9 tháng trước
Làm Cách Nào Để Việc Nuôi Nấng Con Cái Được Vui Vẻ Và Bớt Căng Thẳng Hơn
470

5439
Lượt xem
330
Lượt chia sẻ
122
Lượt bình luận

Ngày nay cha mẹ dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn đến con cái của họ so với trước đây. Một bài phân tích gần đây của 11 đất nước giàu có ước tính rằng vào năm 1965, trung bình người mẹ dành 54 phút mỗi ngày để chăm sóc con họ, con số đó tăng gấp đôi đến 104 phút vào năm 2012. Và thời gian người cha dành cho việc chăm sóc con cái đã tăng từ 16 phút lên 59 phút mỗi ngày.[1]

Hãy xem những biểu đồ bên dưới để thấy xu hướng dành thời gian cho con cái từ thập niên 1960:



Tất cả cha mẹ đều muốn đều tốt nhất cho con cái họ. Hầu hết, nếu không phải tất cả các lựa chọn phong cách sống và nuôi dạy con, đều tập trung vào việc cố gắng cung cấp những cơ hội tốt nhất cho con họ. Cha mẹ bận tâm về việc cố gắng đảm bảo con họ có đủ sức khỏe, an toàn, được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất và được nuôi dạy để trở thành những người thành công.

Cha mẹ không ngại đi một đoạn đường xa để chắc chắn rằng mọi việc đều ổn với con họ. Họ đón con trai ở trường đại học trong một trận bão tuyết vì họ muốn dành thời gian cuối tuần ở nhà. Họ khăng khăng rằng con gái họ phải thảo luận mọi quyết định với họ, bất kể vấn đề nhỏ như thế nào để giúp chúng không mắc bất cứ sai lầm nào. Và mặc dù những ý định này đáng trân trọng, nhưng phương pháp có thể đang khiến cha mẹ (và con cái) có kết quả xấu hơn là tốt.

Bảo vệ con đến cực đoan

Hãy nghĩ về quãng thời gian khi bạn còn trên ghế nhà trường. Có lẽ bạn có đồ dùng học tập đặc biệt mà bạn yêu thích. Đó có thể là một cuốn sổ tay đặc biệt hoặc có lẽ là một cây bút chì hoặc một cục tẩy đặc biệt. Vì bạn yêu nó quá nhiều, bạn làm mọi cách để giữ gìn nó.

Cục tẩy đặc biệt của bạn trở thành một vật để thể hiện và không bao giờ được sử dụng. Bạn không cho phép bất kì ai khác sử dụng nó và bạn làm tất cả để giữ nó sạch và trong hình dạng nguyên sơ.


Thay vì cho phép cục tẩy phục vụ mục đích của nó và giúp bạn xóa bỏ sai sót của bạn, vật này trở thành nguồn cơn của sự căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn vô tình gây ra vài vết dơ trên cục tẩy, bạn tự trách mình vì điều đó. Không chỉ bạn không thể sử dụng, bạn phải tích cực làm việc để giữ nó an toàn và trong điều kiện hoàn hảo.


Giờ đây bạn nhìn nhận lại sự việc, bạn hiểu rằng những hành động này là phi lý và ngớ ngẩn. Cục tẩy được tạo ra để được sử dụng. Bạn được cho là phải xóa mọi thứ với nó. Nó không bao giờ phục vụ mục đích thực sự của mình. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho việc chăm sóc con cái quá mức.

Những đứa trẻ căng thẳng và những phụ huynh căng thẳng

Cha mẹ phải cẩn thận không được thể hiện vấn đề và cái tôi của riêng họ trước những đứa trẻ. Nếu đứa con làm không tốt, vắn hóa của chúng ta có một cách khiến cho cha mẹ cảm thấy rằng như thể chúng đã làm điều gì đó sai trái. Cha mẹ bị áp lực để cảm thấy rằng sự thành công và thất bại của con họ là sự phản ánh trực tiếp của chính họ. Hãy xem xét các câu hỏi sau:

  • Có phải bạn nghĩ rằng những thành tích của con bạn là sự phản ánh trực tiếp cách dạy con tốt hay không?
  • Có phải hành vi xấu của một đứa trẻ thể hiện sự thất bại của cha mẹ hay không?

Nếu bạn trả lời có cho hầu hết các câu hỏi ở trên, thì việc dạy con như vậy sẽ hướng đến bản ngã nhiều hơn và ít có lợi hơn cho trẻ như bạn nghĩ. Trẻ em thể hiện tốt hơn, cha mẹ cảm thấy chính họ thể hiện vai trò cha mẹ tốt hơn. Giá trị và thành quả của cha mẹ trở nên trực tiếp gắn chặt với thành công hay thất bại của con cái. Điều này tạo ra một ngọn núi của căng thẳng và áp lực bất công lên cha mẹ.

