3 tháng trước
Tại Sao Gia Đình Hạnh Phúc Nhất Chưa Bao Giờ Là Một Gia Đình Hoàn Hảo?
329

3806
Lượt xem
107
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Với những hình ảnh trông có vẻ hoàn hảo được trình chiếu khắp các phương tiện truyền thông xã hội, những khán giả có thể bắt đầu nghĩ rằng các gia đình khác thật hoàn hảo, trong khi gia đình của họ lại là sự chấp vá không hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, không có một gia đình nào là hoàn hảo cả.

Con người chỉ muốn thể hiện ra trên Internet những mặt sáng chói và tốt đẹp của gia đình. Và đa phần trong số chúng ta, chưa bao giờ cho thế giới thấy rằng tổ ấm mình, cũng có những điều bất cập hay chưa tốt. Tất nhiên, cũng có những con người ngoại lệ. Họ sẵn sàng đưa "những vết ố" trên những bộ đồ tưởng chừng như sạch sẽ ấy ra ngoài ánh sáng mà không chút e dè. 

Con người chúng ta, chỉ muốn được người khác nhìn dưới một cặp mắt, mà trong đó chỉ hiện ra những điều tốt đẹp, cốt chỉ để được thế giới nhớ tới là một con người tuyệt vời đến nhường nào. Họ không muốn lừa dối với cả trái đất này rằng gia đình họ không có những mảng tối, chỉ là chẳng ai ép buộc rằng chúng ta phải cho người khác thấy những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình. Họ có nhiều sự lựa chọn và họ chọn che giấu điều đó.

Khi lang thang trên mạng xã hội, với sự hiểu biết và cẩn trọng của mình, hãy luôn lưu ý rằng, không có một thứ gì được gọi là một gia đình hoàn hảo. Bạn có thể không biết đến những cuộc cải vã hay những khó khăn mà gia đình đó đã vấp phải, hay những sai sót, những vấn đề cá nhân của các thành viên trong gia đình, nhưng bạn không thấy không đồng nghĩa với không có. Chúng vẫn luôn tồn tại trong mỗi gia đình, cho dù có muốn hay không.

Sự không hài lòng của một người với chính gia đình họ có khả năng sinh sôi khi bạn so sánh bản thân với những hình ảnh trông có vẻ hoàn hảo ở trên mạng xã hội - mà rõ ràng không phải là những bức tranh toàn cảnh. Cần phải có nhận thức rõ ràng khi tham gia các phương tiện truyền thông xã hội, và biết rõ "Hãy xem cẩn thận vì ta có thể bị đánh lừa chỉ với những hình ảnh hoàn hảo nhất được hiển thị".

Mỗi gia đình đều có thể ví với một sinh vật sống năng động, luôn thay đổi. không có một ai hoàn hảo trên đời, vì lẽ đó, gia đình cũng vậy. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà không tồn tại những điều hạnh phúc ta có thể cảm nhận được khi có một gia đình. Có một số bí quyết để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, tràn đầy yêu thương. Cũng có một số sai lầm phổ biến cần tránh, vì nó có thể phá hủy cấu trúc, mối quan hệ và sự hòa hợp trong gia đình. Dưới đây là một số sai lầm cần né và những bí quyết ta có thể sử dụng để xây dựng một gia đình đúng nghĩa. ​​​​​​​

Những vấn đề nhỏ nhặt có thể làm "chuyện bé xé ra to" trong gia đình

Ngồi lê đôi mách

Những người tọc mạch là những người nói xấu sau lưng người khác. Điều này cực kì phổ biến trong các gia đình và hậu quả là tạo ra sự bất đồng lớn. Nếu một ai đó trong gia đình gặp vấn đề với một người khác, họ cần gặp mặt trực tiếp nhưng đủ riêng tư để thảo luận chuyện đó. Bàn bạc vấn đề đó trước mặt các thành viên khác chỉ làm cho vết thương sâu hơn và thể hiện rằng người đào vấn đề ấy lên là một người vô cảm.

