5 tháng trước
10 Phẩm Chất Của Một Nhà Lãnh Đạo (Phiên Bản Nâng Cao Cho Nhà Lãnh Đạo Cấp Cao)
108

2040
Lượt xem
71
Lượt chia sẻ
13
Lượt bình luận

Dù bạn đang cố gắng vận hành một công việc kinh doanh của riêng bạn, quản lý một nhóm nhân viên hay chỉ tổ chức một cuộc họp khu phố hiệu quả, thì bạn sẽ hiểu những thách thức của lãnh đạo ở một cấp độ cá nhân. Bạn được mong đợi có câu trả lời mọi câu hỏi, bạn có trách nhiệm truyền cảm hứng và thúc đẩy mọi người (cho dù khi bắt đầu họ không có động lực) và điều tệ nhất là không có ai ở trên để cho bạn lời khuyên hoặc dẫn dắt bạn - Tất cả bạn phải tự làm.

Không có bản thiết kế sẵn có nào để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, và cũng không có bằng chứng nào về cuộc tranh luận cả hai phía về việc các nhà lãnh đạo được sinh ra hay được tạo ra.[1] Bạn không thể mong chờ mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo giỏi một cách tự nhiên hay một nhà lãnh đạo hoàn hải. Nhưng nếu bạn học hỏi những phẩm chất của một nhà lãnh đạo từ các ví dụ trong quá khứ và các minh chứng khoa học, thì bạn có thể điều chỉnh hành vi, thói quen và cách nhìn của mình theo hướng thuận lợi hơn.

Vì vậy, chúng ta hãy quan sát - điều gì cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?

1. Giữ vững niềm tin để truyền cảm hứng cho những người theo dõi và tỏ ra tự tin

Giữ vững sự tự tin nghĩa là bạn sẽ kiên định với lập trường, giá trị, niềm tin và tầm nhìn tương lai của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phớt lờ mọi người khi họ không đồng ý với quan điểm của bạn (thực tế như bạn thấy, tính linh hoạt rất quan trọng), thể hiện bạn là người chính trực cho dù có điều gì xảy ra.

Nghiên cứu cho thấy có một mối tương quan cao giữa sự không chắc chắn và sự căng thẳng;[2] nếu những nhân viên của bạn không chắc bạn sẽ nghĩ gì về một ý tưởng mới hoặc nếu họ cảm thấy bạn thay đổi vị trí của mình quá thường xuyên, thì họ không thể tập trung vào công việc hay làm việc hiệu quả nhất như họ có thể. Họ cũng có thể ít tôn trọng bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Có một giai thoại nổi tiếng về người đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã minh chứng cho niềm tin của ông.[3] Khi giới thiệu một nguyên mẫu Iphone, một người bạn đã chỉ trích bàn phím cảm ứng, cho rằng người dùng thích bàn phím truyền thống trên điện thoại của họ hơn. Phản ứng của Job khẳng định chúng tôi sẽ sử dụng nó. Ông ấy đã quyết định và chắc chắn rằng đây là con đường đi đúng đắn.

Cách thực hiện

Khi bắt đầu thực hiện một điều gì, hãy suy nghĩ cẩn thận xem điều gì là giá trị và tầm nhìn quan trọng nhất với bạn. Sau đó, hãy ghi nhớ chúng trong tâm trí để chúng không bị lãng quên.

2. Sử dụng trí tuệ cảm xúc (EQ) để cải thiện mối quan hệ với khách hàng và nhân viên

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng của bạn thấu hiểu những cảm xúc của cả cá nhân và người khác.[4] Nó cho phép bạn kiểm soát trạng thái cảm xúc của mình, nghĩa là bạn ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, cho phép bạn xử lý các mối quan hệ cá nhân với nhân viên bằng sự đồng cảm nhiều hơn.

Một nghiên cứu trong công ty bảo hiểm Fortune 400 cho thấy rằng các cá nhân có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao nhận được nhiều thành tích hơn, mức xếp hạng công ty cao hơn và nhận được đánh giá tốt hơn từ cả đồng nghiệp và cấp trên.[5] Những nhân viên này kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình tốt hơn, làm việc tốt hơn người khác và có thể giải quyết mẫu thuẫn nhanh chóng trước khi chúng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Cách thực hiện

Khi bắt đầu thực hiện, nó có thể rất khó khăn. Trong khi một số người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao, thì những người khác phải mất nhiều năm mới tích lũy đầy đủ kinh nghiệm.

Nếu bạn đang bắt đầu thực hiện, thì hãy dành thời gian chú ý đến những gì người khác cảm nhận và tự hỏi bản thân tại sao họ lại cảm thấy như vậy. Thông thường, thời kỳ đầu của việc xem xét nội tâm cũng sẽ giúp ích cho bạn. Tại đây bạn có thể biết  7 cách thực hiện để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn.

3. Làm chủ nghệ thuật giao tiếp để điều hành hiệu quả hơn

Quá trình giao tiếp bộc lộ ý định của bạn theo nhiều cách trong nhiệm kỳ của bạn với tư cách một lãnh đạo. Bạn sẽ dẫn dắt các cuộc họp trực tiếp, gọi điện thoại cho khách hàng và gửi email thường xuyên. Bạn cũng sẽ tham dự vào các cuộc đàm phán đầy áp lực, dù đó là các tin xấu cho khách hàng hay việc sa thải nhân viên. Học cách giao tiếp hiệu quả là điều quan trọng đối với thành công của bạn.

Khi hỏi bất kỳ nhà lãnh đạo những kỹ năng giá trị nhất góp phần vào thành công của họ là gì, họ sẽ liệt kê hàng loạt các kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn, tỉ phú và doanh nhân Richard Branson đã gọi giao tiếp là "kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ lãnh đạo nào có thể sở hữu".[6]

Giao tiếp không những khiến cho quá trình vận hành trơn tru (nhờ truyền đạt chỉ thị hiệu quả và chi tiết), mà còn truyền đạt tâm trạng và sự cấp bách thông qua giọng điệu của bạn. Vì vậy, nó có tác động chủ quan và khách quan đến người nghe.

Cách thực hiện

Email là thứ dễ dàng nhất đạt được mục tiêu vì bạn sẽ có nhiều thời gian suy nghĩ từng câu của mình và sử dụng mẹo năng suất email để tối đa hóa hiệu suất gửi thư.

Hãy chú ý tới mục đích, từ ngữ và ngữ điệu của bạn cho đến khi bạn thấy chúng có sự kết hợp đúng đắn.

Khi nói, hãy cố gắng nói chậm, suy nghĩ câu nói một cách cẩn thận. Bạn sẽ xuất hiện tự tin hơn và có thời gian để tìm được những từ ngữ thích hợp đối với bất kỳ tình huống nào.

4. Luôn ưu tiên hành động để duy trì động lực của nhóm bạn

Các nhà lãnh đạo tiêu biểu có quan điểm là hành động luôn có lợi ích hơn việc không làm gì cả. Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề, thì sự trì hoãn là điều tồi tệ nhất. Thay vào đó, hãy tiến về phía trước như bạn có thể, ngay cả nếu điều đó chỉ là giải pháp tạm thời hoặc thậm chí là mắc sai lầm.

Trích dẫn lời Tổng thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman đã từng nói,

“Hành động không hoàn hảo tốt hơn không hành động.”

Đây là người đàn ông đã ra lệnh ném quả bom nguyên tử - một hành động bị chỉ trích vì đã làm chấm dứt hàng ngàn sinh mạng vô tội, nhưng hành động này cũng được tán dương vì có thể ngăn chặn được nhiều thương vong hơn nữa trên toàn thế giới. Đó là quyết định mạo hiểm và nặng nề, nhưng đã giúp mọi thứ tiến về phía trước.

Cách thực hiện

Khi bạn đang đối mặt với một vấn đề hoặc một quyết định quan trọng, hãy suy nghĩ cẩn thận về lựa chọn của bạn và bắt đầu tránh xa lựa chọn không yêu cầu hành động (ví dụ, chúng ta hãy đợi một tháng, hoặc hãy giữ mọi theo cách như đã có.)

