Một câu hỏi hay có thể thay đổi cả thế giới. Những câu hỏi giống như câu hỏi mà Einstein đã tự hỏi mình như thế này: "Bạn sẽ thấy được điều gì nếu đi trên một chùm ánh sáng?" Trong Điều không thể tránh khỏi: Hiểu Được 12 Sức Mạnh Công Nghệ Sẽ Định Hình Được Tương Lai Chúng Ta, Kevin Kelly viết rằng: "Việc đặt câu hỏi có uy lực hơn việc trả lời" . Ông thảo luận về cách thức các công nghệ tạo ra câu hỏi sẽ được đánh giá cao hơn các công nghệ tạo ra câu trả lời trong tương lai. Ông cho rằng:
“Vào cuối ngày, một thế giới của những câu trả lời phổ biến siêu thông minh khuyến khích công cuộc tìm kiếm câu hỏi hoàn hảo. Điều gì tạo nên một câu hỏi hoàn hảo? Trớ trêu thay, những câu hỏi hay nhất không phải là những câu hỏi dẫn đến câu trả lời bởi vì những câu trả lời ngày càng trở nên rẻ mạt và phong phú. Một câu hỏi hay đáng giá một triệu câu trả lời hay.”
Tôi hoàn toàn đồng ý với Kelly. Vậy, điều gì tạo nên một câu hỏi hay? Hãy cùng xem danh sách gợi ý của Kelly.
Những câu hỏi hay chẳng liên quan đến câu trả lời đúng
Đối với mỗi cuộc thảo luận, tôi đã tạo ra các phép ẩn dụ để hiểu thêm về những điều tạo nên một câu hỏi hay.
Ẩn dụ: Câu trả lời được chôn sâu trong tâm trí chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể không tìm thấy câu trả lời đúng mà mình đang tìm kiếm nhưng chúng ta sẽ tìm thấy những câu hỏi hay hơn khi chúng ta đào sâu suy nghĩ hơn.
Ẩn dụ: Tâm trí của chúng ta giống như một tòa nhà lớn với hành lang dài uốn lượn, trong đó hành lang giống như một chuỗi các câu hỏi trong tâm trí ta. Mỗi phòng dọc theo hành lang đóng vai trò là khoảng cách giữa các suy nghĩ và câu hỏi của chúng ta. Và mỗi phòng hoặc là có câu trả lời hoặc là có câu hỏi khác.
Một câu hỏi hay không thể nhận được câu trả lời ngay lập tức
Kevin Kelly nói: “Theo thời gian, công nghệ đám mây, máy móc hay AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ học cách bày tỏ rõ ràng những gì chúng đã và chưa biết. Mặc dù máy trả lời có thể mở rộng phạm vi các câu trả lời tới mức vô hạn thì thời gian để chúng tạo ra câu hỏi tiếp theo thì lại rất hạn chế.”
Ẩn dụ: Những câu trả lời không xác định giống như những cái cây được trồng trong tâm trí chúng ta, trong đó ý tưởng là những nhánh cây và các câu hỏi là những hạt giống phát triển. Hạt giống càng tốt thì khả năng phân nhánh của các ý tưởng càng tăng.
Ẩn dụ: Giống như cây cần thời gian để phát triển, những câu hỏi hay cũng như vậy. Tuy nhiên, bạn phải gieo hạt giống trước đã.
Một câu hỏi hay thách thức các câu trả lời hiện có
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như một tảng đá, trong khi đó các câu trả lời hiện có giống như chiếc cửa sổ kính. Thực hiện đổi mới và nghĩ các câu trả lời mới bằng cách phá vỡ chiếc cửa sổ kính đó bằng một tảng đá.
Ẩn dụ: Một câu trả lời hiện có giống như tôn giáo, trong đó một câu hỏi hay đang thách thức câu trả lời hiện có. Chúng ta phải thách thức quan điểm hiện tại về tôn giáo của mình để tìm một câu trả lời trọn vẹn.
Một câu hỏi hay là câu hỏi mà bạn rất muốn trả lời sau khi nghe được, nhưng trước đó bạn không quan tâm
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như việc đi theo một con thỏ trắng tới cái hang của nó, trong khi đó câu hỏi lại là chính cái hang đó. Trước đó bạn không biết tới sự tồn tại của cái hang, nhưng càng đi sâu vào bên trong, bạn càng muốn có câu trả lời.
Ẩn dụ: Hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một cánh cửa trong suốt cuộc đời mình, nhưng bạn chưa bao giờ mở vì nó thiếu mất nắm đấm cửa. Một câu hỏi hay giống như cái nắm đấm cửa lấp ló trong làn không khí mỏng. Bằng việc mở cửa, bạn nhận biết được một thực tế hoàn toàn mới. Bạn phát hiện ra một cánh cửa khác khi đi qua đó. Tuy nhiên, cánh cửa đó lại thiếu mất nắm đấm cửa.