Bàn tán sau lưng một thành viên trong gia đình chỉ gây ra sự tổn thương, phá vỡ bức tường của niềm tin - cái cốt lõi để xây dựng nên một gia đình. Đừng trở thành một kẻ xấu bụng. Không lan truyền tin đồn ngay chính từ bạn. Nếu bạn cảm thấy các thành viên khác gặp rắc rối, hãy ngồi xuống nói chuyện thật từ tốn, với sự bình tĩnh và một đôi tai luôn lắng nghe hết mình và thật tâm muốn giúp đỡ họ. Nếu vấn đề không liên quan đến bạn hay gia đình thì có lẽ tốt hơn hết nên để họ tự giải quyết một mình.

Sự đổ lỗi

Vấn đề tồn tại trong mỗi gia đình. Mục tiêu hướng tới là phải giải quyết các rắc rối, để các thành viên có thể tận hưởng cuộc sống cùng nhau. Nếu mọi người trong một gia đình liên tục chỉ tay đổ lỗi về các vấn đề nội bộ, hoặc thậm chí bên ngoài gia đình, thì sẽ không có hòa bình. Thật khó để thích ai đó hoặc hòa hợp với họ nếu người đó luôn chỉ trích bạn, khiến bạn thất vọng hoặc nói với bạn điều gì không ổn với bạn.

Tất cả chúng ta không được chơi trò ai lỗi hơn ai. Phải hiểu rằng, ai cũng có những lúc sai sót hay bỗng dưng ngu đần. Vì vậy nếu bạn muốn người khác chấp nhận khuyết điểm của mình thì bạn hãy chấp nhận khuyết điểm của họ trước đã.

Đối xử không công bằng

Trên thực tế, có rất nhiều gia đình có sự phân biệt đối xử giữa người này với người kia. Điều này, trên bề nổi, có lẽ là điều tốt vì mỗi cá nhân riêng biệt có những cách hành xử khác nhau. Nhưng cho đến khi, sự đối xử không đồng đều giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác, đặc biệt là sự thiên vị được thể hiện rõ ràng, thì có lẽ, đã đến lúc cần thay đổi. Cha mẹ nên bắt đầu xây dựng những thói quen này càng sớm càng tốt -  đối xử với mọi đứa trẻ khách quan như nhau, từ thời gian, công sức hay những món quà,... Khi sự  công bằng không còn được giữ vững, sự oán giận sẽ nảy sinh. Sự uất ức này thậm chí còn kéo dài đến khi các đứa con trưởng thành hơn và lại áp dụng những hành vi bất công như vậy lên cuộc sống cũng như công việc của chúng.

Là cha mẹ, bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi có những hành động hay lời nói thể hiện rằng đứa trẻ này "có giá" hơn đứa trẻ khác. Không bậc sinh thành nào lại muốn con mình cảm thấy bản thân là đồ bỏ hay kém cỏi, do đó việc đối xử bình đẳng là hoàn toàn bắt buộc.

Bè bạn trước gia đình sau

Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời một người, vì vậy, không thể chối cãi, gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu rồi mới đến những yếu tố khác như bạn bè. Điều này có vẻ khó chấp nhận với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, đấng sinh thành cần phải làm rõ điều này và làm sao để con trẻ tuân theo. Nếu một cô cậu thanh thiếu niên, chỉ vì để du giao một tối với bạn bè mà bỏ quên bữa ăn quây quần với gia đình thì có lẽ họ sẽ bỏ lỡ những điều quan trọng. Trang web "Barking up the wrong tree" đã thảo luận về tầm quan trọng những bữa ăn tối đến những đứa trẻ và mối quan hệ trong gia đình. Sau đây là một số điều được nêu trong bài viết của họ,[1]

Nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ rằng những đứa trẻ dành thời gian ăn tối cùng gia đình thì ít uống rượu, hút lá, chơi thuốc, có bầu, tự tử và mắc chứng rối loạn ăn uống hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Nghiên cứu còn chỉ ra những đứa trẻ ấy có vốn từ vựng phong phú hơn, cư xử có chừng mực hơn, chế độ ăn uống lành mạnh hơn và có lòng tự trọng cao hơn.

