9 tháng trước
12 Lý Do Vì Sao Người Vô Tổ Chức Thường Thông Minh Hơn

328
Lượt xem
9
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Mớ hỗn độn càng ngày càng chất đống – đó là tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời bạn. Bạn không thể tìm thấy chìa khóa xe hoặc chiếc điện thoại di động của bạn; bạn lên xe để đi đâu đó và rồi bạn lại không hiểu tại sao mình lại đi sai đường; và nếu bạn có một không gian làm việc của riêng mình, thì nó chẳng bao giờ gọn gàng cả; chẳng có thứ gì “để ở đúng chổ cả”.

Bạn đang “chịu đựng” thứ mà các nhà tâm lý học ngày nay gọi là “Chứng vô tổ chức kinh niên.” Nhưng các nhà tâm lý học này cũng nói với chúng ta rằng những người vô tổ chức kinh niên có trí thông minh và khả năng sáng tạo tuyệt vời hơn. Vì vậy, đừng vội bỏ cuộc khi ai đó chỉ trích vì bạn vô tổ chức, hãy đưa cho họ một vài bằng chứng để họ suy ngẫm. Và dưới đây là 12 trong số những sự thật chứng minh những người bị chứng vô tổ chức kinh niên có trí thông minh ở cấp độ cao.

1. Họ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra IQ ngôn ngữ (verbal IQ test)

Các bài kiểm tra IQ có hai phần – ngôn ngữ (verbal) và thể hiện (performance). Phần ngôn ngữ liên quan đến các khu vực của não có chức năng thúc đẩy các ý tưởng, suy nghĩ “toàn cầu”, sự tò mò và câu hỏi “sẽ thế nào nếu”. Phần thể hiện của bài kiểm tra IQ đánh giá khả năng tiếp nhận thông tin thực tế và thao tác chính xác để áp dụng vào các tình huống, để xem mối tương quan nhân quả và hiểu được các quy trình từng bước. Những người vô tổ chức có xu hướng làm tốt trong bài ngôn ngữ, bởi vì họ có thể đưa ra các giải pháp độc đáo – họ không bị ràng buộc với các chuẩn mực của kiến ​​thức hiện tại và phương pháp làm việc truyền thống.

2. Họ có năng lực sáng tạo cao

Thực ra, có một số bài kiểm tra định chuẩn cho sự sáng tạo, nổi tiếng nhất là loạt bài Torrance. Những bài kiểm tra này khi được mang cho những người vô tổ chức kinh niên kiểm tra thì kết quả cho thấy họ có những điểm số cao trong các lĩnh vực như kể chuyện, trực quan hóa dữ liệu một cách khác thường, hài hước, phá vỡ ranh giới bình thường, suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”, và sự phong phú trong hình ảnh mà họ tạo ra trong tâm trí. Theo các tác giả của loạt bài Torrance, những cá nhân đạt điểm cao thường là những người có ý tưởng cho các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc là những nhà phát minh ra chúng.

3. Họ có nhiều mối quan tâm

Những người vô tổ chức rõ ràng muốn tham gia vào một loạt các hoạt động cùng một lúc. Có thể họ có công việc thường nhật, nhưng bên cạnh đó họ luôn làm những việc khác – họ có thể có một ban nhạc; họ có thể đang theo học các lớp nghệ thuật; họ có thể đang thiết kế trang web hoặc cảnh quan; họ có thể đang viết tiểu thuyết.

Người vô tổ chức yêu thích nhiều trải nghiệm và thử thách mới. Đó là những người đạt được niềm vui lớn khi họ tạo ra một thứ gì đó khác biệt và độc đáo – một công thức nấu ăn độc quyền, một cách sử dụng độc đáo cho một đối tượng bình thường hoặc một ứng dụng giải quyết vấn đề.

4. Họ xử lý thông tin thông qua bán cầu não phải – phần “sáng tạo”

Những người vô tổ chức thường không nghĩ theo đường thẳng – một giải pháp cho một vấn đề, hay sử dụng thông tin thực tế và áp dụng nó vào các tình huống mới. Đây là lối suy nghĩ tuyến tính và đó là chức năng của não trái. Bộ xử lý của não phải tiếp nhận mọi thứ ngay lập tức và cho phép tất cả các ý tưởng nảy ra trong đầu anh ta, và chính trong sự “nảy ra” liên tục này, những ý tưởng sáng tạo được đưa ra. Văn phòng hay nhà cửa bừa bộn, không có khả năng đưa mọi thứ vào những bước đi được xác định trước, nhảy từ hoạt động này sang hoạt động khác không theo thứ tự cụ thể, đều là những biểu hiện của việc nảy ra ý tưởng trong não.