Một câu hỏi hay là một cuộc thăm dò, một kịch bản điều gì xảy ra nếu
Ẩn dụ: Cuộc sống giống như không gian, nơi chúng ta không biết chính xác những gì ở ngoài kia. Gợi ý những câu hỏi theo kiểu điều gì xảy ra nếu giống như một chiếc tàu con thoi đưa chúng ta đi xa hơn tới những nơi chúng ta chưa từng khám phá.
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như một đại dương. Đại dương nào cũng có nơi sâu nhất. Do đó, câu hỏi cũng có phần sâu sắc nhất của nó.
Một câu hỏi hay là một câu hỏi tạo ra nhiều câu hỏi hay khác
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như một thư viện đầy sách, trong đó mỗi cuốn sách dẫn đến những câu hỏi thậm chí còn hay hơn nữa.
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như con số Pi. Trong đó Pi không thể được biểu thị dưới dạng phân số chung (hoặc câu trả lời). Giống như các chữ số có trong Pi cứ mãi tiếp tục và không tuần hoàn, các câu hỏi có thể tạo ra hàng loạt các câu hỏi mới, đến vô tận.
Một câu hỏi hay không thể đoán trước được
Ẩn dụ: Chúng ta không thể dự đoán những câu hỏi hay. Giống như Google không thể dự đoán chính xác bạn sẽ làm gì, suy nghĩ và cảm nhận ra sao sau hai mươi năm nữa.
Ẩn dụ: Giống như chúng ta không thể dự đoán suy nghĩ tiếp theo của mình bằng cách tự hỏi mình, suy nghĩ tiếp theo sẽ là gì - chúng ta không thể dự đoán những câu hỏi hay. Nếu có thể dự đoán được thì chúng chỉ là câu trả lời chứ không phải là câu hỏi.
Câu hỏi hay sẽ là dấu hiệu trí tuệ của người có học thức
Ẩn dụ: Con cá bơi trong làn nước trong vắt giống như tâm trí của một đứa trẻ, trong đó làn nước trong vắt kia giống như những câu hỏi hay chưa có lời giải đáp. Tâm trí của một đứa trẻ giống như trí tuệ của người có học thức.
Ẩn dụ: Con cá bơi trong làn nước bẩn giống như tâm trí của một người trưởng thành, trong đó làn nước bẩn giống như những câu trả lời trước đó được đem ra để chặn những câu hỏi sẽ được đặt ra. Tâm trí người lớn giống như tâm trí của một người vô học - một tâm trí với nhận thức rằng nó đã có tất cả các câu trả lời.
Một câu hỏi hay định hình những câu trả lời của chính nó
Ẩn dụ: Câu hỏi hay giống như sự ra đời của một đứa trẻ. Sự ra đời của đứa bé không tiết lộ một câu trả lời nào cả, nhưng nó lại tiết lộ vài điều gì đó hay hơn... những câu hỏi hấp dẫn hơn.
Ẩn dụ: Một câu hỏi hay giống như sự tạm dừng giữa các nốt nhạc.
Một câu hỏi hay có thể là công việc cuối cùng mà một cỗ máy sẽ học làm
Kevin Kelly nói rằng: “Một câu hỏi hay là điều mà con người hướng tới.”
Thay vì sử dụng một phép ẩn dụ ở đây, chúng ta hãy thảo luận về cuốn sách của Douglas Adams có tên Hướng Dẫn Tới Dải Ngân Hà của Những Kẻ Xin Đi Nhờ. Để ngăn những kẻ phá hoại lớn, tôi sẽ chỉ sử dụng một ví dụ trong cuốn sách đầu tiên trong số hàng loạt cuốn của Adams.
Trong cuốn sách, số 42 được tiết lộ là câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng về sự sống, vũ trụ và mọi thứ được tính toán bởi một siêu máy tính khổng lồ có tên Deep Thought (Suy Nghĩ Sâu). Câu trả lời được tạo ra trong khoảng thời gian 7,5 triệu năm để tính toán và kiểm tra. Máy tính phản hồi rằng câu trả lời dường như vô nghĩa vì những người ra chỉ thị cho nó không bao giờ biết câu hỏi là gì. Sau đó, những người này đã yêu cầu Deep Thought tạo ra câu hỏi cuối cùng nhưng siêu máy tính nói rằng nó không thể. Tuy nhiên, Deep Thought cho biết nó sẽ giúp thiết kế một máy tính thậm chí còn có sức mạnh hơn nó, có thể tạo ta câu hỏi.
Cuối cùng, hãy cho tôi đặt một câu hỏi cuối cùng cho bạn. Đây là câu hỏi hay khiến tôi bị mê hoặc.
Tiến sĩ Jamie Schwandt đã từng đặt câu hỏi: “Bạn sẽ thấy gì nếu có thể chiếu một tia sáng vào khoảng cách giữa những suy nghĩ của mình?”
Nguồn ảnh bìa: unsplash từ unsplash.com