9 tháng trước
Tại Sao Nói Lên Suy Nghĩ Của Bạn Lại Không Được Khuyến Khích?
492

5523
Lượt xem
224
Lượt chia sẻ
76
Lượt bình luận

Hỏi bất kỳ phụ huynh nào về việc điều gì khiến họ khó chịu nhất và họ có thể trả lời với bạn rằng đó là khi những đứa trẻ của họ than thở. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được dạy không phàn nàn và than thở là xấu. Tuy nhiên, chúng ta cũng được dạy rằng điều quan trọng là "nói lên suy nghĩ của bạn" và không để người khác không cho bạn nói lên ý kiến. Vậy chúng ta định nghĩa sự khác biệt ở đâu? Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng những người hay phàn nàn không phải là những người mà chúng ta muốn dành thời gian cho họ, nhưng những người bình thường đã bị phát hiện phàn nàn ở bất cứ đâu từ 15-30 lần mỗi ngày.[1]

Mặc dù, lúc đầu con số đó có vẻ không thể tưởng tượng được, nhưng hãy nghĩ về việc đơn giản để phàn nàn về điều gì đó. "Tôi nóng quá", "Tôi thấy thật buồn chán", "Đôi giày này chả thoải mái chút nào", đó là tất cả những suy nghĩ mà ta có thể nói suốt cả ngày, chỉ đơn giản vì đó thói quen nói lên suy nghĩ của chúng ta. Dù ta có thể không nghĩ đó là phàn nàn nhưng những suy nghĩ đã nói ở trên và những điều đơn giản như nói về những điều bạn không thích đối với một người, một địa điểm hoặc mọi thứ đều là những lời phàn nàn.

Chúng ta nói lên suy nghĩ của mình để tìm sự đồng cảm

Đa phần, chúng ta than thở về một thứ gì đó vì ta đang phải đối mặt với một thách thức. Có thể đồng nghiệp của bạn đang gặp khó khăn với dự án sắp tới hay một người phục vụ thô lỗ và phục vụ không tốt.


Khi chúng ta đối mặt với một vấn đề hay một tình huống khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, chúng ta muốn trút giận để tìm phương pháp giải quyết. Bằng cách nói lên vấn đề, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ giải quyết tình hình nhanh chóng hơn. 

Con người được liên kết với nhau để muốn được đồng cảm, phàn nàn có thể làm điều đó. Là động vật xã hội, chúng ta là người cần sự chấp nhận và đồng cảm để được sống trong nhóm và tồn tại[2]. Đôi khi chúng ta phàn nàn, điều đó không gây khó chịu cho người nghe, mà là sự cố gắng tìm kiếm sự đồng cảm và người đồng ý với chúng ta. Khi bạn phàn nàn về một điều gì đó và tìm người chia sẻ ý kiến của bạn, bạn có cảm giác nhẹ nhõm khi biết rằng người khác đang đau khổ theo cách tương tự và bạn cảm thấy tất cả điều đó. Với cùng lí do, chúng ta sẽ thường nói ra những mối quan tâm tương tự với bạn bè cho đến khi tìm được người đồng ý với chúng ta. Khi chúng ta không có được sự đồng cảm, thay vào đó chúng ta cảm thấy bị phán xét vì những ý kiến ngay từ đầu. 

Nhưng không một ai thích người hay than thở

Mặc dù bạn cảm thấy thoải mái khi trút giận về những thứ bạn không thích hoặc lan man về một mối quan tâm chỉ liên quan tới bạn nhưng những người xung quanh bạn lại không chia sẻ cảm xúc đó.


