Rối loạn sử dụng chất cồn là thuật ngữ chuyên ngành mô tả triệu chứng được nôm na biết đến là nghiện rượu. Đây chính là một vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Năm 2014 một nghiên cứu được chủ trì bởi Viện Lạm dụng và Nghiện rượu (NIAAA), đã tính toán được rằng 16,4 triệu người ở Hoa Kì mắc chứng rối loạn này.[1]
Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân đã được xác định để có thể giúp chẩn đoán được việc một người có khả năng mắc chứng rối loạn này.
Ví dụ như việc người uống rượu khi chưa đủ tuổi được xem là một yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ cao dẫn đến chứng nghiện rượu sau này. Việc người trẻ uống rượu có khả năng được xem là bình thường, khiến cho những đứa trẻ chưa hiểu rõ được những nguy hại của việc lạm dụng chất cồn gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất[2] rằng có thể có một khuynh hướng nào đó do di truyền gia tăng khả năng chẩn đoán. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người có bố mẹ hoặc ông bà là những người nghiện rượu thường có khả năng được chẩn đoán mắc chứng này cao hơn 4 lần so với những người bình thường nói chung.
Tuy nhiên thì họ cũng có kết luận là yếu tố di truyền chỉ là một hạt cát trong sa mạc. Một giả thiết chung được đồng tình hiện nay chính là xã hội và môi trường sống là những yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với yếu tố di truyền. Hoàn cảnh sống và lớn lên của một ai đó đang lạm dụng rượu thường được xem như một yếu tố có rủi ro cao hơn so với yếu tố di truyền.
Mặc dù nguy cơ này gia tăng chứng nghiện rượu, nhưng phần lớn những người có bố mẹ mắc chứng này không trở thành người nghiện rượu khi trưởng thành.
Triệu chứng
Để có thể đưa ra được chẩn đoán cho người mắc bệnh, bác sĩ sẽ phải xác định được những triệu chứng mà hành vi uống rượu gây ra với sức khỏe và hành vi của họ. Điều này bao gồm cả những ảnh hưởng về thể chất và các tổn thương về tinh thần. Một số triệu chứng mang tính tế nhị, và có thể sẽ không biểu hiện hay gây hại đối với người bệnh. Nhưng đối với một bác sĩ đây chính là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho việc gia tăng các tình huống đã có trong dự tính.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán được tiến hành bởi bác sĩ bằng cách đưa ra một loạt những câu hỏi có mục đích đối với người bệnh về những gì mà họ đã trải qua trong 12 tháng trước đó. Có thể ví dụ một số câu hỏi đó như sau:
- Bạn có bao giờ từng thử cai rượu hay giảm bớt tần suất uống rượu của mình nhưng cảm thấy bản thân không thể làm được hay không?
- Bạn có bao giờ (trong một dịp nào đấy) uống nhiều rượu hơn so với khả năng của mình và không thể kiểm soát điều đó không?
- Bạn đã bỏ hết những hoạt động mà bạn từng thích và dành hầu hết thời gian và tiền bạc cho việc uống rượu đúng không?
Một khi đã hoàn thành việc trả lời hết những câu hỏi này, việc chẩn đoán thường sẽ được tiến hành ngay sau đó. Kết quả được cung cấp dựa trên mức độ nghiêm trọng và không hề dựa trên sự đánh giá theo hệ nhị phân bao gồm hai loại kết quả là đạt được/thất bại.
Trị liệu
Phương pháp trị liệu được gợi ý dựa trên mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bệnh nhân đang có triệu chứng.
Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhất thường xuyên được khuyên nên giảm hẳn lượng rượu họ uống vào.[3] Việc kiêng rượu hoàn toàn không hẳn là điều kiện cần cho sự thành công của việc trị liệu, và tình trạng này có thể được giảm thiểu dựa trên các quy định và khả năng tiêu hao.
Những bệnh nhân với tình trạng vừa hoặc nặng thường được khuyến cáo nên dừng hẳn hoặc cai việc nạp chất cồn vào cơ thể triệt để. Đây chính là một lời khuyến cáo vĩnh viễn, mặc dù trong một số trường hợp nhất định nó chỉ được xem như một biện pháp tạm thời; tuy nhiên, đây là điều hiếm thấy và được chỉ định trong những trường hợp bênh nhân không phải là người nghiện cồn nhưng đang trải qua một chấn thương tạm thời nào đó.
Hàng loạt những biện pháp tự chữa bệnh cho chính mình đang dần được hoàn thiện. Những điều đó bao gồm những thay đổi nhỏ trong cuộc sống có thể giúp bệnh nhân kiêng rượu. Cụ thể là:
- Tránh các dịp cần uống: Có một vài dịp hay sự kiện này đó mà bạn phải coi việc uống rượu là phép xã giao lịch sự. Bằng cách tránh đi các tình huống đó, bệnh nhân sẽ không còn phải tiếp xúc với chất cồn, hoặc là trong đời sống hàng ngày cần phải loại bỏ hoàn toàn những thứ liên quan đến chất cồn, bệnh nhân từ đó có thể giảm bớt nguy cơ tái phát việc nghiện rượu.
