6 tháng trước
Nếu Bạn Sợ Thất Bại, Hãy Tự Hỏi Mình 7 Câu Hỏi Sau
358

6011
Lượt xem
238
Lượt chia sẻ
77
Lượt bình luận

Ai cũng sợ thất bại. Nó đụng đến cái tôi cá nhân, tài chính, các mối quan hệ và tầm nhìn của chúng ta về bản thân mình, vốn là điều khiến chúng ta có khuynh hướng chống đối tự nhiên với việc thường xuyên nhảy thẳng đến điểm cuối. Tuy nhiên vấn đề là ở đây, bạn không thể bơi cùng cá lớn nếu bạn không thực hiện bước nhảy đầu tiên. Điều quan trọng là phải hỏi bản thân mình trước khi nhảy.

Bạn sẽ nỗ lực làm gì nếu biết mình có thể thất bại?

Hãy suy nghĩ rộng, điên rồ và vui vẻ đi. Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ liên hệ với ai? Bạn sẽ theo đuổi điều mạo hiểm gì? Mọi quyết định đều tiềm ẩn nguy cơ thất bại, nhưng mơ về những cơ hội thú vị sẽ giúp hướng bạn đến những quyết định trong tương lại.

Nếu thất bại thì sao - làm sao tôi hồi phục được?

Thất bại là không thể tránh khỏi nếu bạn nghĩ đến vô số rủi ro. Hãy nghĩ đến việc học trượt ván. Lần đầu tiên bước lên ván, bạn sẽ hơi loạng choạng. Thực tế, chắc chắn bạn sẽ "chịu nhục" vô số lần, nhưng cuối cùng bạn sẽ đứng được trên ván và lướt đi xung quanh một cách dễ dàng. Vấn đề là bạn phải biết cách. Bạn lướt cùng ván thay vì để cho mình ngã xuống vỉa hè, và bạn trở lại ván trượt mà không để nỗi sợ lấn át mình. Khi bạn chấp nhận rủi ro, bạn đã tính trước thất bại và cách bạn dàn xếp để quay lại với trò chơi.

Nếu tôi thành công thì sao?

Thành công thường là lý do thật sự khiến con người không chịu nhận rủi ro. Chúng ta sợ sức mạnh, khả năng của chính mình và việc sức mạnh, khả năng đó sẽ gây rắc rối cho cuộc sống hiện tại của mình. Những gì chúng ta sợ không phải là thành công của mình, mà là sợ những gì mình chưa biết. Thành công sẽ đem lại cho bạn những thử thách mới, thú vị mà bạn không thể đoán trước được, và để cho điều đó giúp bạn đưa ra quyết định sẽ khiến bạn luôn luôn quay lại được với cuộc chơi.

“Chúng ta sợ mọi thứ tương ứng với mức chúng ta không biết về chúng.” Christian Nestell Bovee

Điều gì thực sự đáng làm?

Những lựa chọn! Đó thường là điều ngăn chúng ta đón nhận rủi ro - có quá nhiều thứ tốt để làm trong đời. Bạn phải chọn một điều gì đó và tiến lên. Bạn có thể lập một danh sách những điều lợi và hại cho mỗi ý tưởng, nhưng cuối cùng bạn sẽ phải chọn và đừng hối tiếc về quyết định của mình. Đón nhận rủi ro còn tốt hơn là cứ ở trong cái khuôn mẫu muôn đời là tự hỏi mình sẽ làm gì.

Trong sự thất bại này thì có điều gì đúng?

Vì thất bại trong đời là điều không thể tránh khỏi, nếu chúng ta làm bất cứ gì, việc xem lại có điều gì đúng là rất quan trọng. Có những thứ bạn sẽ giữ lại khi đón nhận rủi ro tiếp theo. Giống như khi bạn nhảy lên ván trượt và ngã, bạn nhanh chóng nhận ra rằng điểm nào là đúng khi bạn trượt ván trên đường, và bạn sẽ chọn lọc lại, bỏ đi những gì không hiệu quả. Sự chọn lọc và suy nghĩ đó sẽ chuẩn bị cho bạn khi bạn làm điều tiếp theo.

Nếu tôi không quan tâm đến những gì người khác nghĩ thì sao?

Nghĩ đến những gì cha mẹ, bạn bè và gia đình suy nghĩ thường là điều ngăn chúng ta đón nhận rủi ro của việc gì đó mà chúng ta đam mê. Nếu rủi ro của bạn không tác động đến họ về mặt tài chính hay đến an toàn của họ, thì những gì họ nghĩ không quan trọng. Mọi người thường không tiến lên vì họ sợ người khác sẽ cười nhạo họ hoặc nghĩ là họ điên rồ hay ngu ngốc. Đừng tự ngăn mình sống với những giấc mơ của mình vì ý kiến của người khác. Đến cuối đời bạn sẽ không muốn hối tiếc vì đã không làm những gì mình thực sự muốn làm.

Nếu tôi không có tất cả câu trả lời thì sao?

Không đời nào có tất cả đâu! Việc đó chỉ đơn giản vậy thôi. Bạn có thể chuẩn bị, lên kế hoạch và nhìn vào tương lai với thật nhiều thận trọng, nhưng bạn không thể hoàn toàn điều khiển được mọi thứ. Đời vẫn trôi và sẽ tốt hơn nhiều khi bạn mạo hiểm với một chút cẩn trọng.

Nguồn ảnh bìa: Julian Bleeker