Bị từ chối là chuyện bình thường. Đây là một thực tế của cuộc sống sẽ không bao giờ thay đổi. Điều này xảy ra với tất cả mọi người, và tôi biết chắc chắn không ai thích cảm giác này cả. Chúng ta luôn luôn muốn làm người khác hài lòng và thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Đây là một điều rất tự nhiên, vì chúng ta là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có xu hướng né tránh những tình huống cụ thể vì chúng ta sợ bị từ chối.
Tất cả mọi người đều có ước mơ và mục tiêu, nhưng nếu chúng ta cho phép nỗi sợ bị từ chối cản trở, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Những ước mơ và mục tiêu đó sẽ luôn luôn như một trái cây trên cành treo ngay trước mặt chúng ta. Rất gần, nhưng không với tới được. Bạn sẽ không vượt ra khỏi vùng thoải mái, không muốn từ bỏ cảm giác được che chở khỏi nguy cơ bị từ chối bất kỳ.
Nhưng tôi thực sự cần phải hỏi bạn một câu, nếu bạn quyết tâm tiến lên và cố gắng hết sức, điều đó có tệ hơn là ngồi một chỗ và tự hỏi mình nếu như, giá như? Giá như tôi không sợ? Giá như tôi không quan tâm nếu tôi bị từ chối hay không?
Đây là một sự lựa chọn tất cả chúng ta phải thực hiện. Đối với một số người, lựa chọn ngồi trên ghế dự bị, được an toàn sẽ bớt đau đớn hơn. Nhưng đối với những người khác, họ thấy không đáng để nuối tiếc về một việc nào đó đến tận cuối đời. Có những người nghĩ rằng, đây là một cách thúc đẩy bản thân để đối mặt với nỗi sợ bị từ chối và thực hiện mục tiêu của mình cho dù có gì xảy ra đi chăng nữa.
Chúng ta biết điều đó có thể xảy ra, nhưng cách chúng ta phản ứng trong tình huống như vậy sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Hôm nay, tôi sẽ chỉ bạn cách biến một tình huống tiêu cực thành một cơ hội với tiềm năng cực lớn.
Nhưng trước tiên, hãy xem qua những trường hợp bị từ chối chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống.
Nỗi sợ bị từ chối
Sự từ chối thường tạo cảm giác bị tê liệt, cản trở chúng ta thực hiện công việc yêu thích của mình. Đó là một trạng thái khiến bạn không thể làm hoặc nói ra gì cả, vì bạn sợ và không chắc mọi người sẽ nghĩ, nói hoặc làm gì về điều này.
Khi còn trẻ, tôi đã tìm một công việc bán thời gian sau giờ học, tôi đã nộp hồ sơ vào một cửa hàng bán phim địa phương. Và vì một lý do nào đó tôi đã bị từ chối liên tục trong vòng vài năm. Tổng cộng, tôi đã bị từ chối sau 7 lần nộp hồ sơ và nhiều lần phỏng vấn cho chỗ này.
Khi nhìn lại, tôi rất mừng vì tôi đã không được nhận việc, thay vào đó, tôi tiếp tục với cuộc sống của mình, tiến lên phía trước và giữ tinh thần lạc quan. Nếu cuộc sống của tôi ngừng sau vài lần bị từ chối, tôi sẽ không bao giờ phát triển, lớn lên, hoặc trở thành một con người tốt hơn.
Có thể, bạn nghĩ chỉ mỗi bạn không được chấp nhận, bị từ chối và lấy ra làm trò đùa. Nhưng đừng lo, hàng ngày hàng triệu người bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau – điều đó không mang tính chất cá nhân.
Những Trường Hợp Bị Từ Chối
1. Phỏng vấn việc làm
Trường hợp này khá là phổ biến. Bạn có mặt sớm, mặc bộ đồ đẹp nhất, rồi ôn lại những câu hỏi phỏng vấn có thể bạn sẽ được hỏi. Bạn đã chuẩn bị kỹ nhất có thể. Bạn qua phỏng vấn một cách xuất sắc, và bạn nghĩ mọi việc diễn ra rất tốt. Một tuần sau bạn nhận được email cảm ơn và họ đã tìm được một ứng cử viên khác, nhưng hồ sơ của bạn sẽ được lưu lại.
