7 tháng trước
Tại Sao Chúng Ta Không Thể Tin Tưởng Tâm Trí Mình?
421

4658
Lượt xem
378
Lượt chia sẻ
98
Lượt bình luận

Bạn có thường lái xe hơi không? Ngay cả khi bạn không có xe hơi riêng, bạn chắc hẳn đã nhìn thấy một chiếc ngoài đời thực. Tôi muốn bắt đầu phần này với một thử thách nhỏ cho bạn. Chỉ sử dụng trí nhớ của bạn, nhớ lại trong tâm trí của bạn hình ảnh một chiếc xe hơi bạn thường thấy.

Được rồi, tôi thấy các bánh xe, cửa sổ và khung xe. Nó trông giống như thế này phải không?


Oh nhưng chờ đã, còn đèn pha và đèn ở đuôi xe thì sao? Tay cầm để mở cửa đâu rồi? Và kính xe nữa chứ?

Tại sao chúng ta bỏ lỡ nhiều thứ như thế? Tất cả chúng ta đều có một ý tưởng rõ ràng về hình dáng của một chiếc xe hơi trông như thế nào?

Chúng ta tin rằng chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta thực sự làm

Vâng, chúng ta thực sự như thế. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Yale[1], sinh viên tốt nghiệp đã được hỏi về vốn hiểu biết của họ về các thiết bị hàng ngày như nhà vệ sinh. Hầu hết họ đều nghĩ rằng mình đã quá quen thuộc với những thiết bị này, chỉ sau khi họ được yêu cầu giải thích từng bước cách các thiết bị hoạt động như thế nào, họ mới phát hiện ra mình chẳng biết gì cả. Nhà vệ sinh phức tạp hơn vẻ ngoài của chúng.

Chúng ta tin rằng chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta làm bởi vì hầu hết thời gian, ta chỉ cần dựa vào chuyên môn của người khác để vận hành một cái gì đó. Lấy xe đạp và nhà vệ sinh làm ví dụ, chúng ta thực sự cần phải tìm ra cách thức toàn bộ thiết bị hoạt động để vận hành chúng. Như những lời được viết bởi các tác giả trong quyển Ảo tưởng tri thức: Tại sao chúng ta không bao giờ nghĩ mình đơn độc,[2]

"Một lời ám chỉ của bản chất tự nhiên với việc phân chia lao động nhận thức là không có ranh giới rõ ràng giữa các thành viên trong một nhóm, cũng như những ý tưởng và kiến thức của một người"

Rất thường xuyên, kiến thức và niềm tin của chúng ta thực sự là của một người nào đó mà chúng ta không nhận ra điều đó. Có lẽ bạn đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về thực tế này, đặc biệt là khi các phương tiện truyền thông xã hội có tác động lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc vào những lúc không được yêu cầu, sẽ nảy sinh thiên kiến

Xu hướng mà mọi người chỉ nắm bắt những thông tin củng cố niềm tin của chính mình thường được gọi là "thiên kiến xác nhận", và điều đó thật nguy hiểm. Khi chúng ta tin những gì chúng ta cho là luôn đúng, suy nghĩ sai lầm của chúng ta sẽ hủy hoại sự thật và làm gián đoạn sự phát triển của chúng ta.

Có phải tất cả mọi người thực sự hiểu rõ tình hình chính trị ở Mỹ trước khi họ nói lên ý kiến của mình hay không? Và khá rõ ràng rằng không phải tất cả mọi người ở Anh đều hiểu toàn bộ về Brexit trước khi họ bỏ phiếu cho nó, phải không? Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều ví dụ về cách niềm tin và kiến thức của người khác dễ dàng lan truyền trên Internet và mọi người chỉ tiếp thu những suy nghĩ đó mà không tìm hiểu thêm về sự thật.

Các nhà báo kinh doanh thường bị thiên kiến xác nhận. Trong các cuốn sách về Nghệ thuật tư duy rõ ràng[3], có một ví dụ về một tuyên bố, Google rất thành công vì công ty ấp ủ văn hóa sáng tạo, và khi ý tưởng này xuất hiện, các nhà báo chỉ cần ủng hộ tuyên bố đó đề cập đến các công ty thành công tương tự khác mà không tìm kiếm bằng chứng xác nhận. Không còn những quan điểm khác biệt, mọi người sẽ luôn chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng trôi.

