9 tháng trước
Vẻ Đẹp Của Sự Đau Khổ
492

6036
Lượt xem
27
Lượt chia sẻ
2
Lượt bình luận

Không ai thích đau khổ. Chúng ta cố gắng để tránh khỏi bất kỳ sự đau đớn và đau khổ bằng mọi cách. Cả một ngành công nghiệp mọc lên phục vụ việc giảm đau dựa trên các quy trình nha khoa và y tế. Chúng ta có lựa chọn để không đau khi sinh em bé. Mọi người cố gắng lao vào một cái gì đó mới và tránh nỗi đau sau khi bị tan vỡ.

Từ đó, sẽ là những lý do rằng đau khổ là một điều tồi tệ.

Nhưng nếu điều đó không đúng thì sao?

Tại sao đau khổ vẫn còn tồn tại

Để hiểu được vẻ đẹp của đau khổ, trước tiên bạn cần hiểu tại sao nỗi đau vẫn còn tồn tại. Đó là dấu hiệu cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng.[1] Nỗi đau trở thành ký ức để tránh đối mặt với nguy hiểm trong tương lai.

Hãy nghĩ về người tối cổ và ngọn lửa. Trước đó anh ta đã chạm vào ngọn lửa và bị thương. Bây giờ khi gặp lửa, anh ta sẽ không chạm vào nó.


Đó là cách chúng ta phát triển, nhưng trong thời hiện đại, đau khổ mà chúng ta cảm thấy thường không phải là đau về thể chất. Đó thường là quá trình tinh thần mà chúng ta muốn bỏ qua nhưng không nên bỏ qua. Một ví dụ điển hình là trong công việc. Khi chúng ta còn trẻ, việc học và làm bài tập về nhà có thể được xem là đau khổ. Chúng ta thích vui vẻ và ở ngoài chơi hơn. Nhưng nếu bạn bỏ qua việc học, bạn không tiếp thu được gì và nhận kết quả xấu.

Tương tự ở tuổi trưởng thành. Làm việc chăm chỉ có vẻ giống như đau khổ với một số người. Nếu mọi người đi theo bản năng của họ và cố gắng thoát khỏi sự đau khổ này bằng cách làm việc cầm chừng, có thể họ sẽ làm việc cầm chừng, kết quả tồi tệ và cuối cùng có thể bị sa thải.


Đau khổ không trái ngược với niềm vui

Đây là điều mà mọi người thường bỏ lỡ: Thất bại và thành công, không nhất thiết phải đối lập nhau. Có trường hợp, chúng là anh em họ hoặc thậm chí anh em ruột.

Có một mối tương quan chặt chẽ giữa nỗi đau và niềm vui, hoặc thất bại và thành công. Sau giai đoạn cố gắng mạnh mẽ trong quá trình tập chạy, người chạy bộ trải nghiệm cảm giác hưng phấn có liên quan đến việc sản xuất opioids, một hợp chất thần kinh cũng được giải phóng để phản ứng với cơn đau. Đây được gọi là “Sự sung sướng của người chạy bộ.”[2]

Nếu bạn không phải là một người chạy bộ, hãy nghĩ về nó thế này: Sẽ thế nào nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ? Đây có thể không phải là một mục tiêu của tất cả mọi người, bạn có thể thay thế bằng mục tiêu của riêng mình nếu muốn.

Để trở thành một ca sĩ vĩ đại, bạn phải lao vào công việc. Hát mỗi ngày. Rèn luyện hơi thở. Xem các ca sĩ khác và phân tích phong cách của họ. Ký hợp đồng biểu diễn. Giữ sức khỏe giọng hát. Tất cả những công việc đó có thể được xem là "đau khổ".

Điều ngược lại dễ dàng hơn nhiều: đi chơi với bạn bè, đi xem phim, đi ngủ, về cơ bản là không làm gì nhiều. Sau đó, không có sự đau khổ, nhưng bạn không thể có được niềm vui trở thành một ca sĩ vĩ đại.