Gia đình cần những khoảng thời gian quây quần bên nhau, đặc biệt là những buổi tối cùng nhau. Nên biết, để gia đình trở thành hạt nhân mạnh khỏe thì bạn bè chỉ là thứ yếu.

Quá bận rộn dành thời gian cho gia đình

Tất cả chúng ta đều có cuộc sống bận rộn. Vì vậy, thời gian cho gia đình cần phải được khắc ra, lên lịch và ưu tiên. Với hầu hết các gia đình có nhiều con, rất nhiều hoạt động được diễn ra, lịch học của đứa trẻ, các hoạt động ngoại khóa, cha mẹ có công việc, bạn bè, hoạt động nhà thờ,... Như vậy, không có nhiều thời gian vào cuối ngày dành cho gia đình. Nếu nó không được lên lịch hoặc ưu tiên thì nhiều khả năng nó sẽ không tự xảy ra.

Nên nhớ kĩ, không được lấy lí do bận rộn để ngăn trở bạn đến với gia đình. Ta cần có đủ thời gian và không gian trong cuộc sống của bạn để cho phép các mối quan hệ được gắn bó mật thiết hơn, cũng như thời gian được lên lịch cho các hoạt động gia đình như kỳ nghỉ cùng nhau, đêm trò chơi, bữa ăn cùng nhau, v.v...

Lừa dối, gian lận, lạm dụng và nghiện ngập

Những yếu tố này đều gây thiệt hại không nhỏ đến một gia đình. Tùy thuộc vào độ sâu của những vực thảm ấy, nó có thể trở thành một sẹo không thể xóa mờ trong tâm trí các thành viên hoặc tệ hơn, có thể chia rẽ một gia đình mãi mãi. Đừng nghĩ rằng không có gì có thể làm cho một tổ ấm tan vỡ. Nghĩ đơn giản, nếu người thương lừa dối bạn, nó có thể dễ dàng dẫn đến ly hôn. Nếu sự nghiện ngập làm gián đoạn các kỳ nghỉ gia đình và các cuộc họp mặt, gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu lạm dụng thể xác tồn tại trong một gia đình thì sẽ không bao giờ có sự tin tưởng hoàn toàn hoặc tình yêu hoàn toàn giữa các thành viên và thật khó để xem những kẻ lạm dụng đó là người trong gia đình vì những hành vi dơ bẩn của họ.

Giảm thiểu hoặc loại bỏ những thói hư tật xấu đó, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả gia đình. Mỗi hành động của mỗi người, không ít thì nhiều đều tạo nên những gợn sóng ảnh hưởng đến mặt hồ yên tĩnh. Thậm chí, một trong số chúng còn có thể gây nên sóng thần, làm rung động cả vùng đất.

Một gia đình không hoàn hảo nhưng hạnh phúc

Tất cả con người trên hành tinh này đều là những mảnh vỡ không hoàn chỉnh. Không một ai, ngay từ vạch đích đã là một chiếc ly hoàn hảo cả. Không một ai hết. Vì vậy, hãy chỉ tập trung vào những mảng sáng đời ta mà thôi.

Sử dụng quy tắc 80/20 làm tiền đề của bạn. Hãy tưởng tượng rằng mỗi người có 80% là tốt và  20% còn lại là những điều mà bạn nghĩ rằng người đó có thể thay đổi hoặc cần cải thiện. Tiếp theo, chọn tập trung vào 80% đó. Đó là một con số rất lớn đấy. Đừng bao giờ chỉ trích, cằn nhằn hoặc chú ý đến phần 20%. Đừng cố thay đổi họ vì con tim họ chẳng đổi thay. Thay đổi thực sự ở một người chỉ đến khi trái tim họ thay đổi. Tập trung vào điều tốt và theo thời gian, bạn sẽ thấy sự thay đổi bởi vì bạn đã làm ấm đến trái tim của họ bằng cách nhìn thấy những các phẩm chất tốt đẹp của họ và cổ vũ họ để xây dựng bản thân tốt đẹp hơn. 

