Bạn muốn mở rộng tiềm lực nghề nghiệp của bạn đúng không? Tất cả bắt đầu với những suy nghĩ mà chúng ta có và những lần độc thoại (những câu chuyện chúng ta kể cho chính mình). Niềm tin tiêu cực và hạn chế sẽ làm thui chột tiềm năng; suy nghĩ tích cực và kiên định sẽ giúp mở rộng tiềm năng trong con người bạn.
Tôi chắc rằng bạn đã nghe thấy điều này trước đây nhưng bạn có thể nghĩ rằng điều này nói dễ hơn làm. Có thể bạn đã cố gắng để thay đổi mọi thứ xung quanh nhưng kết quả không như bạn mong đợi..
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các khái niệm cơ bản về suy nghĩ tích cực, những câu chuyện phổ biến mà mọi người tự nói với bản thân làm hạn chế tiềm năng của họ, sức mạnh của suy nghĩ tích cực cải thiện sự nghiệp của bạn như thế nào và những cách mà bạn có thể bắt đầu áp dụng suy nghĩ tích cực trong cuộc sống của mình, cũng như bạn có thể bắt đầu thấy một sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của bạn.
Suy nghĩ tích cực không có nghĩa là bạn sống trong một thế giới màu hồng, nơi bạn không chấp nhận những tình huống cuộc sống kém dễ chịu. Suy nghĩ tích cực có nghĩa là bạn phản ứng với các tình huống không thoải mái hoặc khó chịu theo một cách tích cực và lạc quan hơn.
"Suy nghĩ tích cực cho phép bạn làm mọi thứ tốt hơn suy nghĩ tiêu cực". Zig Ziglar
Tâm trí của chúng ta là công cụ tuyệt vời nhất và là đồng minh hoặc đối thủ khi bạn muốn đạt được mục tiêu thành công. Tất cả chúng ta đều có một luồng suy nghĩ liên tục trong tâm trí, về cơ bản là độc thoại về sự điều hành cuộc sống của chúng ta. Nếu phần lớn những suy nghĩ của chúng ta là tiêu cực, điều đó có nghĩa là quan điểm của chúng ta về cuộc sống sẽ bi quan hơn. Mặt khác, nếu những suy nghĩ chiếm ưu thế của chúng ta là tích cực, chúng ta là những người lạc quan.
Tin tốt là nếu bạn nghĩ bạn không phải là người lạc quan, thì những kỹ năng suy nghĩ tích cực có thể học được!
Như tôi đã đề cập trước đây, những câu chuyện chúng ta tự nói với chính mình sẽ quyết định những trải nghiệm, và có thể mở ra hoặc đóng lại những cơ hội mà chúng ta có cả trong cuộc sống lẫn công việc.
Khi chúng ta chọn kể cho mình những câu chuyện dưới góc nhìn tiêu cực hoặc có giới hạn, chúng ta sẽ hạn chế tiềm năng nghề nghiệp của mình. Đây là một số câu chuyện phổ biến nhất:
“Tôi không thể”
Khi mọi người đang đối mặt với một quyết định lớn như yêu cầu sự thăng tiến, xem xét việc thay đổi nghề nghiệp hoặc thậm chí rời bỏ công việc mà bạn có cảm giác là chỉ muốn làm cho xong, họ sẽ đưa ra rất nhiều lý do tại sao họ không thể đưa ra quyết định đó. Và những lý do này là hoàn toàn xác thực và đúng sự thật.
Nhưng nếu họ cho phép bản thân đào sâu hơn một chút và nhìn thấy những gì đằng sau câu nói "tôi không thể", thì họ sẽ thấy rằng một trong những lý do chính thực sự đằng sau đó là nỗi sợ hãi - sợ bước ra ngoài vùng thoải mái, sợ rủi ro, sợ không có những gì họ cần, sợ mất đi tính an toàn của những gì họ đã biết.
Điều này có thể có căn nguyên từ các sự kiện trước đó. Nhưng đây là điều bạn cần biết: chỉ vì chúng ta đã có những sự kiện tồi tệ xảy ra trong quá khứ, điều đó không có nghĩa là nó sẽ lan truyền và việc tạo ra một quyết định mới sẽ làm suy yếu mọi thứ chúng ta đang làm.
