Trong sự nghiệp của mình, tôi đã và đang rất may mắn được làm việc với những người tuyệt vời: những người xây dựng sự nghiệp của họ trên nền tảng làm việc cần cù, sự đam mê và tập trung.
Nhưng, người thành công nhất trong số họ có điều gì đó khác. Làm việc chăm chỉ, sự đam mê và tập trung đã có đó. Nhưng để đạt được đỉnh cao, bạn cần phải có nhiều hơn những điều đó.
Trong bài viết này, tôi sẽ gửi bạn 7 đặc điểm khác. Bạn có thể áp dụng chúng để lập ra những mục tiêu sự nghiệp của riêng bạn, nhằm giúp bạn xây dựng một sự nghiệp thành công.
1. Biết mình muốn gì
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều người không bao giờ dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về điều họ muốn làm trong sự nghiệp của họ. Họ chấp nhận những công việc trong các lĩnh vực hoặc phòng ban mà họ không hứng thú. Rồi sớm ràng buộc mình vào một sự nghiệp đầy khổ sở và những lời than phiền.
Cách con người dành nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch cho kỳ nghỉ hè mỗi năm so với cho sự nghiệp của họ luôn khiến tôi kinh ngạc.
Nếu bạn muốn xây dựng thành công trong công việc của bạn, bạn cần phải có một tư tưởng rõ ràng về điều bạn muốn làm và nơi bạn muốn đến. Bạn cần có ngôi sao Bắc Đẩu này để định hướng bạn trong các quyết định và giữ bạn tập trung vào nơi bạn sẽ đến.
Không có sự rõ ràng đó, bạn sẽ trôi dạt từ nơi này sang nơi khác - và không xây dựng được bất kỳ động lực nào hướng vào mục tiêu sự nghiệp cuối cùng của bạn.
2. Tự hỏi mình đang thiếu những kỹ năng nào
Khi chúng ta bắt đầu cuộc đời làm việc của mình, chúng ta có những kỹ năng học thuật nhưng thiếu nhiều kỹ năng thực tế.
Khi bạn biết bạn muốn làm điều gì với sự nghiệp của bạn, bạn có thể nhận định những kỹ năng bạn sẽ cần. Những kỹ năng mềm như là xây dựng mối quan hệ, khả năng hợp tác với người khác, và năng suất làm việc của bạn: tất cả tạo nên một phần của các kỹ năng này. Và bạn cần phải đảm bảo là bạn đang phát triển chúng.
Đầu tư vào bản thân và đối với những kỹ năng không phát triển một cách tự nhiên - hãy tìm những khoá học trực tuyến hoặc các quyển sách để học. Một khi bạn đã học hỏi những kỹ năng đó, hãy đảm bảo là bạn thực hành chúng. Bí quyết này sẽ giúp bạn vượt xa 98% những đồng nghiệp của bạn - những người đối xử với công việc của họ chỉ như một việc làm tạo ra tiền để họ sống.
3. Biết rằng thành công luôn để lại một lộ trình
Tôi dạy điều này cho tất cả khách hàng của mình. Trong từng ngành, có những ví dụ về những người bắt đầu ở vị trí thấp nhất và thăng tiến để trở thành những người lãnh đạo của ngành. Những ví dụ như Satya Nadella ở Microsoft và Jony Ive ở Apple. Những người này đã không phải là những người sáng lập hay các doanh nhân. Con đường lên đến đỉnh cao của họ bắt đầu từ điểm thấp nhất. Trong khi làm vậy, họ đã để lại những manh mối.
Cho dù bạn ở công ty nào, sẽ luôn có những con người đã xuất phát từ vị trí thấp nhất và thăng tiến trở thành các lãnh đạo. Họ đã làm điều đó như thế nào? Họ đã đọc những quyển sách gì? Họ đã tham gia các khoá học nào?
Tôi nhớ thời tôi từng làm trong ngành khách sạn. Một trong những người hướng dẫn của tôi từng bắt đầu ở vị trí tiếp tân. Louise đã thăng tiến thành Tổng Giám đốc của một khách sạn hàng đầu thành phố ở quê tôi. Cô ấy đã làm được việc này thông qua việc có một mục tiêu rõ ràng, sự tận tâm và luôn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Cô ấy đã cương quyết nhưng hợp lý.
Tôi đã học được từ Louise rằng: Trong mọi lúc, bạn bước vào công việc thì khách hàng luôn luôn là ưu tiên hàng đầu và luôn luôn tôn trọng những đồng nghiệp của bạn.
Hãy tìm một người như vậy trong lĩnh vực của bạn - người đã vươn lên từ dưới đáy và tìm hiểu con đường họ đã đi để đến được nơi bạn muốn trong tương lai. Sau đó vạch ra lộ trình của riêng bạn mô phỏng theo con đường lên đến đỉnh cao đã được thực hiện.
4. Phớt lờ những lời thị phi không giúp ích cho sự nghiệp của bạn
Tôi biết, trở thành người nổi tiếng trong công sở là điều luôn hấp dẫn: là một người ai cũng muốn đi chung và chạy đến khi có một số chuyện thị phi để kể. Đừng dính vào đó!