- Thông báo tới bạn bè và người thân: Bằng cách thông báo cho bạn bè và người thân về ý định giảm hoặc bỏ hẳn việc uống rượu, chính là cách mà họ phải làm để có trách nhiệm với những người mà họ đã hứa. Điều này có thể khiến ý chí, đồng thời là khuyến khích họ có thể từ chối việc uống rượu khi nhân dịp gì đó mà họ đang trong cơn thèm khát.
- Sẵn sàng nói Không: Một trong những điều khó khăn nhất khi đang cố gắng để vượt qua chính là trong một số sự kiện xã hội nào đó có phục vụ đồ uống bởi một số những người không hề biết bạn đã cai rượu. Các bệnh nhân được luyện tập bằng cách nói các câu theo trật tự như “Không, cảm ơn, tôi không uống được,” trước gương để đối phó với những tình huống ngoài đời thực. Những câu trả lời máy móc này khiến cho việc đưa tay nhận lấy đồ uống khi được mời sẽ tự động giảm bớt.
Trong một số trường hợp bệnh nhân ở mức nghiện nặng hoặc nghiêm trọng, thường thì sử dụng liệu pháp nhóm được xem là có hiệu quả và nhiều đề xuất nhất. Các lớp học cai nghiện rượu miễn phí hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, nổi tiếng nhất trong số đó là Alcoholics Anonymous.
Alcoholics Anonoymous có chương trình 12 bước giúp giảm bớt các khó nhằn của việc cai rượu do nản chí bằng cách chia thành các nhóm nhỏ hơn, để dễ quản lý hơn. Liệu pháp của nhóm này là tập trung vào cách khía cạnh trong chương trình giúp bệnh nhân cai nghiện rượu bằng việc tạo cho bệnh nhân sự tín nhiệm trong một bầu không khí không có sự đánh giá. Những người đã từng là thành viên của nhóm hỗ trợ này có nhiệm vụ là không được để những người khác bị dao động bằng việc giữ cho họ luôn tỉnh táo.
Các nhóm hỗ trợ trực tuyến như Hellosundaymorning.com lại có cố gắng trong việc sử dụng công nghệ để giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng này. Họ sáng tạo ra một phiên bản kết hợp chương trình 12 bước với nền tảng mạng xã hội được thiết kế để xây dựng thành các nhóm hỗ trợ trên toàn cầu. Tính hiệu quả của nền tảng mạng xã hội cai nghiện trực tuyến này hiện vẫn chưa được xác thực một cách chính xác, thế nhưng những bước đi ở giai đoạn đầu dường như rất tích cực.
Những người có các triệu chứng được xem là nặng và nghiêm trọng thường được chuyển đến các trung tâm cai nghiện rượu.[4] Các cơ sở này cung cấp các phương pháp trị liệu cả về bên trong lẫn bên ngoài của bệnh nhân (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân). Quá trình trị liệu bên trong bao gồm các yếu tố liên quan đến đánh giá tâm lí và thể chất, hỗ trợ nhóm, và các liệu pháp hỗ trợ nhóm cùng với trị liệu cá nhân trong khi trải qua quá trình cai nghiện.
Các rủi ro sức khỏe
Có thể có một vài hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe của những người bệnh không chữa trị thành công trong quá trình trị liệu và việc giảm lượng rượu uống vào với mức độ có thể chấp nhận được. Mức độ nghiêm trọng của các trường hợp thường phụ thuộc vào lượng rượu mà họ đưa vào cơ thể chính mình.
Hệ quả trực tiếp liên quan đến sức khỏe có thể bao gồm các nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch, bệnh gan, đột quỵ, trầm cảm, và rất nhiều những bệnh ung thư khác nhau.
Hậu quả sức khỏe gián tiếp là những sự kiện mà có kết quả những nạn nhân đang trong trình trạng say rượu nhiều hơn mức trung bình quốc gia. Theo thống kê, nhiều khả năng họ có thể là người gây ra các tai nạn giao thông nghiêm trọng, tự tử, chấn thương sọ não và các trường hợp tử vong do các tai nạn nghiêm trọng khác nữa. Hàng năm có đến 88.000 người ở Mỹ chết do có liên quan đến việc uống rượu.[5] Rượu chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 4 ở Mỹ và hơn 30% các vụ tai nạn xe hơi chính là do tài xế say rượu.
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trên toàn thế giới, 3,3 triệu người (hoặc 5,9% số ca tử vong) có liên quan trực tiếp tới việc uống rượu. Tuy nhiên họ tuyên bố rằng trong vài thập kỉ vừa qua, mức tiêu thụ rượu đang giảm va tỷ lệ chẩn đoán cũng đang dần giảm đi đáng kể.
Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ pexels.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | NIAAA Alcohol Facts and Statistics: https://www.niaaa.nih.gov/alcohol-health/overview-alcohol-consumption/alcohol-facts-and-statistics |
[2] | ^ | NIAAA Genetic Predisposition: https://pubs.niaaa.nih.gov/publications/familyhistory/famhist.htm |
[3] | ^ | Tips for Cutting Down: https://dontbottleitup.org.uk/worried-about-alcohol/tips-for-cutting-down |
[4] | ^ | Clinical Rehabilitation: https://www.alcoholrescue.co.uk/clinical-rehabilitation.html |
[5] | ^ | Alcohol Statistics: http://www.alcoholconcern.org.uk/alcohol-statistics |