“Tôi không có thời gian”
Một trích dẫn của Steven Covey,
“Hầu hết chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những việc khẩn cấp nên không có đủ thời gian cho những việc quan trọng.”
Nhiều người đang vật lộn với việc quản lý thời gian và sự thật là chúng ta không thể quản lý thời gian. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý các lựa chọn, sự ưu tiên và nguồn năng lượng của mình. Có lẽ họ đã tự nói với bản thân rằng "tôi không có thời gian", vì sâu trong thâm tâm họ không muốn thay đổi vì sợ hãi. Hoặc có lẽ họ cần phải hiểu rõ về mức độ hài lòng với tình huống đang xảy ra và cách mà điều đó ảnh hưởng đến năng lực của họ để tiến về phía trước.
Tất cả chúng ta cần phải chịu trách nhiệm cho cá nhân và năng lượng của chúng ta bởi vì vào cuối ngày, cuộc sống mà chúng ta đang sống bây giờ là kết quả trực tiếp bởi sự sáng tạo của chính chúng ta.
“Nó có tác dụng với những người khác, còn tôi thì không”
Tư tưởng này xuất phát từ ý nghĩ rằng "Họ không đủ khả năng". Bằng cách tin vào điều này, họ đang vẽ ra bi kịch và lường trước điều tồi tệ nhất mà không hề thử bất kỳ cơ hội nào. Sợ thất bại là nỗi sợ tiềm ẩn trong tâm trí vì họ có thể nghĩ cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào và những người khác sẽ nói gì hoặc nghĩ gì về họ nếu họ thất bại.
Khi họ nghĩ rằng "nó có tác dụng với những người khác, còn tôi thì không", nó thực sự liên quan đến sự đánh giá thấp bản thân. Nhưng ngay cả khi họ không có kỹ năng hoặc công cụ để đạt được thành tựu mà họ muốn bây giờ, thì họ vẫn luôn đủ tốt và xứng đáng với những gì họ muốn.
Sự thật là tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nỗi sợ thất bại vào một lúc nào đó, đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng sẽ không có bất kì bài học nào nếu không có thất bại. Thất bại là một phần của thành công và sự tăng trưởng. Chúng ta chỉ cần đối mặt với nỗi sợ hãi, tiến một bước về phía trước và cởi mở tâm trí để học những bài học kinh nghiệm hoặc từ các tình huống thực tiễn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Barbara Fredrickson, một nhà nghiên cứu tâm lý học tích cực tại Đại học North Carolina, chỉ ra rằng mọi người nên nuôi dưỡng những cảm xúc và suy nghĩ tích cực trong cuộc sống của chính họ và của những người xung quanh; bởi vì làm như vậy không chỉ khiến họ cảm thấy tốt trong thời điểm này, mà còn làm mọi người thay đổi, trở nên tốt hơn và đưa họ đến những con đường hướng tới sự hưng thịnh và sức khỏe lâu dài.
Khi những cảm xúc tích cực bị thiếu hụt, mọi người giống như bị mắc kẹt trong một vũng bùn nào đó.
"Bạn không thể có một cuộc sống tích cực với một tư duy tiêu cực." Joyce Meyer
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng những người nuôi dưỡng một thái độ tích cực sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Đây là một số lợi ích phổ biến nhất của suy nghĩ tích cực đối với sự nghiệp của bạn:
- Nó sẽ giúp bạn gắn kết với những người khác hiệu quả hơn và hòa đồng hơn với đồng nghiệp
- Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ dễ dàng hơn cho các sáng kiến của bạn
- Nó sẽ làm bạn nổi bật như một hình mẫu (thái độ tích cực là một nam châm)
- Nó sẽ truyền cảm hứng cho những người khác xung quanh bạn chuyển sang hướng tích cực
- Nó sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn
- Nó sẽ giúp bạn thấy được những cơ hội, nơi mà những người khác chỉ thấy những vấn đề
- Nó sẽ giúp bạn thấy những thành tựu và sự hoàn thành kế hoạch hơn là tập trung vào sự thất bại
- Nó sẽ giúp bạn kiểm soát sự căng thẳng tại nơi làm việc hiệu quả hơn
- Nó sẽ giúp bạn phục hồi và hoạt động trở lại sau khi gặp sự cố nhanh hơn
Khi chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, thật khó để ngăn chặn chúng. Chúng ta, ai cũng đã từng như vậy tại một số thời điểm. Chuyển sự tập trung sang những suy nghĩ tích cực là cách duy nhất để tránh rơi vào một vòng xoáy tiêu cực mà sẽ không mang lại kết quả như ý muốn.
