Sống trong cái xã hội tiên tiến này, chúng ta thường dễ bị kiệt sức. Nhưng, nếu bạn có thể sớm phát hiện được những dấu hiệu của sự kiệt sức, thì bạn có thể ngăn chặn nó kịp thời và dứt điểm, còn không thì nó sẽ cản trở cuộc sống cá nhân cũng như công việc của bạn.
Hãy xem danh sách những dấu hiệu ban đầu của sự kiệt sức sau đây. Nếu như bạn đã có một vài điều trong số đó, rất có thể là bạn đang chịu một sự kiệt sức mà bạn chưa nhận ra!
Những dấu hiệu hiển nhiên của sự kiệt sức
- Khó ngủ: bạn gặp vấn đề về việc ngủ; hoặc tệ hơn nữa, bạn thức trắng cả đêm.
- Chán ăn: bạn hay bỏ bữa vì bạn không cảm thấy đói bụng.
- Cảm thấy tiêu cực: bạn thường cảm thấy vô vọng, buồn bã, tội lỗi, hoặc bản thân vô dụng.
Những dấu hiệu ít được biết đến của sự kiệt sức
- Tình trạng ghét giao tiếp xã hội: bạn cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí nổi giận khi có ai đó muốn nói chuyện với bạn.
- Mất hứng thú: bạn không cảm thấy muốn đi làm hay đi học; bạn thậm chí không thích giao du với bạn bè hoặc người thân, hoặc làm những điều bạn từng thích làm.
- Kém hiệu quả: khi không thực hiện được một dự án hay hoàn thành công việc đúng hạn, người ta thường nghĩ là họ không có khả năng. Tuy nhiên, ngoài việc khả năng thấp, bạn có thể bị kéo ra sau bởi sự kiệt sức. Sự căng thẳng kinh niên đang cản trở bạn làm việc hiệu quả như bạn đã từng.
Nếu bạn đang có một hoặc nhiều hơn của những dấu hiệu trên, thì bạn đang trải qua sự kiệt sức mà bạn không biết tới.
Sự kiệt sức được định nghĩa như thế nào ở góc độ y học
Sự kiệt sức không phải chỉ là một trạng thái cảm xúc, mà nó thực sực là một hội chứng y khoa.
Theo Tiến sĩ Ruotsalaien và các đồng nghiệp của ông, sự kiệt sức là một loại căng thẳng tâm thần. Nó được đặc trưng bởi sực mệt mỏi và thiếu nhiệt huyết, và làm giảm hiệu quả trong công việc.[1]
Và theo một bác sĩ tâm thần học, Sherrie B. Carter, sự kiệt sức có thể gây ra ba vấn đề sau:[2]
- Sự kiệt sức về thể chất và tinh thần
- Sự hoài nghi và tách biệt
- Cảm giác kém hiệu quả và thiếu thành tựu
Nguyên nhân của sự kiệt sức
Sự kiệt sức thường đến từ công việc. Tuy nhiên, bên cạnh công việc, những khía cạnh khác trong cuộc sống cũng góp phần dẫn đến sự kiệt sức.
Danh sách dưới đây kể ra những nguyên nhân có thể dẫn đến sự kiệt sức:[3]
Các vấn đề về việc làm dẫn đến sự kiệt sức
- Làm việc quá dễ hoặc nhàm chán
- Làm việc trong một môi trường áp lực cao
- Đối mặt với sự kỳ vọng quá đòi hỏi
Phong cách sống dẫn đến sự kiệt sức
- Thiếu sự hỗ trợ từ mối quan hệ
- Không ngủ đủ giấc
Đặc điểm tính cách dẫn đến sự kiệt sức
- Tính cầu toàn
- Bi quan về bản thân và thế giới
- Phải giành quyền kiểm soát
Tiến sĩ Ruotsalainen và các đồng nghiệp của ông tóm lại rằng, sự kiệt sức là hậu quả của một người không có khả năng phải hoàn toàn đối phó với yếu tố gây căng thẳng; sự kiệt sức không dễ để nhận ra, và sẽ lớn dần một cách chậm rãi, cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng.
Để khắc phục sực kiệt sức, trước hết hãy cố gắng tìm nguyên nhân gốc rễ của nó
Sự kiệt sức rốt cuộc là những tín hiệu được gởi đến từ cơ thể của bạn nhắc nhở bạn rằng bạn cần phải nghỉ ngơi. Trước khi quá muộn để ngăn ngừa nó trở nên nghiêm trọng, tốt nhất là xác định được nguồn gốc nguyên nhân của sự kiệt sức.
5 câu hỏi Tại Sao là một công cụ hữu ích trong tầm tay
5 câu hỏi Tại Sao, được phát triển bởi Sakichi Toyoda, là một kỹ thuật thẩm vấn nhằm khám phá ra mối quan hệ nhân quả.
Mục tiêu chính của phương pháp này là để tiếp tục hỏi các câu hỏi "tại sao" cho đến khi người đó đến được trung tâm của vấn đề. Mỗi câu trả lời của câu hỏi "tại sao'' trước cung cấp nền tảng cho câu hỏi ''tại sao'' tiếp theo.
Ví dụ, bạn có thể bắt đầu luyện tập khi bạn nhận ra sự kiệt sức là đến từ công việc của bạn.
Vấn đề: Công việc của tôi gây ra sự kiệt sức
- Tại sao thứ nhất: tại sao công việc của tôi gây ra sự kiệt sức?
bởi vì nó quá căng thẳng! - Tại sao thứ hai: tại sao nó quá căng thẳng?
bởi vì hạn chót của dự án này là vào Thứ Năm này. - Tại sao thứ ba: tại sao tôi thấy dự án này quá căng thẳng?
bởi vì đây là lần đầu tiên tôi dẫn một dự án - Tại sao thứ tư: tại sao tôi thấy căng thẳng cho lần đầu tiên dẫn một dự án?
bởi vì tôi muốn gây ấn tượng với sếp bằng cách hoàn tất nó, và tôi không thể thất bại. - Tại sao thứ năm: tại sao tôi muốn gây ấn tượng với sếp một cách háo thắng?
bởi vì tôi muốn được thăng chức để có thể nhận được nhiều lương và hỗ trợ được nhiều hơn cho đứa con thứ hai sắp sinh của tôi.
Bây giờ thì, sau một chuỗi thẩm vấn phân tích, cuối cùng bạn đã tìm ra được những nguyên nhân gốc rễ của việc kiệt sức của bạn: sự căng thẳng đến từ công việc của bạn chỉ là ngụy trang; điều mà bạn đang lo sợ đó là gánh nặng tài chính cùng với việc con bạn sắp chào đời.
Như minh họa ở đây, 5 câu hỏi Tại sao là một công cụ tuyệt vời giúp bạn tránh mắc phải sai lầm về logic và sự phỏng đoán trước khi bạn hiểu được nguyên nhân và hậu quả của vấn đề. Bằng cách tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của sự kiệt sức của bạn, việc giải quyết nó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sau đó thì, chia nhỏ vấn đề lớn thành những hành động nhỏ dễ quản lý hơn
Để chia nhỏ một vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn là một phương pháp tâm lý học được gọi là sự ngăn cách.[4] Nó đã được nhiều doanh nhân thành công áp dụng rộng rãi.
Mục tiêu chính của phương pháp này là để cô lập những vấn đề với nhau, và giải quyết từng vấn đề một. Điều này giúp chúng ta tách sự tập trung ra nhiều phần và dành riêng từng phần để tập trung vào một vấn đề mà thôi.
Để bắt đầu với việc này, bạn cần danh sách những điều cần phải làm, ví dụ như:
- Thảo luận với Phòng Nhân Sự về việc tuyển dụng sắp tới
- Điện thoại cho giáo viên của con tôi để bàn về kết quả bài kiểm tra của cháu
- Lên kế hoạch cho buổi triển lãm sắp tới
- Đến hiệu thuốc để mua thực phẩm chức năng
Sau khi chia nhỏ công việc của ngày hôm nay, bạn nên phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ.
- Thảo luận với Phòng Nhân Sự về việc tuyển dụng sắp tới (trong khoảng 30 phút)
- Điện thoại cho giáo viên của con tôi để bàn về kết quả bài kiểm tra của cháu (trong khoảng 30 phút)
- Lên kế hoạch cho buổi triển lãm sắp tới (trong khoảng 1 giờ)
- Đến hiệu thuốc để mua thực phẩm chức năng (trong khoảng 30 phút)
Và sau khi đã lên kế hoạch thời gian biểu, bạn hãy bám sát vào kế hoạch đó và tập trung cho mỗi nhiệm vụ một lần.
Hãy công nhận rằng cuộc sống này đầy những trở ngại. Tuy nhiên, nếu người nào đó tập trung quá mức vào một vấn đề, anh ta hay cô ta sẽ quên mất những vấn đề quan trọng khác cũng cần sự chú ý của họ. Cũng sẽ không tốt nếu anh ta hay cô ta nhét đồng thời toàn bộ các vấn đề trong đầu mình.
Sự ngăn cách là một phương pháp tuyệt vời cho bạn để giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả hơn, ngăn chặn bạn khỏi bị nổ tung bởi quá căng thẳng.
Hãy đánh giá lại các ưu tiên của bạn nữa, bởi vì sự kiệt sức là dấu hiệu cho thấy điều gì đó quan trọng trong cuộc sống của bạn không như ý muốn
Nói tóm lại, sự kiệt sức là một dấu hiệu cảnh báo rằng điều gì đó quan trọng trong cuộc sống của bạn đang hoạt động không tốt.
Dù thế nào đi chăng nữa, không bao giờ là quá muộn để giành thời gian suy ngẫm về hy vọng, tham vọng, và tương lai của bạn. Tự hỏi bản thân bạn một cách nghiêm túc: Mình có đang bỏ bê điều gì quan trọng không? Mình có đang làm điều gì đó không cần lý do gì? Hay là mình đang làm điều đó là bởi vì mình muốn làm?
Trong trường hợp này, sự kiệt sức là một cơ hội tốt cho bạn suy ngẫm về cuộc sống của mình.
Để giúp bạn đánh giá lại những ưu tiên của bản thân, chúng tôi có vài lời khuyên sau:
- Hãy nói KHÔNG với những điều bạn thật sự không muốn làm.
- Nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình bằng cách học các kỹ năng bạn luôn muốn học.
- Ngủ tốt bởi vì giấc ngủ là những khoảng thời gian quan trọng nhất để bạn phục hồi.
- Tránh xa những thiết bị công nghệ và hãy nghỉ ngơi thật tốt!
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Ruotsalainen JH, Verbeek JH, Mariné A, Serra C: Ngăn ngừa sự căng thẳng nghề nghiệp ở các nhân viên chăm sóc y tế |
[2] | ^ | Psychology today: Các dấu hiệu cho thấy sự kiệt sức ... Bạn có chúng không? |
[3] | ^ | HELPGUIDE.ORG: Cách phòng chống và phục hồi sự kiệt sức |
[4] | ^ | Forbes: 5 bước của phương pháp sự ngăn cách: Bí mật đằng sau các doanh nhân thành công |