Hãy suy nghĩ về dòng thời gian trên mạng xã hội của bạn, tất cả chúng ta đều có một người bạn mà họ sử dụng dòng trạng thái để phàn nàn về một điều gì đó. Nó thường là vấn đề cá nhân, gia đình hoặc những ẩn ý và đó không phải là việc của phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, nếu bạn click chuột vào những bình luận, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều người nói những điều như: "Tôi rất tiếc vì bạn phải trải qua điều này. Hãy cho tôi biết làm thế nào để giúp đỡ" và "Tôi biết bạn cảm thấy thế nào. Tôi luôn ở đây nếu bạn cần nói chuyện". Vì có một số ít người ủng hộ nên họ sẽ không dừng lại việc đó, nhưng bạn và những người quan tâm khác có thể ẩn những cập nhập của anh ấy/cô ấy trên bản tin của bạn. 

Hãy thử xem, nếu bạn cứ khăng khăng nói về suy nghĩ của bạn mọi lúc, bạn sẽ tìm được bản thân bạn trong tình huống mà ai cũng ghét bạn hoặc ít nhất những gì bạn phải nói.

Và nó sẽ không có tính hiệu lực. Lời phàn nàn của bạn có thể đúng và rõ ràng nhưng sự thật không phải là thứ mà mọi người luôn muốn đối mặt. Vì vậy, bạn càng đẩy nó vào mặt họ, họ càng có thể từ chối và cuối cùng lại từ chối chính bạn. Không có gì đáng ngạc nhiên, danh tiếng của bạn cuối cùng bị ảnh hưởng vì người ta coi bạn là một người hay phàn nàn chứ không phải là người đóng góp cho sự thay đổi - đây là hiệu ứng quả cầu tuyết. 

Chỉ nói lên suy nghĩ của bản thân khi có kế hoạch đóng góp 

Bất cứ điều gì bạn không hài lòng, đó có thể là một vấn đề. Bất cứ vấn đề nào cũng là nguồn gốc của ý tưởng mà ý tưởng lại cần được thực thi. 


Mặc dù bạn có thể than vãn một vấn đề thực tế suốt cả ngày nhưng những câu nói đơn giản về nó không khắc phục được nó, cũng không truyền cảm hứng cho người khác bất điều gì về nó. Dù lời phàn nàn chắc chắn của bạn bắt đầu từ việc nhận ra vấn đề và muốn cải thiện nó, chỉ nghĩ hoặc nói về cải thiện thứ gì đó cũng không thay đổi bất cứ điều gì. Cho dù bạn la lớn thế nào nhưng việc nói và làm vẫn là hai việc khác nhau.

Tại Mẹo sống, chúng tôi muốn bạn đóng góp ý kiến. Chúng tôi muốn bạn thay đổi thế giới! Vâng, chúng tôi muốn bạn nói lên suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nói nếu bạn thực sự sẵn sàng xử lý tình huống và suy nghĩ về những hành động mà bạn muốn làm. Hãy im lặng nếu bạn không có ý tưởng nào làm mọi thứ tốt hơn. 

Dưới đây là một vài ghi chú: 

  • Đưa ra vấn đề nếu nó có điều gì đó mà bạn có thể cải thiện hoặc thậm chí sửa chữa. Nếu bạn không thể tự làm điều đó, hãy đề xuất các giải pháp xử lý cho những người sẵn sàng.
  • Đưa ra vấn đề nếu bạn nghĩ về nó trước. 
  • Đừng đưa ra vấn đề nếu nó năm ngoài tầm khắc phục của bạn - điều này tương đương với sự phàn nàn. Thay vào đó hãy nghĩ xem ai là người mà bạn muốn nói và nói với họ kết quả mà bạn muốn thấy.
  • Đừng nói và phàn nàn sau khi bạn gặp một vấn đề, hãy nhớ rằng, sự thật rất khó chấp nhận (đặc biệt là những sự thật phũ phàng).

Vào cuối ngày, có một sự khác biệt lớn trong việc nhận ra một vấn đề và cố gắng giải quyết nó, chúng ta nhìn thấy một vấn đề và phàn nàn về nó. Hãy suy nghĩ và đừng nên nói mà không suy nghĩ. Hãy cho chúng tôi biết bạn dự định bắt đầu như thế nào!

Nguồn ảnh bìa: Colorbox từ colourbox.com

Tài liệu tham khảo: