6 tháng trước
7 Mục Tiêu Vô Tưởng Mà Bạn Nên Ngừng Theo Đuổi
201

3053
Lượt xem
464
Lượt chia sẻ
95
Lượt bình luận

Đặt ra mục tiêu là một khía cạnh quan trọng của thành công dù là nhất thời hay dài hạn. Mục tiêu giúp bạn tiếp tục tiến lên phía trước, luôn tập trung và đi đúng hướng. Mục tiêu cũng có thể giúp bạn biến núi cao chót vót thành những đoạn đồi bằng phẳng để vượt qua. Đây là những mục tiêu tưởng chừng như "không thể" đáng để bạn theo đuổi. Dù khó khăn để đạt được, nhưng những mục tiêu lớn lao này căng bạn ra, làm bật ra điều tốt nhất trong con người bạn, buộc bạn tìm kiếm những cơ hội mới và những nguồn lực mới.

Tuy nhiên, một số mục tiêu không được gọi là không tưởng chỉ vì nó rất rất khó để thực hiện, mà là vì bạn không thể đạt được chúng. Đừng phí thời gian buồn rầu vì chúng, hãy đá văng tất cả bọn tiêu tốn năng lượng này xuống giếng cho xong. Sau đây là 7 mục tiêu vô tưởng mà bạn nên ngừng theo đuổi:

1. Cố gắng làm hài lòng mọi người và tránh xung đột

Bill Cosby từng nói: "Tôi không biết chìa khóa đến thành công là gì, nhưng chìa khóa của thất bại chính là việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người." Ông nói đúng. Mọi việc đều có hai mặt, nhưng muốn làm hài lòng mọi người và tránh xung đột là một mục tiêu không thể thực hiện được. Một lúc nào đó bạn sẽ phải đụng chạm ai đó thôi. Không phải ai cũng muốn làm ăn với bạn. Sẽ có nhiều người quay lưng với chiến dịch của bạn. Đó là chuyện bình thường thôi.

Dù ở trong trường hợp nào đi nữa, thì có hai điều khả dĩ xảy ra: những người không cùng suy nghĩ hay chí hướng đơn giản là để mặc bạn làm công việc tốt đẹp của bạn, không quấy rầy, hoặc, hai là, những người không bỏ đi ngay nhưng sẽ lung lay, và có lẽ rồi cũng sẽ bỏ đi với một quan điểm mới. Hãy luôn rộng mở với những quan điểm khác nhau, đừng lo sợ.

2. Không bao giờ thất bại

Trong cuốn sách Failing Forward, John Maxwell viết: "Hãy thất bại từ sớm, thất bại thường xuyên, nhưng hãy luôn thất bại về phía trước." Thật là một cách nhìn nhận hay về thất bại! Thất bại thường chấm dứt nhiều cố gắng tốt chỉ vì nó được nhìn nhận như thước đo giá trị con người, và vì đa số chúng ta không chịu được cảm giác đau đớn lúc ấy. Chúng ta không thể chấp nhận việc thất bại thảm hại và phải bắt tay vào làm lại từ đầu. Dù gì đi nữa, thất bại vẫn sẽ đến. Đó là điều không thể tránh khỏi. Bạn càng sớm chấp nhận và tận dụng chúng, bạn càng nhanh có được thành công.

3. Đạt được thành công mà không phạm một sai lầm nào

Thất bại thường đại diện cho kết quả của một quá trình, còn sai lầm xảy ra như một phần của quá trình đó. Tôi theo quan niệm là không có sai lầm. Chỉ có lựa chọn, và lựa chọn có hậu quả của chúng. Chúng ta chỉ xem lựa chọn là sai lầm khi chúng ta không vui với hậu quả nó đem lại. Nếu kết quả mà tốt thì chúng ta đâu có xem lựa chọn ấy là thất bại.