Bạn có thể giảm sự đau khổ không?

Không. Đó là một phần tự nhiên trong trải nghiệm của con người. Mặc dù vậy, bạn có thể giảm sự khuếch đại của nỗi đau bằng cách tập trung ít hơn vào bản thân.

Đạt lai Lạt ma có một trích dẫn nổi tiếng,

“Chỉ cần bạn quá tập trung vào cái tôi và bị cuốn vào suy nghĩ về việc bạn tốt hay xấu, bạn sẽ trải qua đau khổ.”

Loại bỏ cái tôi là một bước quan trọng. Có một sự thật rằng tất cả mọi người bị đau khổ. Vận động viên tập luyện để trở nên tốt hơn. Ca sĩ hát và bị la ó tại buổi biểu diễn. Các doanh nhân mất tiền và nghĩ rằng mọi thứ đã kết thúc trước khi họ thực sự có một doanh nghiệp thành công.

Stephen King, một trong những tác giả thành công nhất mọi thời đại, với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, Carrie, bị từ chối 30 lần trước khi nó được xuất bản. Đó cũng là số lần từ chối tương tự của J.K Rowling với Harry Potter, bộ truyện và phim có thể là thành công nhất mọi thời đại.

Tất cả những người này trước khi trải nghiệm niềm vui và thành công, họ phải trải qua đau khổ.

Kiếm tìm niềm vui trong đau khổ

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky cho thấy chỉ có 50 phần trăm hạnh phúc của chúng ta được xác định bởi các yếu tố không thể kiểm soát như gen hoặc tính khí của chúng ta. Nửa còn lại được xác định bởi sự kết hợp giữa hoàn cảnh, thái độ và hành động của chúng ta mà chúng ta có thể kiểm soát.[3]

Tận hưởng từng chút niềm vui. Bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ đau khổ. Hãy lấy một chút ít niềm vui trong những khoảnh khắc đó. Hãy hiểu rằng bạn đang tích lũy kinh nghiệm. Bạn sẽ phát triển từ chúng.

Rất ít người kết hôn với mối tình đầu của họ; nhiều người trải qua đau khổ. Rất ít người thấy nỗ lực đầu tiên của họ hoàn toàn là một thành công; phải vứt bỏ và thất bại nhiều trước khi họ tìm thấy một chút thành công.

Hãy tìm cách theo dõi tiến triển của bạn đồng thời tổ chức và ăn mừng những dấu ấn đầu tiên. Có thể bạn cũng muốn tiến hành đánh giá hàng tuần để đánh giá bạn đang ở đâu và ăn mừng tất cả các thành công nhỏ trong tuần.

Theo dõi tiến triển của bạn cũng là một cách tuyệt vời để tìm và giảm thiểu các tác nhân và trở ngại cản trở sự tiến triển của bạn.

Vấn đề là, bạn đang tiến bộ. Ngay cả khi cảm thấy đau khổ, bạn có thể thấy rằng điều đó đang đưa bạn đến với niềm vui.

Đau khổ thật đẹp

Khi bạn bắt đầu đi đến phòng tập thể hình, bạn có thể phải đấu tranh để nâng được tạ 50, 60 pao. Sau một vài tháng, bạn có thể nâng 150, 175 pao. Sau một năm, nó có thể là hơn 200 pao.

Tất cả điều đó là một cuộc đấu tranh và đau khổ. Bạn đang đưa cơ thể của mình qua một cái gì đó. Nhưng nó đều rất đẹp. Bạn đang đạt được sức mạnh và trở nên hòa hợp hơn.

Thất bại rất khó nhằn, nhưng đó là một yếu tố cần thiết của cuộc sống. Hãy tìm kiếm vẻ đẹp trong những khoảnh khắc ấy vì bạn đang phát triển.

Nguồn ảnh bìa: Vecteezy từ vecteezy.com

Tài liệu tham khảo