Đây là một số điều tôi đã làm để thay đổi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân mà bạn cũng có thể thử:
1. Thiền
Thiền giúp giảm mức độ căng thẳng và lo lắng, đồng thời sẽ giúp bạn ở trong khoảnh khắc hiện tại và tìm thấy sự bình yên nội tại. Thiền là một thói quen tuyệt vời để thực hiện vào buổi sáng, vì vậy bạn có thể bắt đầu ngày mới của bạn thật cân bằng và luôn thực tại.
Nếu bạn chưa bao giờ thiền và muốn thử, đây là Hướng dẫn thiền buổi sáng cho người mới bắt đầu.
2. Bắt đầu một ngày với một ghi chú tích cực
Bên cạnh thiền, đọc hoặc nghe điều gì đó truyền cảm hứng cũng giúp tạo ra sắc thái tốt cho ngày mới. Bạn cũng có thể thực hiện một số sự khẳng định như "Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời".
3. Tạo ra một danh sách có ít nhất 3 điều mà bạn biết ơn
Sự biết ơn giúp bạn nhận ra tất cả những điều tốt đẹp và tích cực mà bạn đã có trong cuộc sống của mình (không quan trọng là điều đó nhỏ như thế nào). Cảm giác biết ơn giúp bạn giữ vững nền tảng ở thời điểm hiện tại. Không có cách nào để bạn có thể vừa biết ơn mà lại vừa suy nghĩ tiêu cực cùng một lúc.
Hãy thử 40 cách đơn giản để thực hành lòng biết ơn nếu bạn cần một số ý tưởng để cảm thấy biết ơn.
4. Gắn bó với những người tích cực
Nếu bạn từng cảm thấy bị mắc kẹt trong một vòng lặp tiêu cực, hãy gọi cho ai đó mà bạn tin tưởng, người mà có thể giúp bạn đặt mọi thứ theo quan điểm đúng đắn và sẽ không nuôi dưỡng sự tiêu cực.
Bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa người tích cực và người tiêu cực một cách dễ dàng. Hãy gắn bó với những người tích cực và thoát khỏi những người tiêu cực.
5. Chuyển đổi từ cách độc thoại tiêu cực sang tích cực
Độc thoại tiêu cực có thể ăn sâu vào chúng ta đến nỗi mà khó có thể nhận ra được điều đó. Nó dễ trú ẩn trong sai lầm của chúng ta và đánh bại bản thân.
Khi bạn bắt mình làm điều này, chỉ cần tạm dừng vài phút, hít thở sâu và bắt đầu thay thế những câu chuyện tiêu cực bằng những câu chuyện tích cực hơn.
Ví dụ: Hãy thay thế "tôi tệ trong việc thực hiện _____" bằng "tôi sẽ tốt hơn mỗi ngày", hoặc "tôi biết là tôi thực hành càng nhiều thì tôi sẽ càng trở nên tốt hơn", hoặc "nó không hoạt động như kế hoạch nhưng nếu tôi thử lại lần nữa, tôi sẽ thấy được mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn".
Đây là điều bạn cần nhớ: Không ai là hoàn hảo, tất cả chúng ta đều ngang nhau khi trải nghiệm và chúng ta luôn luôn học hỏi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là học hỏi từ những sai lầm của mình và tiếp tục tiến về phía trước.
Nếu bạn có xu hướng có quan điểm tiêu cực, đừng mong đợi trở thành người lạc quan chỉ sau một đêm. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng với sự thực hành và kiên định, cuộc trò chuyện độc thoại của bạn sẽ bắt đầu chuyển sang tự chấp nhận bản thân và chấp nhận người khác.
Thêm vào đó, khi bạn lạc quan, sẽ thật dễ dàng xử lý căng thẳng theo hướng mang tính xây dựng và hiệu quả hơn.
Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com