5. Họ phát triển sự gắn kết mạnh mẽ với những thứ và người thường không liên quan

Người vô tổ chức, vì nhiều lý do các nhà tâm lý học vẫn chưa thể xác định đầy đủ, phát triển sự gắn kết mạnh mẽ này, đặc biệt là cho một phạm vi rộng các đối tượng và những người có nhiều tính cách khác nhau. Nhà nhân chủng học Claude Levi-Strauss đã sử dụng thuật ngữ “Bricoleur” để mô tả những người này. Họ thấy được giá trị trong sự đa dạng, bởi vì sự đa dạng kích thích hoạt động trí não của họ. Vì vậy, người vô tổ chức có thể có một nhóm bạn chiết trung và thậm chí có thể tích trữ một số đối tượng vì họ thấy rất nhiều tiềm năng để học tập và làm việc. Tác phẩm trên của Levi-Strauss đã có trên mạng, vì nhiều cuốn sách của ông hiện ở định dạng PDF và có thể dễ dàng tải xuống nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về khái niệm này.

6. Họ muốn ở cạnh những người nhiều năng lượng

Những người có mức năng lượng cao cho phép người vô tổ chức đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mới, học hỏi và thỏa mãn trí tò mò. Bởi vì những người có năng lượng cao luôn trong trạng thái hoạt động, người vô tổ chức muốn trở thành một phần của những điều đó, vì có thể có cơ hội để có một trải nghiệm mới, để học một điều mới, để mang những gì được học ra sử dụng để tạo ra những ý tưởng mới. Nếu bạn chưa đoán ra được điều này, thì thực chất người vô tổ chức thường là người có rất nhiều năng lượng. Và phải chăng đó là lý do cho sự lôi thôi và lộn xộn? Anh ta không có thời gian cho những thứ không quan trọng như vậy.

7. Họ có xu hướng không kiểm soát được thời gian

Trong cuộc sống của chúng ta, có những cuộc hẹn, có những cuộc gặp, và có những tình huống xã hội được thiết lập trước. Khi người vô tổ chức muộn 30 phút với bữa tối gia đình, đến cuộc họp, đám cưới, v.v..., đó là vì anh ta đang mải mê với (các) hoạt động khác rất hấp dẫn và/hoặc cực kỳ thú vị và chỉ ở một “Khu vực” khác.

Thời gian là tuyến tính và ít quan trọng với kiểu người này. Trong môi trường làm việc, cá nhân này có thể bị trễ thời hạn dự án vì những gì anh ta tin là một lý do rất chính đáng. Anh ta trở nên say mê với một khía cạnh của dự án mà anh ấy đã dành hàng giờ để nghiên cứu nó, bởi vì có thể có một cách tốt hơn. Mặc dù điều này có thể gây khó chịu cho một nhóm đồng nghiệp hoặc ông chủ, nhưng trên thực tế “cách tốt hơn” có thể là một khoản tiết kiệm rất lớn về thời gian và tiền bạc.

8. Họ gặp khó khăn trong việc tập trung khi họ không hứng thú hoặc bị mê hoặc

Những người vô tổ chức thường gặp khó khăn ở trường học, không phải vì họ thiếu thông minh bởi thực chất họ là một người thông minh. Nhưng nếu họ không quan tâm đến Nội chiến Mỹ hoặc bài giải hình học, thì họ sẽ không dành thời gian cần thiết để làm chủ nội dung hoặc kỹ năng đó. Các trường học của chúng ta có rất nhiều trẻ em mắc chứng vô tổ chức, bọn trẻ có nhu cầu được “bán” ra những thứ có giá trị cho chúng học hỏi.

