2 tháng trước
Nghệ Thuật Từ Bỏ: Người Thành Công Không Phải Lúc Nào Cũng Kiên Trì
283

3151
Lượt xem
54
Lượt chia sẻ
1
Lượt bình luận

"Đừng bao giờ từ bỏ" là một lời khuyên phổ biến ta thường được nghe khi đối mặt với khó khăn. Người ta nghĩ rằng từ bỏ không phải là một lựa chọn, vì ta thường nghe về những người thành công đã vượt qua thử thách để đạt được thành tựu.

Sự thật là, người thành công từ bỏ rất nhiều. Họ biến việc biết khi nào cần từ bỏ thành một nghệ thuật. Đúng, sẽ có những lúc trên cuộc hành trình, bạn cần tiếp tục cố gắng dù vẫn còn khó khăn, nhưng đôi khi bạn phải đóng lại cánh cửa này thì cánh cửa khác mở ra.


Nguồn ảnh: Source

Steve Jobs đã từ bỏ rất nhiều dòng sản phẩm và làm 3000 người mất việc

Năm 1997, Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh cực lớn từ Microsoft. Dưới cương vị CEO của Apple, Steve Jobs chịu trách nhiệm tiên phong cho những thay đổi đã dẫn tới thành công của công ty. Rất nhiều thay đổi trong số đó liên quan đến việc loại bỏ những sáng kiến cũ để cắt giảm.

Khi Jobs can thiệp vào, Macintosh đang sản xuất phần cứng, máy tính bàn, và máy chủ. Tất cả những dòng sản phẩm này đều bị loại bỏ để cho phép công ty tập trung vào bốn sản phẩm chính.[1] 

Nhìn lại, chúng ta công nhận rằng Jobs đã có quyết định đúng. Việc này buồn cười ở chỗ-chúng ta thấy được giá trị của việc cắt giảm tối đa những sản phẩm của Macintosh vì ta biết sau này công ty đã thành công như thế nào.

Tôi sẵn sàng cược rằng tại thời điểm đó mọi người khá là bực tức với những thay đổi này. Hơn 3000 người bị mất việc và 70% số sản phẩm của Apple bị ngừng sản xuất. Điều này có vẻ như đang ở đáy của thảm hoạ vì ông ấy đã từ bỏ quá nhiều.

Khi chúng ta loại bỏ nhiều thứ trong cuộc sống hoặc trong kinh doanh, có vẻ như ta đang mất mát. Có chút gì đó xấu hổ khi từ bỏ thứ mà bạn đã phấn đấu vì nó. Nhưng từ bỏ không có nghĩa là bạn thiếu sự kiên trì. Không ai muốn bị nhìn nhận như một kẻ từ bỏ, chỉ là đôi khi bạn cần cắt giảm một chút để có được tầm nhìn xa hơn. 

3 thứ mà người thành công từ bỏ

Đôi khi sự kiên trì sẽ đem đến kết quả tốt hơn việc từ bỏ, nhưng bạn cũng phải cân nhắc các sự lựa chọn. Có một vài thứ bạn có thể từ bỏ ngay lập tức để dọn đường cho một tương lai thành công hơn.

Những thứ có tác dụng trong quá khứ nhưng giờ không còn khả thi nữa

Chúng ta sống trong một thế giới với nhịp độ nhanh chóng, và những thứ có hiệu quả ngày hôm qua có thể không còn tác dụng vào ngày mai nữa. Dù bạn đang vận hành một doanh nghiệp hay xoay sở cuộc sống của bạn, bắt kịp và giữ vững tốc độ với những thứ đang diễn ra trên thế giới này là điều cần thiết. Việc có khả năng lường trước thay đổi có thể mang đến cho bạn cơ hội để thay đổi đường lối mà mất ít chi phí hơn.

Loại bỏ đi những thứ không còn phục vụ cho bạn nữa có thể là một thử thách. Rất dễ để trở thành nạn nhân của sự nguỵ biện chi phí chìm (sunk cost fallacy), tức là ý nghĩ bạn cần tiếp tục đi tiếp trên một con đường nhất định vì bạn vốn đã đầu tư rất nhiều thời gian, năng lượng, và tài nguyên vào đó rồi.

Thế giới thay đổi, và bạn cũng thay đổi cùng theo đó. Đừng dính lấy một số thứ đơn giản vì chúng có tác dụng với bạn trong quá khứ. Bạn có thể phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, nhưng nó sẽ rất xứng đáng để đối mặt với thử thách.

Xem lại trách nhiệm của bạn trong cuộc sống và kinh doanh một cách thường xuyên để xác định điều gì không còn phù hợp với bạn nữa. Theo dõi dữ liệu và những kinh nghiệm vụn vặt có thể giúp bạn quyết định khi nào bạn cần thay đổi hướng đi. Hoàn cảnh không thay đổi chỉ sau một đêm. Vài hành động của bạn bắt đầu từ từ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc của bản thân hơn. Sớm phát hiện ra thứ có xu hướng đi xuống có thể giúp bạn giảm thiểu thiệt hại và tổ chức lại.  

Những thứ tiêu tốn năng lượng nhưng không hề mang lại lợi ích nào

Bạn có thể nhận một dự án và biết rằng bạn phải đặt vào đó những nỗ lực ngay từ phút ban đầu để nhận được kết quả sau đó. Vậy nên rất quan trọng để tránh tiêu tốn nhiều thời gian vào việc gì đó, và chờ đợi thành công.

