Từ lâu, Quế (danh pháp: Cinnamomum cassia) là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất nước hoa, thuốc và nấu ăn. Vào một thời điểm trong lịch sử, chúng thậm chí còn được sử dụng làm tiền tệ. Hương thơm nồng, đậm đà của Quế có thể làm ấm lên cả những ngày mùa đông lạnh nhất, và vị cay nhẹ đó có thể làm tăng hương vị cho bất kỳ món ăn nào.
Là một nguồn cung cấp tuyệt vời của chất xơ, sắt và canxi, Quế rất có lợi cho sức khỏe của con người, do đó chúng đã trở thành gia vị cực kỳ phổ biến trong giới ăn kiêng. Quế có nguồn gốc từ Shri Lanka và được làm từ vỏ cây thường xanh nhiệt đới, được chế biến thành các dạng bột hay dạng que cuộn.
Hiện nay, có hai loại quế thường gặp. Loại Cassia phổ biến nhất có màu đậm hơn, có vị ngọt cùng dư vị đắng rõ hơn, trong khi loại Ceylon màu nhạt hơn, vị ngọt nhiều hơn. Những lợi ích đối với sức khỏe phổ biến nhất của Quế bao gồm chống oxy hóa và khả năng hạ đường huyết ở những người bệnh tiểu đường.
Thông tin dinh dưỡng của Quế
1 muỗng canh bột Quế có chứa:
- 19 calo (calories)
- 4 gm chất xơ
- 68% Mangan
- 8% Canxi
- 4% Sắt
Không hề chứa đường hay chất béo, và 3% vitamin K trong một muỗng canh, Quế chính là loại nguyên liệu tuyệt vời để bổ sung vào khẩu phần ăn kiêng hằng ngày của bạn, với hiệu quả tích cực đối với hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, mức đường huyết và sức khỏe tim mạch.[1]
Lợi ích đối với sức khỏe của Quế
1. Quế có chứa chất chống oxy hóa tuyệt vời
Khả năng chống oxy hóa của Quế đã được tính toán trong một nghiên cứu năm 1999[2], kết quả cho thấy hoạt động của enzyme chống oxy hóa tăng lên ở những con chuột áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo, đi kèm với Quế hoặc Bạch Đậu Khấu. Quế giàu chất polyphenol, axit phenolic và chất chuyển hóa trung gian có tính chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do và giảm ứng kích oxy hóa trong cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa và bệnh tật.[3]
2. Quế cũng có chức năng chống viêm
Các hoạt chất chống oxy hóa trong Quế có tác dụng chống viêm tuyệt vời bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nghiêm trọng do viêm nhiễm.[4] [5]
3. Quế có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch
Quế cải thiện sức khỏe của tim mạch khi kiểm soát hiệu quả nồng độ cholesterol và chất béo trung tính, từ đó cải thiện được tình trạng sức khỏe tim mạch tốt. Trong một nghiên cứu năm 2003[6], bệnh nhân tiểu đường loại II khi dùng 1,3 hay 6 gam Quế mỗi ngày có mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và chất béo trung tính giảm, và mức cholesterol HDL (loại cholesterol tốt) ổn định. Thậm chí một nghiên cứu vào năm 2013[7] còn cho kết quả lượng cholesterol HDL cải thiện rõ rệt.
4. Chức năng của Quế trong điều trị tiểu đường
Quế đem lại tác dụng tích cực đối với lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại II. Theo nghiên cứu năm 2009[8], lượng đường huyết giảm đáng kể là nhờ vào hiệu quả của Quế. Điều tương tự cũng được chứng minh trong một số nghiên cứu khác.[9]
5. Quế có thể ngăn ngừa chứng thoái hóa thần kinh
Theo một nghiên cứu, tác dụng chống oxy hóa của Quế có thể là một trong những yếu tố giúp ngăn ngừa ứng kích oxy hóa và quá trình lão hóa của các tế bào não - nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.[10]
6. Chức năng chống vi khuẩn của Quế
Với khả năng chống nhiễm trùng và vi rút đáng chú ý gây ra bởi các loại vi khuẩn khác nhau, Quế đã trở thành loại thuốc chống nhiễm trùng lâu đời. Nghiên cứu năm 2012[11] khẳng định tác dụng chống nấm hữu hiệu của tinh dầu quế đối với các loài nấm men Candida albicans, Candida vùng nhiệt đới và Candida krusei.
7. Quế cải thiện sức khỏe răng miệng
Các tác dụng chống vi khuẩn của Quế đã được thử nghiệm về khả năng chống sâu răng, kết quả cho thấy Quế còn hiệu quả hơn cả dầu Đinh Hương.[12] Ngoài ra, Quế còn giúp cải thiện tốt tình trạng hôi miệng.[13]
Sử dụng Quế có gây tác dụng phụ nào không?
Mặc dù Quế rất có lợi cho sức khỏe con người, chúng ta vẫn phải vô cùng cẩn thận khi dùng liều lượng cao. Lượng Quế nạp vào cơ thể lớn có thể gây đau và kích ứng miệng, môi. Đôi khi, dùng nhiều Quế còn gây kích ứng, đỏ da.
Những người có vấn đề về gan nên đặc biệt thận trọng, vì khi họ dùng lượng Quế lớn có thể dẫn đến ngộ độc.
Như đã đề cập ở phần trước, Quế làm giảm lượng đường huyết, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng nếu đang trong quá trình điều trị và dùng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Quế.
Không nên để trẻ em dùng Quế, tương tự với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú.
Như với mọi nguyên dược liệu khác, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác bạn có thể dùng thêm Quế hay không, vì có thể chúng sẽ phản ứng với các loại thuốc kháng sinh, thuốc tim, thuốc làm loãng máu và thuốc trị tiểu đường.
Liều lượng khuyên dùng hàng ngày
Như đã nhắc đến ở phần trước, Quế có thể chống lại bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch, vì đã được xác minh thực nghiệm đối với việc hỗ trợ chức năng insulin, giảm mức đường huyết [14] [15] [16] và điều chỉnh chuyển hóa lipid.[17]
Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh dùng Quế vì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đáng tin cậy về khả năng gây độc tiềm tàng của loại gia vị này.
Liều lượng bệnh nhân tiểu đường nên dùng mỗi ngày là 1-6 gr, trong đó Quế Ceylon với nồng độ coumarin (một chất hóa học gây độc gan và gây ung thư) thấp hơn, là lựa chọn tốt hơn.[18]
Những điều nên chú ý khi mua Quế
Có hai loại quế gồm quế Cassia dễ mua và ít tốn kém hơn, và Quế Ceylon nổi tiếng có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn nhưng không dễ tìm mua bằng loại Cassia. Khi mua Quế, hãy chú ý đến tên hai loại, dù loại Cassia thì thường ít khi được nêu rõ tên (bởi tính phổ biến của chúng).
Quế ở dạng que thường được ưu tiên chọn mua hơn, nhưng sẽ thật khó khăn để bạn tự nghiền chúng thành dạng bột mịn cần cho việc nấu ăn. Vậy khi mua loại bột, bạn hãy chú ý đến mùi hương, vì đó là một cách để nhận biết độ tươi của bột Quế bạn mua.
Các công thức chế biến Quế tại nhà dành cho bạn
Loại bơ với hương vị ngọt dịu dành cho bữa sáng lành mạnh của bạn cực kì dễ thực hiện để bạn có thể tự làm tại nhà.
Một món ăn giúp cho bữa tối của bạn bớt nhàm chán với hương vị cay nồng đậm đà.
Một món tráng miệng lành mạnh, thú vị và dễ ăn có sử dụng Quế.
Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pixabay.com