Hãy giết chết tiêu cực, suy nghĩ lạc quan hơn. Vì tích cực là nơi sản sinh của hy vọng, niềm vui và tình yêu. Hướng đến vào những điều tốt đẹp để trở thành ánh sáng trong ngần trong cuộc sống của những người thân yêu của bạn. Ngay cả khi họ hoàn toàn không để tâm đến chuyện đấy... Một ngày nào đó họ có thể không ở đây, vì vậy hãy trân trọng những khía cạnh tích cực của người đó ngay bây giờ.

Tất nhiên, hiểu rằng, không một gia đình nào là hoàn hảo chỉ là bước đầu tiên, tiếp theo bạn nên chú ý những điều sau để có được một gia đình hạnh phúc:

Gia đình - Động lực

Thế giới này có quá nhiều chiến tranh và sự ganh đua rồi, đừng để mái ấm gia đình cũng trở thành một nơi như vậy. Lẽ ra, nó phải là nơi mà mỗi thành viên trong gia đình có thể tìm thấy được bình yên và sự ngơi nghỉ sau những khó khăn bề bộn ngoài kia. Thế giới lầm lối nơi kia, bạn vật lộn với nó, mệt mỏi với nó, nhưng không từ bỏ vì ta đã có nhà là chỗ dự tinh thần vững chắc, là động lực thúc đẩy ta phát triển. Nếu nơi hạnh phúc nhất lại trở thành địa ngục, liệu con người sẽ đi đến đâu? Thật sự, có quá nhiều người lớn lên trở thành những mảnh vỡ sắc nhọn chỉ vì họ không có được sự khuyến khích tích cực và sự hỗ trợ của gia đình mà họ - những con người như chúng ta, rất cần và khao khát.

Khi một đứa trẻ phạm lỗi, các bậc sinh thành có xu hướng phê bình và chê bai mà chưa bao giờ ngồi xuống nói chuyện thật nhẹ nhàng để trẻ có thể tìm thấy tìm thấy nguyên do và tự rút kinh nghiệm. Sự chỉ trích có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng và hạ thấp giá trị nhân sinh của một đứa trẻ. Hãy tưởng tượng đứa trẻ đó sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhường nào nếu mỗi lời chỉ trích được thay bằng một lời khích lệ từ cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình? Từ ngữ gánh trên vai trọng lượng của thế giới. Nó có thế xoay chuyển, không chỉ nhân sinh một đời người, mà lắm khi còn là toàn bộ bảy tỷ người đang tồn tại. Khi lời nói đến từ một thành viên trong gia đình, những từ đó càng trở nên mạnh mẽ hơn bởi chúng được xuất phát từ trái tim biết quan tâm người khác.

Hãy chúng minh rằng mình yêu thương gia đình nhiều đến chừng nào bằng những lời khích lệ, không chỉ với con cái của bạn, mà cả với anh chị em trông có vẻ trưởng thành, cha mẹ. Bạn sẽ thấy các thành viên trong gia đình bắt đầu đổi thay vì những lời ủng hộ của bạn. Bạn cũng sẽ thấy các mối quan hệ được hàn gắn, và mọi người được chữa lành chỉ đơn giản bằng sức mạnh của lời nói.

Hãy luôn cổ vũ những người thân yêu của bạn, nếu như bạn cũng muốn những điều hạnh phúc nhỏ ấy. Hãy là người bước đi đầu tiên và biết chăng, những người khác cũng sẽ tiếp bước theo. Ngay cả khi họ không bao giờ làm, hãy biết rằng bạn đang làm một điều đúng đắn và là người tiếp thêm hy vọng, năng lượng tích cực và sự yêu thương những người xung quanh bạn.