2. Xã hội - Gặp những người mới
Bạn hẹn gặp một người quen tại một quán cà phê, nhưng sau đó những người bạn khác của người đó tới, và họ bắt đầu nói chuyện. Bạn cảm thấy không thoải mái, vì bạn không biết ai cả, nhưng bạn vẫn bắt mình giả vở rằng bạn là một người hòa đồng, và bắt chuyện. Bạn muốn tạo ấn tượng với những người này, và hy vọng rằng họ thích bạn.
3. Những cuộc giao thương trong công việc
Đây là ngày đâu tiên của bạn trong vị trí nhân viên bán hàng cho một công ty lớn. Bạn cảm thấy hào hứng, và rất muốn chứng mình với công ty rằng họ đã chọn đúng người. Một trong những người bạn sẽ gặp vào hôm nay là khách hàng tiềm năng của công ty. Bạn tới nơi và thực hiện bài thuyết trình. Khách hàng này có đồng ý với bạn là họ cần phải bỏ ra một số tiền lớn khi tình trạng kinh tế hiện tại đang rất khó khăn không? Nếu bạn không có được hợp đồng thỏa thuận, sếp bạn có nổi giận và đối xử với bạn như một người không có năng lực hay không?
4. Áp lực từ bạn bè
Trong bữa tiệc cùng với những người bạn thân, một trong số họ bắt đầu hút thuốc lá ngay trước mặt bạn. Sau đó người đấy hỏi bạn tại sao bạn cũng không hút thuốc lá đi? Người đấy đưa bạn một điếu, thậm chí còn châm lửa cho bạn. Bạn có nhận không? Mặc dù trước đấy bạn đã nói là bạn sẽ không hút thuốc lá, nhưng bây giờ bạn có chắc hay không? Bạn có giữ được mối quan hệ tình bạn như trước nếu bạn nói: “Không, cảm ơn!”.
5. Tình yêu - Hẹn hò
Cảm giác lo lắng khi bạn gặp người mình thích. Bạn đang tựa vào tường trong một quán club, chợt ở phía đối diện có người đã bắt được sự chú ý của bạn. Nhịp tim bỗng nhanh hơn, và bạn cảm thấy bầu không khí đang thay đổi. Bạn sẽ làm gì? Bạn có nhìn đi chỗ khác hay không? Bạn có tiếp tục nhìn chằm chằm người đấy hay không? Hay là bạn sẽ đi tới và bắt chuyện, trong khi trái tim bạn đang đập phình phịch?
Sự từ chối sẽ thúc đẩy sự sáng tạo
Sharon Kim đến từ Đại học Hopkins đã tiến hành một nghiên cứu. Cố ấy muốn chứng minh rằng cảm giác bị từ chối có thể giúp chúng ta tăng khả năng sáng tạo.
Tại sao điều này lại quan trọng? Tại vì nếu một người cho rằng các ý tưởng của bạn không có giá trị, chắc chắn sẽ có người khác có quan điểm ngược lại. Bạn không thể bỏ đam mê và khao khát thành công chỉ vì một sự cố. Bạn có thể coi đây như một gì đó tốt, cho thấy những ý tưởng của bạn đi trước thời đại, và bạn không chỉ áp dụng những phương pháp phổ biến, mà còn thử những điều mới mẻ. Thường, những thứ tuyệt vời nhất xảy ra khi bạn đi theo một con đường mới, chứ không theo đám đông.
Sự từ chối có thể dẫn đến sự sáng tạo. Bạn thấy không, bạn muốn nói với chính mình rằng không có gì sai về bạn cả. Thực sự là không có gì, mà ngược lại, bạn là người hoàn hảo từ mọi khía cạnh. Bạn là một người độc đáo, và sự độc đáo này là vô giá, vì bạn có những suy nghĩ, cảm xúc và cách làm việc hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ ai khác.
