Lý do để việc nói về chính trị là một vấn đề nhạy cảm là do tất cả các hoạt động chính trị chung quy là về những quyền và đặc quyền mà bạn nghĩ mọi người nên có hoặc không có, và việc cá nhân hóa nó là một điều không thê. Tuy nhiên, chỉ vì nó khó, không có nghĩa là không thể thực hiện được. Chính trị ảnh hưởng hoàn toàn đến mọi thứ, vì vậy không nói về nó là không nói về khía cạnh đại chúng trong cuộc sống của mọi người.
Dù quan điểm chính trị của bạn là gì, mọi người nên đồng ý rằng người dân có nhiều thông tin hơn và tham gia nhiều hơn là một điều tốt. Để điều đó xảy ra, chúng ta cần tìm ra cách nói về chính trị mà không phải như kẻ mất trí la hét.
1. Đừng cho rằng mọi người đều đang nói dối
Vào tháng 11 năm 2016, tôi đã đi du lịch khắp Hoa Kỳ với bạn gái của tôi và chúng tôi đã ở buổi thuyết trình (và kết quả) của cuộc bầu cử năm 2016. Khỏi phải nói, chính trị được nhắc đến rất nhiều. Trong các nhà trọ đầy những người trẻ khoảng 20 tuổi trên khắp thế giới (mặc dù chủ yếu là các nước kinh tế phát triển), các cuộc tranh luận chính trị đã nổi lên khi mọi người tung những sự thật cho nhau.
Sự thật là một công cụ quan trọng để tranh luận; điều đó là hiển nhiên. Tuy nhiên, giống như mọi công cụ tuyệt vời, chúng cần được sử dụng đúng cách. Sự cám dỗ là để tấn công dồn dập người đối thoại của bạn với những sự thật mà bạn có để chôn vùi họ trong núi thông tin. Bạn đã có câu trả lời cho mọi đối đáp họ có với danh sách thống kê bạn đã ghi nhớ và bạn biết chính xác lý do tại sao bạn đúng.
Mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp cho đến khi người mà bạn đang trò chuyện đưa ra một sự thật khác, từ một cuộc nghiên cứu mà bạn chưa bao giờ nghe nói tới, và rồi điều đó làm bạn hụt hẫng và thế giới quan bị lu mờ. Phản xạ bánh chè sau đây nên là phản ứng mà mọi người nên tránh:
"Đó là một lời nói dối."
Tôi đã thấy điều này xảy ra. Tôi đã xem hai người rất thông minh nói về bạo lực súng đạn ở Mỹ, một chủ đề nhạy cảm. Cuộc đối thoại đã biến thành một cuộc độc thoại khi anh chàng gần tôi nhất liệt kê cả đống sự thật anh ta có. Anh chàng ngồi đối diện trả lời với một sự khẳng định cao, điều mà được hỗ trợ bởi một thống kê khác, và vì vậy phản ứng ngay lập tức từ anh chàng ngồi cạnh tôi là buộc tội người kia đã bịa chuyện. Câu trả lời của anh chàng kia cho điều đó là điều tôi sẽ không bao giờ quên:
“Nếu anh định cho rằng tôi đang nói dối, thì không có lý do gì để chúng ta có cuộc nói chuyện này cả.”
Nếu bạn từng nghi ngờ những gì ai đó đang nói với bạn, thì công việc của bạn là hãy tự mình nghiên cứu sự thật. Đúng là đôi khi mọi người sai vì họ hiểu sai thông tin và đôi khi vì họ nhớ sai thông tin. Và đúng, đôi khi người ta sẽ nói dối bạn một cách thành thật.
Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu mỗi cuộc nói chuyện với giả định rằng mọi người sẽ không nói dối bạn. Kiểm tra thực tế một cách lịch sự là một chuyện, nhưng cho rằng người khác là kẻ nói dối chỉ vì bạn không đồng ý với họ thì lại là chuyện khác.
Xã hội được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chủ nhà hàng tin tưởng rằng khách hàng sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trước khi rời đi; chủ xe tin tưởng rằng các kỹ sư đã xây dựng những con đường và cây cầu vững chắc; và người tranh luận cần tin rằng người kia không nói dối họ. Nếu không thì “không có lý do gì để chúng ta có cuộc nói chuyện này cả.”
2. Đừng cho rằng mọi người đều đang nói sự thật
Điều này có vẻ như là sự mâu thuẫn hoàn toàn, nhưng thực ra thì không. Khi chúng ta tranh luận với ai đó mà chúng ta không đồng ý, chúng ta có xu hướng cho rằng họ sai. Khi chúng ta tranh luận với ai đó mà chúng ta đồng ý, chúng ta có xu hướng cho rằng họ đúng. Đây là thiên kiến xác nhận,[1] trong khi đó nó là điều mà mọi người đều nghĩ sai, điều đó không ổn chút nào.
