình thường khi đầu óc bị tắc nghẽn.
Đi du lịch cũng khiến bạn nhìn vào bức tranh tổng thể trong việc nhận ra những tiềm năng của bản thân. Một ví dụ đáng kinh ngạc về việc du lịch làm bạn nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn là từ Elon Musk.
Khi Musk mới chỉ 17 tuổi, cha ông đã bắt ông thực hiện một chuyến đi tới miền Tây. Musk đã đi qua 18 bang của nước Mĩ bằng xe hơi. Chuyến đi một mình đã phơi bày cho ông thấy những tình huống mà người ta tin rằng đã giúp ông đưa ra những quyết định trọng đại trong đời mình.
9. Tiền sẽ không thúc đẩy tính kiên định của bạn
Tiền không phải động lực duy nhất nuôi dưỡng tính kiên định. Bạn sẽ có xu hướng trì hoãn nếu không thực sự thích thú làm một công việc nhất định. Hãy thành thật với bản thân mình và đặt ra những mục tiêu cao hơn tiền để làm động lực.
Cách tốt nhất giải quyết vấn đề này là hãy ủy thác công việc và theo dõi sát sao. Hãy để mọi người giúp bạn trong những công việc mà họ yêu thích và hãy tìm cách làm cho những công việc này sinh lợi. Henry Ford từng nói một câu rất nổi tiếng:
“Tập hợp cùng nhau là khởi đầu. Ở lại cùng nhau là tiến triển. Làm việc cùng nhau là thành công.”
10. Hãy để những người tích cực vây quanh mình
Hãy tận dụng nguồn năng lượng tích cực từ những người xung quanh bạn. Tinh thần tích cực mang lại rất nhiều năng lượng để thúc đẩy bạn thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn và làm việc được lâu hơn. Hãy luôn ý thức rõ trạng thái tinh thần của mình và hãy tỉnh táo trước nguy cơ rơi vào trạng thái tiêu cực.
Hãy theo dõi những nhà lãnh đạo thành công và những diễn giả truyền cảm hứng trên truyền thông đại chúng. Hãy đọc và lắng nghe liều lượng tích cực hằng ngày của họ để phân biệt trạng thái đấu tranh khó khăn với trạng thái tiêu cực.
Bạn muốn biết nguồn cảm hứng của những tên tuổi lớn trong các ngành nghề đến từ đâu không? Có rất nhiều ví dụ:
Richard Branson khẳng định mình được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi Steve Jobs.
Paul Mizen, bác sĩ y khoa, Tập đoàn Tân hội viên Kinh doanh, viện dẫn Winston Churchill – là một tài nguyên huấn luyện để truyền cảm hứng cho các thành viên còn lại của nhóm mình.
Không một ai truyền cảm hứng cho Tim Cameron-Kitchen, thủ lĩnh tại cơ quan tiếp thị kĩ thuật số Exposure Ninja, nhiều hơn Benjamin Franklin.
11. Hình dung trước kết quả
Ngay từ việc vật lộn với thất bại cho đến khi thành công - mỗi bước đi trong đời đều cần được tính toán và hình dung trước để chuẩn bị sẵn sàng nhằm giải quyết với những tình huống ngay khi chúng phát sinh.
Việc hình dung trước giữ cho chúng ta luôn được trang bị sẵn sàng và có động lực để thực hiện những hành động cần thiết. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ảo tưởng viển vông! Trong vài tình huống bạn thậm chí sẽ phải ứng biến kế hoạch của mình để đạt được kết quả mong muốn từ một nhiệm vụ hay hoạt động cụ thể. Những thử thách mới sẽ đòi hỏi bạn phải linh hoạt và sẵn sàng thay đổi.
Hãy hình dung từng chi tiết tinh vi trong cuộc hành trình của bạn và bạn sẽ có động lực để làm việc và biến chúng thành hiện thực. Điều này cũng sẽ giúp tính thống nhất thấm nhuần vào mọi nỗ lực của bạn. Càng thường xuyên hình dung ra những ước mơ và cuộc hành trình của đời mình, bạn sẽ càng bền bỉ để làm việc chăm chỉ hơn.
Câu nói nổi tiếng thường được trích dẫn của Benjamin Franklin, người sáng lập Hợp chủng quốc Hoa Kì đồng thời cách mạng hóa cả thế giới với những khám phá về điện học, rất hợp trong ngữ cảnh này:
“Thất bại trong quá trình chuẩn bị, nghĩa là bạn đã chuẩn bị nhận lấy thất bại.”
12. Hãy nhận thức rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ
Đừng nhụt chí khi những kế hoạch nhất định nào đó không hiệu quả. Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ. Tất cả những gì ta có thể làm là dồn hết sức cho mọi việc. Chìa khóa để tiếp tục kiên định làm việc là phải biết rằng mình cần không ngừng cố gắng bất chấp những thất bại.