Khi sự tập trung của cha mẹ hoàn toàn lên con cái họ và công việc của họ không ngừng nghỉ luôn giữ chúng tránh khỏi trải nghiệm thất bại và phạm sai lầm, họ đã tạo ra sự thất vọng và chán nản cho mình. Một khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia năm 2013 của tất cả cha mẹ ở Hoa Kỳ sống trong gia đình có đầy đủ cha mẹ với con cái, và 11% cha mẹ đơn thân, báo cáo có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng liên quan đến trầm cảm.[2]

Thế giới của cha mẹ không nên xoay quanh hoàn toàn con cái vì nó có thể làm họ mất đi cá tính riêng. Tất cả các sở thích, những điều không thích và sự chú ý của cha mẹ trở nên bị dẫn dắt bởi sở thích và nhu cầu của con họ. Họ không biết họ thích làm gì nữa, họ là ai và họ không thể dành thời gian cho bản thân.

Luôn luôn cho phép con cái là ưu tiên số một và trung tâm của niềm vui cho cha mẹ là không công bằng với những người khác trong cuộc sống. Mối quan hệ của cha mẹ sẽ bắt đầu lung lay và họ có thể bị xúi giục để đặt cuộc hôn nhân của họ không quan trọng nữa như trường hợp của nhiều cặp đôi có con. Theo thời gian, nếu cha mẹ tiếp tục lờ đi các mối quan hệ lãng mạn, thì tình cảm sẽ héo tàn. Đây là con đường dẫn tới căng thẳng, áp lực và khổ sở không ngớt cho cha mẹ.

Cha mẹ có thể tin rằng một khi con họ trưởng thành, họ có thể tập trung cho họ nhiều hơn chút và thể hiện sự lãng mạn với bạn đời của mình. Nhưng sự thật là một khi cha mẹ đã thiết lập một mô hình của sự đồng phụ thuộc, nó không kết thúc khi con họ trưởng thành. Cha mẹ sẽ tiếp tục lo lắng, chăm sóc quá mức và cho phép con họ cai trị vũ trụ của họ trong phần đời còn lại.

Mang niềm vui trở lại với cha mẹ

Điều gì là quan trọng để nuôi dạy con tốt? Thư giãn. Như ví dụ cục tẩy được đề cập trước, hãy để nó thực hiện công việc của mình và đừng lo lắng quá nhiều về việc làm nó hơi dơ bẩn một tí xíu.


Trẻ em sẽ phạm sai lầm. Thực tế chúng cần phải phạm sai lầm. Che chở trẻ em khỏi thất bại sẽ che đậy các bài học cuộc sống giá trị, cướp sự kiên cường và chịu đựng khỏi chúng mà những thất bại mang lại và nó cản trở vận mệnh chúng. Làm một đứa trẻ là giai đoạn an toàn nhất để thất bại và học hỏi để trở thành tự lập. Khi trẻ em sớm thất bại, chúng cũng học được những bài học sớm hơn.

Khi cha mẹ chấp nhận những hành động sai cho con họ và cho bản thân họ, họ sẽ ít căng thẳng hơn. Không chỉ việc này làm cho cả cha mẹ và con cái hạnh phúc hơn, trẻ em cũng sẽ học cách giải quyết các vấn đề độc lập. Chúng sẽ lớn lên như những người trưởng thành thực sự có thể tự chăm sóc cho bản thân trong chặng đường dài.

Các bài kiểm tra về việc nuôi dạy con tốt không được quyết định bởi thành công và thất bại của con cái. Bảo vệ con cái tránh phạm sai lầm là một sự thể hiện vô ích và phản trực giác. Vai trò của cha mẹ không phải là ngăn cản thất bại mà là cho con cái thấy cách đứng dậy và hồi phục như thế nào khi chúng thất bại. Đó là công việc của cha mẹ để minh họa cách chúng nên giải quyết sai lầm và đối phó với lỗi lầm theo cách liêm chính như thế nào. Đây mới là cách mà những bậc cha mẹ thật sự ảnh hưởng và hình thành nên tính cách của con cái họ.

Công việc của cha mẹ là yêu thương vô điều kiện, hướng dẫn và nhẹ nhàng sửa lỗi cho con cái. Cha mẹ không phải là những vị cứu tinh, có sức mạnh vô biên và là la bàn trong cuộc sống của con cái họ. Vì vậy, hãy thư giãn, dừng băn khoăn và có chút niềm tin trong quá trình nuôi con khôn lớn. Những đứa trẻ sẽ ổn cả thôi.

Tài liệu tham khảo