Khi chúng ta đọc tin tức, chúng ta thường chỉ tìm kiếm thông tin giúp chúng ta xác nhận niềm tin hiện có của mình. Nó đòi hỏi ít nỗ lực tinh thần hơn để suy nghĩ, “tôi đã đúng và họ đã sai” hơn là nhận ra rằng thực tế mang nhiều sắc thái hơn. Chúng ta có xu hướng kiểm tra thực tế khi chúng ta nghĩ rằng người khác nói dối, nhưng chúng ta không có xu hướng làm điều đó khi chúng ta nghĩ rằng người ta đang nói sự thật. Những gì chúng ta nên làm là kiểm tra thực tế một cách bừa bãi. Nếu bạn đưa ra mọi thống kê mà bạn đồng ý vào cùng một sự hoài nghi lành mạnh mà bạn đưa ra cho mọi thống kê bạn đồng tình, thì bạn sẽ bắt đầu hiểu tại sao những người khác lại nghĩ theo cách của họ.
3. Mọi nguồn tin đều có thiên vị (và bạn cũng vậy)
Thiên vị tồn tại ở khắp mọi nơi và các nguồn tin đều là tác nhân của hiện tượng này và là nạn nhân của nó. Các nguồn tin là các doanh nghiệp. Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một doanh nghiệp có công việc là đưa tin các sự kiện trong ngày. Cuối cùng, bạn sẽ bày tỏ ý kiến của mình về tin tức mà bạn đã đưa ngay cả khi bạn đã cố không làm. Mỗi từ bạn chọn sử dụng (hoặc không sử dụng) và mọi chi tiết bạn chọn để tập trung vào (hoặc không tập trung vào) cho thấy sự thiên vị của bạn. Ngay cả khi tất cả những lời bạn nói là đúng và tất cả các chi tiết bạn tập trung vào đều đáng tin cậy, sự thiên vị của bạn vẫn còn đó.
Ý tưởng về tin tức “khách quan” hay “trung lập” là một lời ngụy biện. Tính khách quan tồn tại trong các lĩnh vực vật lý và toán học, nhưng thế giới thực (và ngôn ngữ chúng ta sử dụng để thể hiện bản thân trong thế giới thực) thì quá hỗn loạn và không thể hiểu được một cách khách quan.
Trong ngôn ngữ học và điện toán, đây được gọi là Symbol Grounding problem[2] và về cơ bản đó là lý do tại sao chúng ta không thể tạo ra ý thức trong robot. Để đơn giản hóa, symbol grounding problem là khái niệm chỉ ra rằng cho dù bạn tạo ra biểu tượng cơ bản như thế nào, mọi người vẫn có thể không đồng ý về ý nghĩa của nó. Lấy biểu tượng này, ví dụ:
Đó là chữ “I” hoa hay chữ “L” thường ? Hay là một hình ảnh? Nếu vậy, một hình ảnh về cái gì? Có phải là một cực? Có phải là một tòa nhà? Hay là một con đường đây?
Không có câu trả lời đúng. Biểu tượng đó có thể là một loạt các thứ tùy thuộc vào bối cảnh hoặc quan điểm của bạn. Khi bạn nhận ra khó thế nào để mọi người đồng ý về ý nghĩa của một biểu tượng, thì bạn có thể hiểu tại sao mọi thứ trở nên rắc rối khi những biểu tượng đó trở thành từ, những từ đó trở thành câu và những câu đó trở thành tin tức chính trị.
4. Tỏ ra tốt…
Nghe có vẻ đủ rõ ràng, và rất nhiều cuộc tranh luận chính trị trên truyền hình thì các chính trị gia coi thường các chính trị gia khác. Từ những câu hỏi của Thủ tướng Anh cho đến những cuộc tranh luận công khai và tranh cử tổng thống ở Mỹ, các chính trị gia đều cố tình xúc phạm lẫn nhau.
Chúng ta đều biết lý do cho việc này; họ đang cố gắng làm cho người khác trông yếu đi để giành phiếu bầu. Rõ ràng, nó phải hiệu quả. Nếu không, họ sẽ không tiếp tục làm điều đó. Nhưng tại sao chúng ta làm điều đó? Tại sao chúng ta xúc phạm lẫn nhau khi nói về chính trị?
Là một người không hổ thẹn vì hâm mộ khoa học viễn tưởng, tôi nhớ đến một tập phim Doctor Who. Khi cố gắng ngăn chặn một người ngoài hành tinh phá hủy hành tinh, ông cầu xin họ: “Tôi chỉ muốn bạn nghĩ. Bạn có biết suy nghĩ là gì không? Đó chỉ là một từ ưa thích để thay đổi tâm trí bạn.” Khi chúng ta nói chuyện chính trị, đó là tất cả những gì chúng ta đang cố gắng đào sâu. Tất cả những lời hoa mỹ cao cả, tất cả sự vĩ đại và tất cả những tiếng nói lớn: tất cả chỉ để thử và khiến ai đó thay đổi suy nghĩ của họ.
