9 tháng trước
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ: Mô Hình Triết Học Tối Thượng Cho Một Cuộc Sống Thực Sự Đủ Đầy
281

22K
Lượt xem
439
Lượt chia sẻ
97
Lượt bình luận

Tôi chắc chắn rằng bạn không quen thuộc với những lời nói sáo rỗng thông thường, "tâm ta quản lý mọi sự mọi vật" (mind over matter) và "những gì không giết chết bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" (what doesn't kill you makes you stronger). Nhưng bạn có thể không biết những cụm từ quen thuộc đó là những viên đá lót đường cho một hệ tư tưởng cổ đại: Chủ nghĩa khắc kỷ. Một hệ thống sống kỉ luật nơi bạn không bao giờ đổ mồ hôi cho những thứ nhỏ nhặt và giữ tất cả những ưu tiên của bạn trong tầm kiểm soát. 

Chủ nghĩa khắc kỷ có nghĩa là được thực hành, không thảo luận

Chủ nghĩa khắc kỷ là sự chịu đựng nỗi đau hoặc khó khăn mà không có sự thể hiện cảm xúc và không hề phàn nàn. Ở khía cạnh mà nó không chỉ được tuyên bố và tranh luận mà được thực hành thì đây là một triết lý khá độc đáo. Bạn phải tìm thấy niềm đam mê thực sự, tiếng gọi thực sự của bạn và nuôi dưỡng nó. Việc thực hành cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đức hạnh và sự tách biệt rõ rệt giữa cảm xúc và phản ứng. 

Được thực hành bởi những người thời xa xưa và hiện đại, hệ tư tưởng này đang có xu hướng quay lại thành trào lưu chính

Từ Stoic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Stoa Poikile có nghĩa đen là "mái hiên sơn" (một gian phòng sặc sỡ được trang hoàng bằng nhiều hình vẽ rối rắm và cầu kỳ). Nó bị ảnh hưởng bởi một thị trường mở ở Athens nơi Stoics nổi tiếng sẽ tụ họp để thảo luận về những vấn đề quan trọng và dạy triết học cho những người trẻ đang háo hức. 

Triết lý này được thành lập như là một triết lý của người Hy Lạp[1](khoảng thời gian giữa cái chết của Alexander đại đế, người tự nhận mình là một Stoic, và sự khởi đầu của Đế chế La Mã) vào khoảng năm 300 B.C.E. bởi Zeno của Citium.

Chủ nghĩa khắc kỷ không phải là phương pháp thực hành để tránh các vấn đề mà là biến chúng thành cơ hội

Hệ thống niềm tin đã đưa ra một sự kì thị tiêu cực vô cùng hiểu lầm [2], cũng như những người thực hành nó. Người ta nói rằng những người chọn một cuộc sống khắc kỷ chọn sống một cuộc đời né tránh và chối bỏ. Một sự tồn tại ảm đạm không có gì phải đối mặt. Khó khăn được dung thứ và chấp nhận thay vì thử thách và vượt qua những trở ngại.

Có lẽ đối với một số Stoics điều này có thể đúng. Chấp nhận là một đức tính của sự quan tâm cao cả và phải được thành thạo và làm chủ để thực sự đạt được sức mạnh tinh thần. Nhưng tiền đề của chủ nghĩa khắc kỷ không phải là tránh những trở ngại mà nó chuyển đổi các chướng ngại vật. Biến mọi trở ngại thành một cơ hội mới. Thay vì vô thức cùng chạy vào một ngõ cụt, thì hãy tạo ra một con đường xung quanh nó. Đó chính là cách suy nghĩ khắc kỷ.

Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ

Như bạn có thể tưởng tượng, sau nhiều thế kỉ thảo luận bởi những bộ óc trí tuệ nhất trong suốt chiều dài lịch sử, sự phức tạp của Chủ nghĩa khắc kỷ đã phát triển ở nhiều khía cạnh. Như đã đề cập, nhiều tri thức, nghệ sĩ, nhà văn và doanh nhân sống cuộc sống của họ bằng những hướng dẫn này để truyền cảm hứng sáng tạo và thiết lập kỉ luật[3].

• Hệ thống này được xây dựng để hành động, không phải để tranh luận.

• Nguồn gốc của sự bất mãn của chúng ta bắt nguồn từ nhu cầu bốc đồng là hành động theo cảm xúc thay vì lí trí. Ví dụ nhiều người trong chúng ta không suy nghĩ trước khi hành động.

• Chủ nghĩa khắc kỷ nhắn nhủ chúng ta về cuộc sống ngắn ngủi và sự khó lường của nó. 

• Luôn kiểm soát bản thân, tình đoàn kết không lay chuyển.

• Nó giúp chúng ta vượt qua những cảm xúc tiêu cực, rèn luyện bản thân không buồn bã trước những điều mà chúng ta không thể kiểm soát.