Hình thành những quy tắc

Truyền thống là một phần quan trọng của sự đoàn kết gia đình bởi vì chúng là những câu chuyện, tốt có, xấu có được truyền lại, từ đó tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Những kinh nghiệm được chia sẻ sẽ trở thành những kỷ niệm khó quên. Chúng thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Các thông tục này, không nhất thiết phải có ý nghĩa quan trọng nào đó, nhưng cũng cần phải lấy từ thực tế và có thể áp dụng vào cuộc sống. Các phong tục quen thuộc này, nếu không có, sẽ tạo ra một khoảng trống trong tim, nơi vốn dĩ cần phải được lấp đầy bởi những kỷ niệm gia đình. Trang web "The Family Reunion" những hậu quả có thể xuất hiện khi các quy tắc, phong tục không được thiết lập trong một gia đình,[2]

Dù muốn hay không, các quy tắc vẫn sẽ được hình thành trong gia đình. Nếu một gia đình cố tình không thiết lập một cái cột trụ gia đình với những bản ngã tốt đẹp, những thói quen có ích của dòng họ, gia đình thì trớ trêu thay, sự đổ vỡ sẽ sớm xuất hiện.

Nói không ngoa, các quy tắc, phong tục trong một gia đình, dòng họ, nếu được làm theo, sẽ tạo nên một kết cấu vững chắc, không gì phá vỡ, các thành viên sẽ cảm thấy gắn bó với hạt nhân này hơn và điều này không chỉ diễn ra trong một đời mà còn xuyên suốt các đời sau.

Trân trọng kỉ niệm

Những kỉ niệm có tầm quan trọng rất lớn, giống như là việc lựa chọn để in vào tâm trí những hồi ức đẹp đẽ hay xấu xí có tác động rất lớn đến sự tồn tại của một gia đình hạnh phúc.

Hãy luôn giữ lấy những hồi ức đẹp đẽ và gia đình bạn sẽ có sự hòa hợp hơn. Những kỉ niệm sẽ giúp các thành viên gia đình gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, ngay cả khi có một ai sống xa ngàn dặm không thể gặp mặt thường xuyên. Kỉ niệm càng nhiều, sự yêu thương càng lớn. Serenity Hacker đã trình bày sự liên quan giữa các hồi ức và các mối quan hệ,​​​​​​​[3]

Ký ức, đặc biệt là những cái hạnh phúc, củng cố các mối quan hệ và trở thành bức tường vững chãi, nâng đỡ họ, đặc biệt là qua những thời điểm khó khăn

Trân trọng quá khứ và những người bạn yêu thương bằng những kỉ niệm đáng nhớ của bạn với gia đình. Bạn sẽ thấy rằng niềm vui có thể lây lan. Tạo niềm vui vào lần tới khi bạn ở cùng gia đình bằng cách nói về những câu chuyện hạnh phúc từ thời thơ ấu hoặc quá khứ.

Sự gắn kết giữa các anh chị em

Cha mẹ cần dạy con yêu thương nhau. Tình yêu và sự chăm sóc giữa anh chị em không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên và dễ dàng cho mọi gia đình.

Cha mẹ là những người tạo ra sự thay đổi. Ví dụ, nếu một người mẹ có hai đứa trẻ luôn tranh cãi và chọc ghẹo lẫn nhau và cô ấy chỉ đơn giản nghĩ rằng chúng là trẻ con mà, sau này mọi chuyện sẽ khá lên hơn và không có bất kì hành động nào để ngăn chặn điều đó, thì những đứa trẻ này, khi lớn lên, có khả năng là đối thủ đối đầu nhau hơn là bạn bè hay đồng minh.

Nếu muốn một quan hệ có thể kéo dài suốt đời thì tốt nhất nên bắt đầu từ thời thơ ấu, thời gian càng lâu, tình cảm càng sâu. Và vì cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái nên họ có thể giúp bọn trẻ hình thành và "tạo hình" sự gắn kết giữa con cái. Thật không may, hầu hết trẻ em có xu hướng yêu bản thân nhiều hơn, vì vậy chúng thường không dành nhiều tình cảm và sự chăm sóc cho người khác.