Việc trở thành "thị phi nơi công sở" sẽ dìm sự nghiệp của bạn nhanh chóng hơn bất kỳ thứ gì khác. Nếu như bạn nghiêm túc với việc xây dựng một sự nghiệp thành công, bạn không có thời gian cho việc dính vào tất cả mọi việc thị phi, sự phàn nàn và lãng phí thời gian.
Bạn không cần phải phớt lờ các đồng nghiệp của bạn. Nhưng đừng bao giờ hùa theo họ bằng việc nghe những lời thị phi. Hãy nói "Xin lỗi" và quay trở lại với công việc. Bí quyết này sẽ bảo vệ sự nghiệp của bạn hơn bất kỳ bí quyết nào.
5. Khi ở nơi làm việc, hãy làm việc
Không gian làm việc của bạn không phải là một câu lạc bộ ngoại giao. Đây là nơi để làm công việc bạn được thuê vào để làm.
Dĩ nhiên, việc lịch sự và thân thiện với đồng nghiệp của bạn thì quan trọng. Nhưng đừng bao giờ quên bạn vào đó để làm việc. Hãy tránh để bản thân mình dính vào những buổi trò chuyện dài dòng về tập phim Elementary tối qua hay màn trình diễn của đội bóng đá ở khu vực của bạn.
Có thời gian và không gian cho những buổi trò chuyện như vậy. Nhưng không phải là trong thời gian ở công ty. Khi ở nơi làm việc, hãy làm việc của bạn. Những giờ ăn trưa và sau giờ làm là thời điểm thích hợp để trao đổi về tài năng thể thao của tiền đạo sáng giá trong đội của bạn.
6. Có lối tư duy: "Làm thế nào tôi có thể thực hiện việc đó tốt hơn?''
Một trong những phẩm chất mà tôi thấy ở tất cả những người xây dựng sự nghiệp thành công, là họ có một tư duy: "Làm thế nào tôi có thể thực hiện việc đó tốt hơn?" Họ luôn luôn tự hỏi bản thân làm thế nào họ có thể thực hiện công việc của họ tốt hơn. Hoặc họ có thể đã giải quyết vấn đề tốt hơn bằng cách nào.
Đây là một tư duy của sự phát triển bản thân liên tục. Và nó là một thực hành có thể thúc đẩy bạn thành người đứng đầu nhanh hơn hơn bất kỳ thứ gì.
Hãy xem xét những phần nào trong công việc của bạn bị trùng lặp và tìm cách thức để giảm sự trùng lặp.
Thông thường, những thực hành công việc mới được ráp nối với những thực hành công việc cũ. Và điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả và trùng lặp. Hãy tìm những công việc thiếu hiệu quả đó, và phát triển những cách thức tốt hơn để thực hiện chúng. Thói quen này luôn luôn được các sếp đánh giá cao và cho rằng bạn nghiêm túc với công việc của bạn.
7. Noi gương những hành vi của những người thành công nhất trong lĩnh vực của bạn
Đây là bí quyết tốt nhất tôi từng được nhận khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình. Hãy tìm một người ở vị trí hàng đầu và tìm hiểu họ đã đến điểm đó như thế nào. Việc này không hẳn là một người hàng đầu của công ty bạn. Nó nghĩa là một người ở hàng đầu trong lĩnh vực của bạn.
Nếu bạn là một kiến trúc sư, hãy tìm hiểu ngài Frank Foster đã xây dựng sự nghiệp của ông như thế nào. Nếu bạn là một nhà văn, hãy tìm hiểu cách Stephen King đã xây dựng sự nghiệp của ông.
Những người này đã cho bạn thấy cách để thực hiện, và họ để lại những manh mối. Hãy đọc mọi thứ bạn có thể về họ, học hỏi từ họ và noi gương những thói quen làm việc của họ.
Tạo lập mô hình không có nghĩa là rập khuôn. Nó nghĩa là chọn những bí quyết mà họ đã ứng dụng, và áp dụng chúng theo cách phù hợp nhất với bạn.
Người hùng pháp luật của lòng tôi là một luật sư người Anh: George Carmen QC. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp luật của mình, tôi đã đọc hết mọi thứ có thể về George Carmen QC. Tôi đã học được rằng: một kỹ năng then chốt đã đưa đến thành công của ông ta chính là khả năng giao tiếp với bồi thẩm đoàn. Ông ta là một người giao tiếp cực kỳ xuất sắc. Và tôi đã nhận ra một kỹ năng tôi có thể học và sẽ có một ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp của tôi: khả năng giao tiếp với con người.
Mặc dù, sau cùng thì tôi đã không theo đuổi sự nghiệp luật, kỹ năng giao tiếp tốt đã hỗ trợ tôi trong tất cả các lĩnh vực tôi làm việc một cách hiệu quả.
Cho dù bạn đang theo đuổi con đường sự nghiệp nào, những bí quyết ở đây sẽ giúp ích cho bạn. Thiết lập những mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp sẽ tạo những lợi thế bạn cần để xây dựng một sự nghiệp cực kỳ thành công. Chúng đã được kiểm chứng. Chúng có hiệu quả. Và tất cả mọi điều bạn cần là ứng dụng chúng vào để chúng phát huy cho bạn.
Nguồn ảnh bìa: unsplash từ unsplash.com