Vậy nên liệu có thực là chúng ta phạm sai lầm, hay chúng ta chỉ đơn giản là đang học được từ những hậu quả ấy? Dù bạn hiểu cách nào thì chính những lần vấp ngã ấy khiến chúng ta mạnh mẽ hơn. Nếu bạn đã chọn lựa, và sự chọn lựa ấy không đem lại kết quả như mong muốn, hãy học lấy bài học ấy và vận dụng nó vào những lần sau trên chặng đường dài chinh phục thành công của bạn.

4. Yêu thương vĩnh cửu

Mọi mối quan hệ đều có tính tuần hoàn. Các giai đoạn bao gồm việc làm quen nhau, mê tít nhau, đam mê nhau, chung đụng nhau, thương nhau, rồi lại quay về giai đoạn làm quen một lần nữa. Đam mê đến từ cảm xúc yêu thương là đỉnh cao nhất, là lúc tất cả thăng hoa, nhưng không may thay chẳng có mối quan hệ nào có thể kéo dài tình trạng ấy mãi mãi. Có thể hy vọng rằng những trạng thái cảm xúc mãnh liệt sẽ bùng lên theo chu kì, nhưng nếu luôn luôn đòi hỏi một tình yêu nông nàn mãnh liệt sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy thất vọng buồn phiền nếu không có được.

Tất cả các giai đoạn này đều quan trọng để hai người gần gũi hơn với nhau và yêu nhau sâu đậm hơn. Hãy tỉnh táo để thấy mình đang ở giai đoạn nào, và hãy tận hưởng nhé.

5. Luôn là người tốt nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

Hòa loãng năng lượng, sự tập trung và mọi nguồn lực để cố gắng đạt đến sự hoàn hảo trong tất cả mọi khía cạnh là đường nhanh nhất đưa bạn đến gần với sự xoàng xĩnh đấy. Chúng ta không thể giữ mọi vai trò, cũng như chúng ta không thể nhất nhất hoàn hảo trong mọi việc. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Chúng ta có thể hợp tác với nhiều người khác để bù lại điểm chưa mạnh của mình, và sở trường của chúng ta cũng có thể là vô giá với nhiều người khác nữa.

Hãy xác định những thế mạnh và ưu tiên của bạn và dành năng lượng của bạn vào đó. Bạn của tôi có từ viết tắt ưa thích là FOCUS: Follow One Course Until Success (Chỉ theo đuổi một mục tiêu đến khi thành công). Điều này thật tuyệt, nó đã giúp anh ấy trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đặc biệt, và anh thành đạt nhờ đó.

6. Không bao giờ hỏi xin sự giúp đỡ

Tại sao việc hỏi xin sự giúp đỡ lại khó đến vậy? Bởi chúng ta nhìn nó như một khuyết điểm ư? Hay là nó khiến chúng ta trông thật cùng quẫn hay kém cỏi bất tài? Dù lý do có là gì, nếu cứ khăng khăng nghĩ bạn có thể vượt qua mọi thứ một mình sẽ chỉ làm bạn phải chật vật nhiều hơn cần thiết thôi. Thật là một cách sống đầy căng thẳng mà không có hiệu quả. Sẽ đến lúc bạn rất rất cần sự giúp đỡ. Hãy chấp nhận thực tế ấy và đừng ngại hỏi xin sự giúp đỡ của người khác khi bạn cần. Để tập luyện điều này, hãy bắt đầu bằng những lời đề nghị nho nhỏ, chẳng hạn: "Bạn có kẹo cao su không?"

7. Trẻ mãi không già

Bette Davis nói: "Tuổi già không phải là chỗ cho những kẻ yếu đuối.” Tuổi tác là mức độ phát triển của tư duy, và sức trẻ sẽ giúp nhiều về sau khi bạn bắt đầu già đi. Cố gắng vất vả duy trì tuổi trẻ mãi mãi chỉ là vô ích. Bạn không thể trẻ mãi, ít nhất là với thời gian. Hãy rong chơi đến chừng nào có thể, nhưng đừng cố gắng đánh bại tuổi già. Hãy chấp nhận nó và sống.

Mỗi giai đoạn đều có cái hay của nó: bạn thích nhất điều gì về lứa tuổi của mình?