• Tất cả cảm xúc xuất hiện trong chính chúng ta. Không ai có thể khiến bạn cảm thấy bất kỳ xúc cảm nào cho dù có mạnh mẽ đến đâu. Làm thế nào bạn cảm nhận và cách bạn phản ứng là hoàn toàn do chính tinh thần của bạn. 

Ví dụ: Một người lạ mặt thô lỗ với bạn khi bạn đi bộ. Bạn có quyền lựa chọn buồn bã, cảm thấy tiếc cho họ vì đã làm bạn đau khổ hoặc coi thường nó và cảm thấy không có vấn đề gì cả. Cho dù bạn có cảm thấy hợp lý với cảm xúc và phản ứng của mình hay không cũng không liên quan. Bạn chịu trách nhiệm cho cảm xúc khi phản ứng. Thật quá dễ dàng để đổ lỗi cho các đối tượng bên ngoài. 

• Tìm một người cố vấn hoặc một người làm mẫu - dùng họ để truyền cảm hứng và khuyến khích bản thân làm tốt hơn và nhiều hơn nữa. 

“Nếu không có thước kẻ để làm chuẩn, thì bạn không thể làm thẳng cái gậy có móc đâu.” – Seneca

• Nhận ra rằng nếu bạn thất bại, bạn sẽ sống sót. Bạn sẽ học, bạn sẽ điều chỉnh và bạn sẽ vượt qua. Thất bại không phải kẻ thù. Nó nạp nhiên liệu vào động lực của bạn. 

• Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng cho bạn và mở rộng kiến thức trong các lĩnh vực mà bạn muốn phát triển. Áp dụng kiến thức đó để tự mình tiến xa hơn. 

• Dừng những thứ bóng bẩy - nói một cách trung thực và có sức thuyết phục. Mọi người sẽ tôn trọng bạn vì sự thẳng thắn của bạn. Mọi người đều cần một người bạn sẽ nói cho họ nghe sự thật khi họ cần nghe. 

• Xem xét những gì bạn đang dành nhiều thời gian nhất. Nó có lợi cho sự phát triển của bạn không? Trừ khi mục tiêu trong cuộc sống của bạn là trở thành một siêu sao truyền thông xã hội nếu không việc duyệt Instagram có lẽ sẽ không thúc đẩy bất kỳ cơ hội nào của bạn. Hãy mua một cuốn sách. Nghe một cuộc hội thảo. Làm một cái gì đó năng suất cho cuộc sống của bạn. 

• Chống lại sự trì hoãn. Với điều này thì tôi đặc biệt vật lộn với nó. Nhưng điều đó là đúng đắn, hãy sắp xếp các nghĩa vụ của bạn một cách kịp thời, dành thời gian để giải trí và các mục tiêu cá nhân của bạn. 

• Thời gian là tài nguyên quý giá nhất của bạn. Đừng lãng phí nó. 

• Đắm chìm trong đam mê của bạn và những gì bạn yêu thích. Đừng lãng phí thời gian của bạn để lười biếng là làm nó trở nên dễ dàng. Hãy thúc đẩy bản thân bạn. 

“Bạn không yêu bản thân mình đủ. Hoặc bạn cũng yêu bản chất của mình và những gì nó đòi hỏi ở bạn. Con người yêu thích những gì làm họ mệt mỏi khi làm chùng, thậm chí họ quên cả rửa bát và ăn uống.” – Seneca

Ba người nổi tiếng đặt tiêu chuẩn cho những gì thực sự đích thực là một Stoic

Mặc dù nhiều cá nhân nổi tiếng có quyền lực trong suốt lịch sử đã hành động và giúp định hình nên nền tảng của chủ nghĩa khắc kỷ nhưng ba người đặc biệt sau đã đưa chủ nghĩa khắc kỷ đến một nền tảng mới, tạo ra một vị trí cho nó trong lòng các học giả. 

Marcus Aurelius

Hoàng đế của Đế chế La Mã, người đàn ông quyền lực nhất thời kỳ đó được các vị thần phong chức và với sự thông thái ngoài tầm hiểu biết đã giảng những lời khiêm nhường, từ bi và kiềm chế. Mỗi ngày ông đều viết nhật ký của mình, ghi chú về ý nghĩa thực sự của việc trở thành một Stoic. Mặc dù đó không phải là ý định của ông lúc đó. Ông chỉ đơn thuần là cố gắng cải thiện bản thân. 