Đặt ra những mục tiêu có ràng buộc thời gian và thực hiện phân tích chi phí-lợi ích.[2] Xác định thời gian bạn sẵn sàng bỏ ra chừng đó nỗ lực, và kết quả của việc đó nên như thế nào. Nếu bạn không thấy tỷ suất hoàn vốn khả quan trong khoảng thời gian đặt ra, có lẽ bạn nên xem xét bỏ việc đó đi.

Khi việc gì đó chiếm lấy quá nhiều thời gian của bạn, thật ra bạn đang làm việc không công hoặc chịu tổn thất trong việc vận hành nó. Thứ tiêu tốn quá nhiều năng lượng của bạn có thể ngăn cản bạn làm những việc có khả năng mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn.

Công ty truyền thông Slack là một ví dụ kinh điển cho nguyên tắc này. Trước khi là một nền tảng được doanh nghiệp truyền thông tìm đến, đây đã từng là một công ty trò chơi điện tử. CEO của công ty đã nhận được 17 triệu đô để đầu tư vào dự án, nhưng những trò chơi này không hề mang lại kết quả khả quan. 

Vị CEO đó đã phải đưa ra một sự lựa chọn khó khăn: tiếp tục với mục tiêu ban đầu và nợ hàng triệu đô hoặc thử sức với điều gì mới mẻ hơn và cứu những gì có thể cứu. Thành công của Slack ngày hôm nay sẽ không thể thành hiện thực nếu công ty không thay đổi hướng đi.

Từ bỏ điều gì đó không có nghĩa là bạn thất bại. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang dang tay đón nhận khả năng thành công bằng một con đường khác.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lịch trình và loại bỏ những thứ đang tiêu tốn thời gian và năng lượng của bạn. Trong một số trường hợp, những nhiệm vụ có giá trị thấp có thể mang đến cho bạn chút lợi ích, nhưng chúng cũng có thể mang giá trị âm nếu chúng mang bạn đi xa khỏi những nhiệm vụ quan trọng hơn.

Những người không có cùng chung mục tiêu và tầm nhìn


Nguồn ảnh: Source

Có câu nói là, bạn là sự kết hợp trung bình của năm người mà bạn có mối quan hệ gần gũi nhất. Bạn sẽ muốn đưa ra những lựa chọn tỉnh táo về những người bạn dành thời gian cho vì họ có thể ảnh hưởng đến bạn. Nếu họ không có cùng chung tầm nhìn, bạn sẽ kết thúc trong mâu thuẫn với họ, hoặc họ sẽ kéo bạn đi chệch hướng ban đầu.

Khi bạn dành thời gian với những người có cùng chung mục đích, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Họ sẽ hiểu sứ mệnh của bạn, và bạn có thể sử dụng trí thông minh và nguồn tài nguyên tập thể này để tiến tới thành công. Những người này có thể cho bạn sự thấu hiểu và tạo động lực cho bạn. 

Khi bạn làm quen với những người bạn mới hoặc ứng tuyển vào vị trí mới, bạn cần hiểu giá trị cốt lõi của người đó hoặc thực thể đó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải làm nhiều hơn là chỉ thu hút mọi người xung quanh vào những cuộc tán gẫu. Hỏi xem họ thích đi đâu, nói về thời tiết, hoặc hỏi về ngày cuối tuần của họ không hề cho bạn biết nhiều về họ.

Hỏi những câu hỏi về triết lý sống và đạo đức có thể giúp bạn nhìn thấu tính cách của một người. Họ không nhất thiết phải đồng ý mọi chuyện để hợp với bạn, nhưng nếu ai đó trả lời theo một cách đi ngược lại hoàn toàn với giá trị cốt lõi của bạn, thì chắc họ không hề có cùng quan điểm sống với bạn đâu.

Hỏi ai đó "Câu trích dẫn (hoặc cuốn sách) yêu thích nhất của bạn là gì và tại sao vậy?" hoặc "Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn trúng xổ số?" có thể cho bạn biết rất nhiều điều về một người mới gặp. Nếu bạn đang có một cuộc trò chuyện sâu sắc hơn thế, "Bạn có theo tôn giáo nào hay có tin vào tâm linh không?" hoặc "Thước đo thành công của bạn là gì?" có thể khơi gợi con người mở lòng về những gì được coi là quan trọng đối với họ. [3]

Quyết định từ bỏ thứ gì đó không còn có ích với bạn nữa là một phần của tiến đến thành công. Một vài bước đi có chủ đích tốt nhất có thể mất rất nhiều thời gian và công sức để trở nên xứng đáng. Chiến lược có tác dụng trong quá khứ có thể cần được chỉnh sửa hoặc loại bỏ khi chúng không còn mang lại lợi ích nữa. Những người bạn nghĩ là bạn bè có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn. 

Sự điên rồ: làm cùng một việc hết lần này đến lần khác và mong đợi những kết quả khác biệt. -Albert Einstein

Khi bạn loại bỏ những ý nghĩ và sáng kiến không còn có tác dụng nữa, bạn có chỗ cho những ý tưởng mới hình thành. Từ bỏ không nhất thiết là một điều tồi tệ. Có khả năng từ bỏ là một trong những bí mật được giấu kĩ nhất của những người thành công.

Tài liệu tham khảo