Theo nghĩa đó, tranh luận chính trị và tiếp thị là giống nhau: nghệ thuật thuyết phục. Là một người làm việc cho một công ty tiếp thị kỹ thuật số, từ lâu tôi đã biết rằng sự khó chịu không thuyết phục được bất cứ ai. Mọi người không chọn Coca-Cola hơn Pepsi vì Coca-Cola nói rằng những người uống Pepsi là những kẻ ngốc không biết chuyện gì “thực sự” xảy ra. Hơn là, Coca-Cola thu hút mọi người bằng cách nói về lợi ích sản phẩm của họ.
5. Nhưng đừng nhầm lẫn “tốt” với “đúng”
Tiếp thị tốt là tạo ra một hình ảnh đẹp cho sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi đó, cuộc tranh luận chính trị tốt sẽ còn hơn thế. Đôi khi đây không phải là vấn đề. Đôi khi các chính trị gia duyên dáng, lịch sự và cực kỳ nhã nhặn với phe đối lập trong khi họ hoàn toàn không đúng. Là một cử tri có hiểu biết, công việc của bạn là nhìn thấu điều đó.
Mở rộng ra, nếu một người bạn tỏ ra thô lỗ, bất lịch sự và cực kỳ khiếm nhã với bạn, họ vẫn có thể có điểm hợp lý. Đừng nổi giận, mà hãy tham gia vào ý tưởng của họ.
6. Cố gắng hơn
Tranh luận chính trị rất nhạy cảm và vì vậy hầu hết chúng ta tránh nó hoàn toàn. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang tranh luận về chính trị bởi vì bạn chia sẻ một cái gì đó trên mạng và sau đó nói về nó với bạn bè của bạn. Cái quái gì, đôi khi bạn có thể nói về một câu chuyện với bạn bè trực tiếp. Bạn bày tỏ ý kiến của bạn và họ bày tỏ ý kiến của họ. Đó là tranh luận, phải không?
Có thể. Mặc dù, rất có khả năng, bạn bè của bạn có khá nhiều quan điểm chính trị giống bạn. Chắc chắn, một vài trong số họ có thể có quan điểm bất đồng chỗ này chỗ kia, nhưng hầu hết bạn đều đồng ý. Nếu không thì các bạn sẽ không phải bạn bè.
Ngay cả khi đây không phải là trường hợp ngoại tuyến, thì truyền thông xã hội cũng giúp tạo ra bong bóng[3] để đảm bảo rằng trường hợp này trực tuyến. Ví dụ, Facebook chỉ hiển thị cho bạn nội dung từ những người và trang mà bạn thích và tham gia.[4] Nếu bạn không thích hoặc không tham gia nó, nó sẽ không hiển thị cho bạn. Nói cách khác, nếu bạn tình cờ có một người bạn có quan điểm mà bạn không đồng ý, bạn sẽ hiếm khi thấy chúng trên Facebook của bạn.
Giải pháp thực sự duy nhất cho vấn đề này, ngoài việc không sử dụng truyền thông xã hội, là tham gia với phía bên kia. Nhảy qua sự phân chia chính trị thay vì thoải mái giải quyết bằng những thành kiến của riêng bạn và chỉ đơn giản là nói qua loa về phía bên kia với toàn những kẻ điên rồ. Thật dễ dàng để ném ra từ "cực đoan" khi mô tả quan điểm chính trị của ai đó, nhưng có lẽ họ không thấy quan điểm riêng của họ là cực đoan. Đối với họ, bạn là người cực đoan.
7. "Tưởng tượng về người khác một cách phức tạp"
Đây là một triết lý được tạo ra và xác nhận bởi Vlogbrothers[5] và nó là điều cần thiết để thảo luận về chính trị. Để có những cuộc trò chuyện tốt hơn về chính trị, bạn cần phải tưởng tượng những người khác một cách phức tạp. Hiểu rằng quá trình dẫn người khác đến quan điểm chính trị của họ cũng phức tạp và nhiều sắc thái như quá trình dẫn bạn đến quan điểm chính trị của bạn.
Nếu bạn quyết định làm điều đó, cùng với mọi thứ khác mà tôi đã đề cập, hãy cho tôi biết cách bạn quản lý nó. Chắc chắn bạn sẽ là một người lớn hơn và tốt hơn tôihắn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có thể tranh luận về chính trị mà không trở thành một kẻ ngốc toàn diện.
Nguồn ảnh bìa: David Shankbone – Wikimedia Commons từ commons.wikimedia.org
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Lifehack: Làm thế nào để vượt qua xu hướng thiên vị xác nhận và mở rộng tâm trí của bạn |
[2] | ^ | Đại học Princeton: Vấn đề biểu tượng nền tảng |
[3] | ^ | Youtube: Video này sẽ khiến bạn tức giận |
[4] | ^ | The Guardian: Bùng nổ bong bóng Facebook: chúng tôi đã yêu cầu cử tri ở bên trái và bên phải để trao đổi dữ liệu |
[5] | ^ | Youtube: Thay đổi hoạt động kinh doanh của chúng ta một chút |