“Hãy lướt theo danh sách những người cảm thấy tức giận dữ dội về một điều gì đó: nổi tiếng nhất, bất hạnh nhất, đáng ghét nhất, bất cứ điều gì nhất. Bây giờ tất cả đang ở đâu? Khói, cái bụi, huyền thoại, hoặc thậm chí không phải là một huyền thoại. Hãy nghĩ về tất cả các ví dụ. Và chúng ta say mê những thứ tầm thường đến mức nào.” – Marcus Aurelius

Epictetus

Ông sinh ra là một nô lệ và được tự do khi là thiếu niên. Sau nhiều năm chịu đựng sự khủng khiếp của chế độ nô lệ, ông đã học được cách truyền cảm xúc và vượt qua hoàn cảnh của mình bằng cách duy trì sự kiểm soát tâm lý. Ông học Chủ nghĩa khắc kỷ như một sự phụ thuộc và tiếp tục mở rộng trường học của mình để truyền lại giáo lý của bản thân sau khi được giải thoát khỏi chế độ nô lệ. 

“Không phải điều gì xảy ra với bạn, cách bạn phản ứng với nó mới là vấn đề.” – Epictetus

Seneca

Một người đàn ông cao quý có sự giáo dục và giàu có, một triết gia, người từng là cố vấn thân cận của hoàng đế Claudius. Claudius đày Seneca trong tám năm vì tội ngoại tình. Trong thời gian lưu vong, ông viết thư cho gia đình để an ủi họ, không thương hại bản thân hay hoàn cảnh. Ông được thả ra, từ kẻ lưu vong đến làm gia sư cho Nero, con trai của vua Claudius, người sau này sẽ lên nắm quyền. Senera ở lại với vai trò một nhà cố vấn trung thành cho đến khi Nero ra lệnh phải tự tử. Ngay cả sau đấy ông cũng không thương hại chính mình, chỉ là có những người sẽ than khóc về cái chết của ông. 

“Chúng ta thường sợ hãi nhiều hơn là tổn thương, và chúng ta chịu đựng nhiều hơn từ trí tưởng tượng hơn là thực tế.” – Seneca

Làm thế nào để bạn thực hiện chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hằng ngày? Nó thực sự rất đơn giản

Tách bản thân khỏi sự thoải mái của bạn

Như Seneca gợi ý, chúng ta cần dành thời gian để thực hành sự nghèo đói để chúng ta nhận ra bản thân thực sự cần bao nhiêu. [4] Một người hoàn toàn có thể ngủ trên đường phố mà không có gì ngoài quần áo trên người và ít thức ăn, nước uống cần có. Bạn có thể thực hành điều này bằng cách thực sự dành một đêm sống ở đường phố, chắc chắn sẽ rất khiêm tốn. Một lựa chọn ít cực đoan hơn là một chuyến đi với một cái túi nhỏ cùng những vật dụng hạn chế. Bạn không được phép mua bất cứ thứ gì khác, chỉ mang theo những thứ bạn thực sự cần. Kết thúc chuyến đi, có thể có một vài món đồ mà bạn thậm chí còn không dùng tới. 

Lật ngược chướng ngại vật

Huấn luyện nhận thức của bạn để nhìn mọi thứ từ một góc nhìn rộng hơn. Không phải mọi sự xuất hiện đều bị chia cắt và hoàn toàn tích cực hay tiêu cực. Có lẽ bạn đang phải đối mặt với một vấn đề và nó có thể là một chút răn đe, cảm giác như mọi thứ đang sụp đổ. Không quá vội vàng. Hãy dành một chút thời gian để đi bộ và làm mới mình một chút. Nhìn nhận sự việc qua một ánh sáng mới. Có một cơ hội ở đây và bạn chỉ cần tìm nó. Hãy sử dụng nó như một động lực để cải thiện bản thân và mục tiêu của bạn. 

Mọi thứ là tạm thời

Đừng dừng lại. Nếu có thứ gì không thành công, hãy vượt qua nó. Mọi thứ đều thoáng qua, đặc biệt là đam mê. Hãy nghĩ về những điều bạn rất muốn cũng rất nhạt nhẽo với bạn bây giờ. Một chiếc áo, một chiếc điện thoại mới, một tình yêu. Tất cả sẽ trở nên cũ kỹ và một số điểm sẽ rất buồn tẻ. Những điều đó là vô nghĩa trên một sơ đồ lớn, bởi vì chính bạn có một phần nhỏ như vậy trong thế giới mà chúng ta đang sống. 

Quan trọng nhất, đừng để bị cuốn vào những cảm xúc đam mê của bạn. Chúng làm hỏng sức khỏe của bạn và làm bạn mất tập trung với mục tiêu của mình. Chắc chắn ai đó đã làm bạn sai và cho rằng họ đã thắng lớn. Có lẽ họ kinh khủng, nhưng hãy để họ như vậy. Một số thiếu sót của người khác sẽ không làm giảm sự tỏa sáng của bạn trừ khi bạn cho phép họ. Vì vậy, đừng lo lắng. 

Bài viết liên quan đến đề nghị sống một cuộc sống khắc kỷ

Tài liệu tham khảo