Hãy thực hiện theo các bước đơn giản này để từ chối “sự từ chối”
Bạn không nên cá nhân hóa vấn đề. Tôi là một người có đức tin, và tôi tin rằng nếu một cánh cửa đóng lại, thì một cánh cửa khác, thậm chí còn tốt hơn sẽ mở ra cho bạn. Có câu nói: những thứ tốt sẽ tới với những người biết chờ đợi. Dưới đây là vài cách bạn có thể vận dụng để đấu tranh với sự từ chối:
1. Tất cả chỉ diễn ra trong đầu bạn
Hãy nói với chính mình nỗi sợ chỉ có trong đầu bạn mà thôi. Thực chất, khi sợ gì đó, chúng ta sẽ tự suy diễn. Chúng ta sẽ nghĩ tới các kịch bản khác nhau có thể xảy ra nếu chúng ta quyết định thực hiện điều mình sợ. Không ai có thể đoán tương lai sẽ như thế nào, vậy sao chúng ta có thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong 5 phút tới? Việc đầu tiên bạn có thể làm được để đối mặt với nỗi sợ là thực hiện điều đáng sợ đó.
Có sao đâu? Hãy chứng minh với bản thân rằng bạn thực sự không quan tâm lắm tới kết quả, mặc dù có gì xảy ra đi chăng nữa. Nếu bạn muốn mời một bạn gái đi chơi, thì cứ mời đi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Hãy đặt ra câu hỏi đấy. Và khi bạn thực sự suy ngẫm lại, bạn sẽ nhận ra rằng ngay cả khi bị từ chối thì cũng không sao đâu! Bạn không mất gì cả.
3. Tập trung vào những thứ tích cực
Đừng tập trung vào những chuyện xấu có thể xảy ra, mà hãy tập trung vào những thứ tích cực. Thay vì cứ nghĩ về kịch bản tồi tệ đáng sợ nhất có thể xảy ra, hãy nghĩ về kết quả tích cực khi bạn thực hiện công việc bạn muốn làm.
Chúng ta có một tật xấu là luôn luôn tập trung vào cái xấu, cái sai, cái tiêu cực, những lỗi lầm. Nhưng điều này cũng không sao đâu. Khi bạn cố gắng vượt qua nỗi sợ bị từ chối, bạn cần phải tin vào bản thân là bạn sẽ không thất bại. Hãy hình dung ra hình ảnh khi bạn thành công, khi bạn sẽ cảm thấy rất vui, và cuộc sống của bạn sẽ tuyệt vời như thế nào.
Bạn sợ thuyết trình trước 100 người? Đừng lo là bạn sẽ quên lời nói, hoặc cảm thấy không phù hợp khi giao tiếp bằng ánh mắt. Hãy tập trung vào tiếng gầm của đám đông, tiếng reo hò, vỗ tay, hoan hô khi bạn hoàn thành bài thuyết trình một cách xuất sắc. Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn trước, để ban cho chính mình cơ hội biến ước mơ thành hiện thực.
3. Kiên trì
Đã bao giờ bạn thấy một đứa trẻ không đòi được những gì nó muốn chưa? Điều này là có thể, nhưng trong đa số trường hợp đứa trẻ sẽ đòi được chính xác tất cả những gì nó muốn. Lí do vì sao sẽ bắt nguồn từ cách suy nghĩ. Một đứa trẻ có thể lên sân khấu và diễn trước 1000 con người và không có nghĩ gì nhiều về điều đó. Chúng không sợ, chỉ thế mà thôi. Chúng không quan tâm. Trong từ vựng của chúng không có từ “từ chối”.
Điều này giải thích tại sao hầu hết những đứa trẻ đều thành công. Sự kiên trì. Chúng không biết thất bại là gì. Bị từ chối không có nghĩa bạn thử một lần rồi bỏ. Điều đó có nghĩa bạn sẽ thử lần này, qua lần khác cho đến khi thành công. Vì vây, nếu trẻ con có thể dạy người lớn một điều, thì đó sẽ là không bao giờ chấp nhận câu trả lời “không”, và không bao giờ, tôi nhắc lại là không bao giờ từ bỏ.
Kết luận
Đây là cách suy nghĩ bạn cần phải áp dụng. Đừng nghĩ nếu bạn bị từ chối 1,2, hoặc 3 lần, là kết thúc. Không phải đâu! Sự thành công không có giới hạn. Nếu bạn chưa đạt được mục tiêu trong cuộc sống, biến ước mơ của mình thành hiện thực, người duy nhất có thể ngăn cản bạn là chính bạn. Vì vậy, đừng để chính mình hoặc bất cứ một ai khiến bạn từ bỏ!
Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io