Những bản thu âm của Elvis đã thất bại trong suốt nhiều năm đầu, và sau đó khi cố gắng gia nhập một nhóm tứ ca ông bị chê rằng không biết hát. Cho đến trước ngày ông trở nên nổi tiếng, người ta vẫn luôn bảo ông hãy về nhà mà lái xe tải đi.
Hãy gạt bỏ những câu "nếu... thì sao" đi và tiếp cận mỗi nhiệm vụ với lòng tự tin. Hãy tập trung vào những nỗ lực và quá trình làm việc của mình hơn là kết quả và không ngừng tăng thêm giá trị cho những dịch vụ của mình.
13. Đừng rời mắt khỏi bức tranh tổng thể
Chăm lo cho những công việc tầm thường và đơn điệu rất dễ gây chán nản. Để tránh xa sự buồn chán hãy tự nhắc nhở mình lí do phải hoàn thành chúng. Luôn giữ bức tranh tổng thể trong tâm trí. Tất cả những nhiệm vụ nhỏ này sẽ giúp hoàn chỉnh trò chơi xếp hình trong tương lai gần của bạn.
Nhà khoa học vĩ đại Alan Turing đã nói,
“Chúng ta chỉ nhìn được một khoảng cách ngắn phía trước, nhưng chúng ta có thể thấy ở đó rất nhiều việc cần hoàn thành.”
Những mục tiêu và mơ ước của bạn lớn hơn nhiều so với những công việc nhỏ nhặt và những công việc như vậy sẽ chiếm lấy nhiều thời gian của bạn. Tuy vậy những nỗ lực này chẳng là gì so với giá trị tổng thể của mục tiêu của bạn cả.
14. Hãy dõi theo lĩnh vực của bạn để có những thông tin tích cực
Hãy tìm hiểu để biết những câu chuyện thành công của những người đang làm công việc giống như bạn. Một khi đã bắt đầu theo đuổi ngành nghề đó, bạn sẽ được tiếp lửa bằng những kiến thức và sự thật đúng đắn. Việc học hỏi này sẽ nuôi dưỡng tâm trí bạn và giúp bạn giữ động lực tiến tới mục tiêu.
Bạn cũng sẽ trở nên hăng hái và đầy tinh thần cạnh tranh khi dõi theo những bước tiến của những người khác trong lĩnh vực của mình. Bạn cũng sẽ có thể tìm thấy cơ hội kết nối với những người cùng chí hướng đang theo đuổi cùng một mục tiêu. Thậm chí bạn có thể tham gia vào một cuộc cạnh tranh lành mạnh với các đồng minh này, và lại giúp bạn hoàn thiện mình hơn nữa.
Jack Levin nhấn mạnh điều này khi nói,
“Tôi nghĩ cạnh tranh lành mạnh tốt cho việc kinh doanh, và đặc biệt sau cùng là thực sự tốt nhất cho người tiêu dùng. Chỉ cần nghĩ xem Android sẽ thế nào nếu nó được làm ra cho iPhone - sẽ là một chiếc Blackberry khá hơn chăng?”
15. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Ai cũng có thể mắc lỗi. Hãy xem xét lại những việc mình làm để tìm ra sai lầm ở đâu và cải thiện kĩ năng của mình trong mảng đó. Rất dễ đổ lỗi cho sếp, nhà đầu tư hay huấn luyện viên của mình nhưng việc đó không giúp chỉ ra vấn đề.
Hãy tự vấn bản thân trước khi đổ lỗi qua lại. Luôn chịu trách nhiệm và tận dụng tối đa từ sai lầm bằng cách rút ra những bài học nghiêm túc và xây dựng năng lực bản thân để không bao giờ lặp lại sai lầm đó trong tương lai.
Courtney Lynch, sáng lập viên của Lead Star, đã làm rõ điều này hơn hết khi nói,
“Những nhà lãnh đạo khơi dậy tinh thần trách nhiệm thông qua khả năng nhận trách nhiệm trước khi đổ lỗi.”
Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời cũng không quan trọng, không tồn tại cái gọi là đúng lúc hay đúng chỗ. Bạn luôn có thể bắt đầu ngay bây giờ.
Hãy nhớ rằng nếu bạn không bắt tay vào thực hiện bạn sẽ không bao giờ biết được tiềm năng thực sự của mình. Hãy kiên định, sẽ hạnh phúc.
Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com
Tài Liệu Tham Khảo
[1] | ^ | Forbes: Abhinav Bindra: "Tôi là một người có xu hướng tiêu cực" |
[2] | ^ | Forbes India: Những bài hát và sức hút trường tồn của nó |