Dưới đây là một bài viết hữu ích với những lời khuyên, giúp cha mẹ và con cái có mối quan hệ tốt đẹp, có thể kéo dài suốt đời: 12 mẹo giúp con trẻ xây dựng mối quan hệ yêu thương với một người mà nó sẽ kéo dài cả một đời

Từ bi, thấu hiểu, đồng cảm và linh hoạt

Thái độ là tất cả. Việc các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như thế nào sẽ thể hiện độ gắn kết bấy nhiêu. Nếu bạn muốn có một gia đình yêu thương, thì hãy đối xử với nhau bằng lòng trắc ẩn và thấu hiểu. Nếu ai đó đang trải qua một thời gian khó khăn, hãy ở đó để giúp đỡ. Nếu gia đình còn không thể, thì đến cuối cùng, ai có thể đây.

Hãy trở thành một gia đình yêu thương mọi người vô điều kiện. Điều này có nghĩa là, đặt mình vào vị trí của các thành viên trong gia đình để bạn có thể hiểu hoàn cảnh của họ. Hãy là người lắng nghe và thấu hiểu trái tim khi một thành viên trong gia đình đang gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ.

Các thành viên trong gia đình cần nhau. Thật đau đớn khi có những thành viên trong gia đình quay lưng lại với sự đau khổ của các thành viên khác trong gia đình. Lòng trắc ẩn, hiểu biết và linh hoạt với nhau sẽ có mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc hơn.

Giao tiếp đúng cách

Các vấn đề hiếm khi được giải quyết thông qua la hét, chửi bới hay tranh luận. Các rắc rối gia đình được giải quyết khi mọi người chọn lắng nghe với một trái tim và tâm trí cởi mở.

Lựa chọn bỏ qua một vấn đề trong một gia đình không khiến cho rắc rối biến mất. Càng sớm xử lý nó, nó càng có khả năng được giải quyết gọn lẹ. Càng kéo dài một vấn đề, những vết thương càng lan rộng. Đây là một bài viết hữu ích về cách thảo luận các chủ đề khó khăn với các thành viên gia đình: Cách thương lượng với gia đình của bạn mà không làm tổn thương mối quan hệ

Đầu tư thời gian

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đầu tư thời gian. Nếu bạn không dành thời gian để đầu tư vào cuộc sống của con bạn, chúng sẽ được trưởng thành trước khi bạn biết điều đó và bạn sẽ bỏ lỡ những dịp gần gũi với con cái. Nếu bạn không có mối quan hệ thân thiết với đứa trẻ khi chúng lớn lên, việc gần gũi sau này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Đầu tư thời gian và công sức cho con cái của bạn khi chúng lớn lên, để bạn tạo ra một mối liên kết có thể tồn tại suốt đời. Làm như vậy, sự ràng buộc này có thể giúp bạn và chúng vượt qua những cơn bão của cuộc sống mà họ chắc chắn sẽ gặp phải.

Một gia đình hạnh phúc không nhất thiết phải là một gia đình hoàn hảo

Đừng nghĩ rằng bất cứ ai cũng có một gia đình hoàn hảo hoặc thậm chí tốt hơn bạn, bởi vì mọi gia đình đều có những mảng tối của nó. Đừng để cho những hình ảnh hoàn hảo trên phương tiện truyền thông xã hội đánh lừa bạn. Họ đều là những gia đình thiếu sót. Họ đều có vấn đề. Tất cả họ đều đấu tranh để có thể bước đi cùng nhau đến tận giờ.

Tập trung vào gia đình của riêng bạn và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp hơn, bạn sẽ hạnh phúc hơn về sau. Trân trọng gia đình của bạn. Họ là của bạn, vì vậy hãy giữ chặt họ và giữ cho gia đình luôn êm ấp với những mẹo nhỏ trên.

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung