6 tháng trước
Cách Chữa Nghẹt Mũi Tại Nhà - Từ Tác Dụng Tức Thời Đến Cải Thiện Lâu Dài
350

3991
Lượt xem
289
Lượt chia sẻ
92
Lượt bình luận

Nghẹt mũi không phải chuyện giỡn chơi. Lúc ấy, lời nói của bạn bị khác đi, nghe rất buồn cười, mũi bắt đầu chảy dịch (đương nhiên, không phải lúc nào cũng vậy); và khi bạn cố gắng thổi hơi qua mũi tìm kiếm một chút thông thoáng, nó gần như sẽ tắc lại ngay lập tức và làm bạn phát chán. Nó làm bạn nặng đầu và giảm năng suất làm việc của bạn so với ngày thường, nhất là khi bạn phải hoàn thành một núi công việc giấy tờ trong một thời gian ngắn.

Nghẹt mũi (stuffy nose) hay còn gọi là tắc mũi (blocked nose, nasal congestion) là rối loạn đường thở hay gặp nhất. Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng nghẹt mũi là hậu quả của quá trình tích tụ chất nhầy trong mũi. Điều này không chính xác. Nghẹt mũi thực sự xảy ra khi các mạch máu trong mũi bị viêm, làm các mô tế bào sưng to lên. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng: Cảm cúm thông thường gây ra bởi nhiễm virus. Những virus này có trong không khí và xâm nhập vào các mô tế bào ở mũi. Nhiễm trùng các xoang cũng có thể gây nghẹt mũi. Một triệu chứng hay gặp khi nhiễm virus là sự đổi màu xanh hoặc vàng của dịch nhầy mũi.
  • Phản ứng dị ứng: Để phản ứng với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) như phấn hoa, bụi, khói,..., mô tế bào ở mũi có thể sưng to lên. Những dị nguyên này kích thích tiết ra chất histamin. Histamin gây chảy dịch nhầy mũi loãng (đôi khi không ngừng lại được).
  • Bất thường giải phẫu: Một số bất thường cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn mũi (phân chia hai lỗ mũi), sống mũi cong,... cũng có thể gây nghẹt mũi. Những bất thường này có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương hồi bé, tai nạn trong lúc sinh đẻ,... Một loại bất thường khác là polyp, đó là một khối u hình thành từ quá trình nhiễm virus của các xoang.

Như tôi đã nói từ trước, nghẹt mũi làm ta thực sự khó chịu. Tuy nhiên, có những cách giải quyết nhanh chóng cho tình trạng này. Dưới đây là một vài biện pháp đã được kiểm chứng qua thời gian, chúng an toàn, nhanh và có hiệu quả.

Tắm Nước Nóng và Uống Cà Phê

Nếu bạn bị nghẹt mũi, hãy làm một tách cà phê xay và tắm nước nóng. Điều này có cơ sở khoa học: Hơi nước nóng làm giảm quá trình viêm và giảm lượng chất nhầy ở mũi. Tất cả những gì bạn cần làm là ngâm mình trong bồn tắm, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả ngay tức thì. Nhược điểm của biện pháp này là chỉ có tác dụng tạm thời. Bạn không thể tắm cả ngày và ngay khi bạn ra khỏi vòi nước nóng, mũi của bạn sẽ bị tắc trở lại do nhiệt độ tăng cao.

Dùng Gạc Ấm

Một biện pháp tức thời nữa là chườm nước ấm ở một số vị trí trên khuôn mặt. Điều này giúp làm thông thoáng lỗ mũi từ bên ngoài. Bạn cho nước ấm vừa phải với da bạn vào một chiếc bát, ngâm một miếng vải vào rồi lấy nó phủ lên sống mũi (các bạn nhớ để ý đừng để nó chèn vào lỗ mũi). Hít một hơi thật sâu và mũi bạn sẽ bắt đầu được dọn dẹp. Bạn nên để ý nhiệt độ của nước tránh làm bỏng hay làm tổn thương vùng mặt hay vùng trán. Lặp lại quá trình này cho đến khi miếng vải lạnh đi. Bạn có thể phải lặp lại một vài lần trước khi bạn cảm thấy đỡ hơn hẳn. Bạn nên nghỉ ngơi trong khi làm việc này, cố gắng làm nhiều lần nhất có thể và đừng làm việc gì gắng sức vào lúc đó.

Dành cho các bạn thích việc phòng tránh hơn là chữa bệnh, dưới đây là một số thói quen có thể làm giảm khả năng bị nghẹt mũi.

Dùng Tỏi

Tỏi chứa chất allicin, có tác dụng chống lại quá trình nhiễm virus mà có thể dẫn đến nghẹt mũi. Nó cũng chứa vitamin C, lưu huỳnh và các chất hóa học khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm mũi. Tuy nhiên, để sử dụng tỏi hiệu quả như một chất kháng sinh, tỏi phải được ăn sống để allicin có thể phát huy tác dụng. Không có liều dùng cụ thể của tỏi, nhưng bạn nên dùng từ 3 đến 5 tép tỏi một ngày và kéo dài ít nhất 10 ngày (tôi biết chúng có mùi khó ngửi, nhưng đó là cái giá bạn phải trả để đường mũi được thông thoáng). Bạn chỉ việc bóc vỏ tỏi và ăn trọn nó. Tiếp tục quá trình đều đặn cho đến khi các xoang được thông thoáng.
​​​​​​​Cảnh báo: Không thử ăn tỏi khi đói.

Nếu bạn thấy vị tỏi sống quá cay, bạn có thể dùng nó trong bữa ăn hàng ngày. Cho nó vào súp, pizza hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn ăn nó một cách đều đặn.

Giữ Cho Cơ Thể Đủ Nước

Lượng nước bạn đưa vào làm tăng tỉ lệ nước trong cơ thể bạn, từ đó làm dịu đi những sự khó chịu ở mũi. Dòng dịch nhầy cũng dễ chảy ra khỏi mũi hơn, giảm áp lực cho các xoang. Áp lực càng giảm thì cảm giác viêm tấy cũng giảm theo. Lượng nước này không giới hạn chỉ là nước uống mà nguồn nước khác như đồ uống thể thao, súp, nước luộc, sinh tố,... cũng được tính vào lượng tổng đó.

Thay Đổi Cách Sắp Xếp Giấc Ngủ

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo rằng bạn vẫn ngủ ngon cho dù mũi bị nghẹt:

  • Sắp xếp phòng bạn thật đẹp, cũng không cần quá đẹp đâu. Điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng cái mũi tắc của bạn vẫn còn nguyên.
  • Dùng nhiều gối hoặc tựa ngủ ở ghế sô-pha. Nâng cao đầu sẽ ngăn không cho dịch nhầy trôi ngược lại.

Dùng Thảo Dược Để Tăng Cường Hệ Miễn Dịch

Với một chiếc mũi cảm cúm, vitamin C và các thảo dược khác sẽ thực sự có ích. Chúng giúp cơ thể phát triển miễn dịch, chống lại vi khuẩn và virus gây viêm mũi. Mặc dù những thảo dược này có thể không chữa trị hết nghẹt mũi hoàn toàn, chúng có thể đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Kết hợp thảo dược và vitamin theo liều lượng nhất định để điều trị một cách tốt nhất.

Nếu như cuối cùng bạn vẫn bị nghẹt mũi, có một số cách làm tại nhà mà bạn có thể thử. Ưu điểm của những biện pháp này là bạn không phải chờ ý kiến các bác sĩ, đồng thời cũng rất là kinh tế.

Dùng Máy Tạo Độ Ẩm

Một chiếc máy tạo độ ẩm sẽ làm tăng độ ẩm cho căn phòng cũng như không khí trong phòng. Hít thở bầu không khí này sẽ làm giảm quá trình viêm ở các mạch máu và giảm sự tắc nghẽn ở hai lỗ mũi. Chất dịch nhầy sẽ giảm độ dày và dễ chảy ra hơn.

Xịt Nước Muối

Nước muối (đẳng trương) chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa nước và muối. Biện pháp này có mục đích để tạo độ ẩm sinh lý cho lỗ mũi của bạn. Độ ẩm càng cao, mũi càng dễ dàng tống đi dịch nhầy. Hiện nay chúng ta thường xịt nước muối đi đôi với các thuốc làm thông mũi. Sẽ tốt hơn khi có sự kê đơn của các bác sĩ có chuyên môn. Các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra nếu dùng bừa bãi hoặc dùng với các thuốc sai chỉ định.

Thử Dùng Bình Rửa Mũi

Bình rửa mũi được dùng để rửa các chất bẩn và dịch nhầy từ mũi bạn. Tuy nhiên, bạn không nên tự làm điều này hoặc khi bạn bị cảm cúm (hay những sự nghẹt mũi do virus khác). Tất cả những gì bạn cần làm là khuấy tan muối vào nước và rót dung dịch này vào bình rửa mũi. Nghiêng vòi bình vào lỗ mũi cho đến khi nước chảy vào. Dung dịch nước muối này sẽ làm ẩm lỗ mũi và làm giảm tắc nghẽn. Lặp lại bước này một số lần nữa và đổi bên mũi nơi nước chảy vào. Để quá trình này thành công, bạn phải đảm bảo rằng nước chảy ra khỏi lỗ mũi còn lại.

Dùng Thuốc Dị Ứng

Nếu chiếc mũi tắc của bạn là kết quả từ phản ứng dị ứng của một số tác nhân, bạn có thể dùng thuốc dị ứng (ví dụ như thuốc kháng histamin). Dùng thuốc dị ứng sẽ giảm áp lực trong lỗ mũi bị tắc của bạn. Lưu ý rằng những thuốc này nên dùng dưới sự kê đơn của bác sĩ. Nếu dùng chúng không đúng cách có thể làm tình trạng của bạn tồi tệ đi. Bạn cũng nên biết rằng các thuốc kháng histamin sẽ làm bạn buồn ngủ. Hãy ngủ một giấc ngắn sau khi dùng những thuốc này và đừng vận động thể chất.