Nếu giáo viên không tìm ra những cách sáng tạo để thu hút chúng, thì chúng sẽ “lờ đi” và điểm số của chúng có thể cho thấy điều đó. Nhưng hãy cho chúng một dự án có thể mê hoặc chúng, và xem chúng thực hiện. Thay vì viết một bài nghiên cứu, chúng có thể muốn viết một vở kịch, và chúng ta nên cho phép chúng làm điều đó. Nhưng thực tế thì, chúng ta có xu hướng chữa bệnh hơn là thích nghi.

9. Họ là những người có khả năng trực giác, hướng ngoại và cảm xúc theo bài kiểm tra tính cách

Vài năm trước, bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs được xây dựng và các loại tính cách có liên quan đến các kiểu người cụ thể. Những người vô tổ chức thực hiện bài kiểm tra Myers-Briggs hầu như luôn đạt điểm cao trong các lĩnh vực được biên soạn, liên quan đến một loại tính cách được xác định là “có tầm nhìn”. Những người này thích một thử thách và tìm cảm hứng trong việc giải quyết các vấn đề mà những người khác thấy là không thể. Họ khéo léo và thường từ chối thực hiện một nhiệm vụ theo cách tiêu chuẩn. Người có tầm nhìn luôn muốn thử một phương pháp mới.

10. Họ học mọi lúc mọi nơi

Chris Fields, nhà nghiên cứu và cũng là nhà khoa học từ Đại học Stanford đã phát triển một hồ sơ chuyên sâu về tính vô tổ chức. Theo ông, những cá nhân này là những người “nghiện sự sáng suốt” – họ có một nhu cầu hấp dẫn với sự nghiên cứu và học hỏi, miễn là vấn đề này thú vị với họ. Khi họ đạt đến một khoảnh khắc “à há” và có một cái nhìn sâu sắc hoặc có một giải pháp mới, họ biểu lộ sự hưng phấn tột độ. Sự “nghiện ngập” này có thể khiến họ thách thức nhà trường hoặc cơ quan làm việc và thể hiện sự thích tranh luận. Trên thực tế, một số hiểu biết mới đã khiến họ xem một quy tắc hoặc một cách làm việc truyền thống thật ngu ngốc.

11. Họ "tư duy toàn cầu"

Tư duy toàn cầu thực ra là một thuật ngữ tâm lý giáo dục trước khi nó trở thành một thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến thế giới ngày càng thu hẹp mà chúng ta đang sống. Cách tốt nhất để mô tả kiểu suy nghĩ này trên kiểu những người vô tổ chức là thông qua ví dụ. Đó là vào một đêm trước Giáng sinh và có một số đồ chơi cần được lắp ráp trước khi trời sáng.

Người suy nghĩ tuyến tính sẽ lấy hướng dẫn ra, và từng bước tiến hành quá trình lắp ráp. Người tư duy toàn cầu sẽ nhìn vào bức ảnh của sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó lắp ráp nó dựa theo ảnh. Cả hai có thể sẽ thành công trong việc lắp ráp (miễn là không có phần bị thiếu). Nhưng vấn đề là cách tiếp cận của họ hoàn toàn khác nhau. Điều tương tự cũng diễn ra cho một chuyến đi theo kế hoạch. Người tư duy tuyến tính sẽ lên danh sách và thực hiện trên đường đi. Người tư duy toàn cầu sẽ chỉ cần ném vài thứ vào vali và lên đường, rồi tìm chỗ ăn nghỉ trên đường đi. Cách này tất nhiên sẽ mang tính phiêu lưu hơn.

12. Họ có vẻ như là người “tinh ranh” và “biết tuốt” với người khác

Những người vô tổ chức muốn khám phá sự thật, và trong hầu hết các trường hợp, sự thật là điều họ ưu tiên hàng đầu. Họ có thể dành nhiều thời gian với sách và lướt Internet. Ở trường, họ có thể được coi là một người say mê nghiên cứu một lĩnh vực nào đó; đối với các nhà tâm lý học, họ có thể được xác định là mắc chứng Asperger. Họ không có đủ kiên nhẫn với những ai muốn “theo dõi cuốn sách” về mọi thứ. Họ nghiên cứu và suy nghĩ về cách để “không theo dõi cuốn sách” và thường tỏ ra thái độ cam kết một cách nghiêm túc khi nói lên ý tưởng và ý kiến ​​của mình – vì vậy, họ có thể có được danh hiệu “biết tuốt”.