Khi chiến thắng trở nên quan trọng hơn lý luận, sự hỗn loạn xảy ra

Mặt khác, khi được trình bày với những người cùng tranh luận khác, chúng ta có xu hướng hoài nghi hơn; và có thuật ngữ thiên vị "thiên kiến phe mình".

Trong một thí nghiệm được thực hiện bởi một nhà khoa học nhận thức Hugo Mercier, [4] những người tham gia phải trả lời một số câu hỏi, và sau đó họ đã đưa ra câu trả lời của riêng mình nhưng họ bị thuyết phục để tin rằng có những câu trả lời khác cho câu hỏi đó. Họ trở nên quan trọng hóa việc tìm ra câu trả lời hơn so với khi họ chỉ được yêu cầu sửa đổi câu trả lời của mình phù hợp hơn.

Trong một vài trường hợp, khi chiến thắng dường như mang lại nhiều lợi ích hơn, lý luận rõ ràng không còn quan trọng đối với hầu hết chúng ta. Và điều này khiến chúng ta mù quáng hơn bao giờ hết trong việc phát hiện ra điểm yếu của chính mình.

Để suy nghĩ rõ ràng hơn, hãy "giết người yêu dấu"

“Giết người yêu dấu” là lời khuyên của nhà phê bình văn học Arthur Quiller-Couch[5] cho các nhà văn không cam lòng lược bỏ đi những câu chữ dư thừa trong các tác phẩm của họ. Chúng ta có thể áp dụng khái niệm này cho việc chúng ta nghĩ thái quá.

Để chống lại những thành kiến, hãy từ bỏ những suy nghĩ bạn luôn ấp ủ, rằng bạn phải đúng, và tìm ra bằng chứng xác thực về tất cả niềm tin của bạn - cho dù chúng là các mối quan hệ, quan điểm chính trị hay mục tiêu nghề nghiệp. Bạn càng tin tưởng vào điều gì đó, bạn càng nên tìm kiếm những quan điểm khác về nó.

Quy tắc số 3

Một cách thậm chí hiệu quả hơn để vượt qua thiên vị là sử dụng quy tắc ba[6] - xác định ba nguyên nhân tiềm năng của kết quả. Trên thực tế, bạn có thể đưa ra càng nhiều khả năng, bạn càng ít thiên vị hơn đối với bất kỳ kết quả nào.

Lần tới, nếu bạn thấy một kết quả không như bạn mong đợi ở nơi làm việc, thay vì nghĩ đó phải là do một kẻ vô trách nhiệm và bất cẩn đã làm rối tung mọi thứ, hãy thử nghĩ về ba nguyên nhân tiềm ẩn: Có thể thiếu sự hướng dẫn từ lúc bắt đầu? Có lẽ anh chàng này đã làm công việc của mình nhưng sau đó có gì đó không ổn phát sinh? Có lẽ có một yếu tố gì đó bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả của công việc này?

Suy nghĩ thông qua các khả năng thay thế giúp bạn chỉnh đốn công việc khỏi mớ rắc rối không cần thiết đến từ những suy nghĩ chúng ta ấp ủ, vì vậy chúng ta có thể có một bức tranh toàn diện hơn về mọi thứ. Khi bạn học cách "giết chết những người thân yêu của bạn", và nắm bắt những quan điểm khác nhau, chân trời của bạn sẽ được mở rộng và bạn sẽ thấy một thế giới vô tận ngay trước mắt.

Nguồn hình ảnh: Stocksnap từ stocksnap.io

Tài liệu tham khảo

[1]^Steven Sloman, giáo sư tại Brown & Philip Fernbach, giáo sư tại Đại học Colorado, Ảo tưởng về kiến thức: Tại sao chúng ta không bao giờ nghĩ mình đơn độc
[2]^Steven Sloman, giáo sư tại Brown & Philip Fernbach, giáo sư tại Đại học Colorado, Ảo tưởng về kiến thức: Tại sao chúng ta không bao giờ nghĩ mình đơn độc
[3]^Role Dobelli: Nghệ thuật tư duy rõ ràng
[4]^Các nhà khoa học nhận thức Hugo Mercier và Dan Sperber: Điều bí ẩn của lý trí (Harvard)
[5]^Sir Arthur Quiller-Couch: Đôi điều về nghệ thuật viết
[6]^Tiến sĩ Benjamin L. Luippold, Tiến sĩ Stephen Perreault, CPA, Tiến sĩ James Wainberg: Khắc phục thiên kiến xác nhận