Bài viết này có thể giúp bạn trong việc đưa ra quyết định: 5 lời khuyên để đưa ra quyết định nhanh hơn

5. Khéo léo khuyến khích các ý tưởng mới và các cuộc thảo luận kỹ lưỡng

Điều quan trọng là niềm tin của bạn đặt đúng chỗ, việc lãnh đạo theo kiểu độc tài dẫn thường phát sinh ra những ý tưởng tồi tệ. Do đó, hãy khéo léo khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng trong cuộc họp - ngay cả khi ý tưởng của họ hoàn toàn mâu thuẫn với chính bạn. Hãy tổ chức các buổi thảo luận và lắng nghe mỗi ý tưởng được đưa đến bàn làm việc của bạn.

Nhiều công ty đã biến nó thành một chính sách chung để khuyến khích những ý tưởng từ nhân viên của họ. Ví dụ, Google, trong nhiều năm đã cho nhân viên của mình dành 20% quỹ giờ làm việc để thực hiện bất kỳ dự án nào mà họ muốn làm.[7]

Và theo Dan Glaser của Công ty Marsh and McLennan,[8]

"Chúng tôi thấy rằng những ý tưởng cách tân được đưa ra khi yếu tố bất đồng quan điểm được đề cập đến."

Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty không chỉ cho phép mà còn khuyến khích và tận dụng sự bất đồng để đạt được lợi ích lớn hơn.

Cách thực hiện

Bạn có thể khuyến khích hành vi này bằng cách cho nhân viên của mình thời gian để trình bày ý tưởng của họ, dù trong cuộc họp hay trong cuộc nói chuyện riêng tư. Khi bạn không đồng tình với ý tưởng của họ thì đừng bác bỏ nó. Hãy giải thích tại sao ý tưởng của bạn thuyết phục hơn và cám ơn nhân viên của mình đã nói lên quan điểm của họ.

Một cách an toàn hơn đó là nói lên một ý kiến không đồng tình, nhân viên của bạn sẽ sẵn sàng làm điều đó hơn. Bạn hãy tham khảo một vài lời khuyên tại đây giúp bạn làm cho nhóm của mình cảm thấy an toàn.

6. Duy trì tính khiêm tốn và thừa nhận sai lầm của bạn 

Không phải tất cả các chiến lược và những quyết định của bạn đều hữu hiệu. Hãy học cách thừa nhận lỗi lầm và ghi nhớ những thiếu sót để có thể chuyển chúng thành thế mạnh của bạn. Nếu bạn giả vờ là mình hoàn hảo và từ chối nhận sai lầm, thì một trong hai điều này sẽ xảy ra: những nhân viên của bạn sẽ trở nên bức xúc về bạn, tin bạn là người quá chú ý và ảo tưởng về sự hoàn hảo của bản thân; bạn sẽ làm họ cảm thấy bị đe dọa và họ nghĩ rằng những lỗi lầm đó không thể chấp nhận được.

Ít nhất một nghiên cứu đã cho thấy rằng các CEO thể hiện tính khiêm tốn có xu hướng làm việc hiệu quả hơn những người còn lại.[9] Khi một CEO dễ tiếp xúc, khiêm tốn về địa vị của họ thì các nhân viên sẽ đánh giá họ cao hơn. Nơi làm việc sẽ có xu hướng ôn hòa hơn, thống nhất hơn và những nhà lãnh đạo nhân được nhiều sự tôn trọng hơn.

Cách thực hiện

Tính khiêm tốn rất khó để chỉ dạy nhưng bạn có thể thực hiện các quy tắc cốt lõi của nó. Nếu bạn mắc lỗi, hãy thừa nhận, đừng sợ hãi để bảo vệ bản thân trước nhân viên của mình. Thực tế, cho mọi người thấy nhược điểm của bạn có thể chứng minh sức mạnh của bạn.

7. Sử dụng tính kiên nhẫn để ổn định cảm xúc của bạn và đưa ra các quyết định dài hạn và hợp lý

Ổn định cảm xúc của bạn khi đưa ra các quyết định và điều khiển những quyết định này theo hướng tiếp cận có lợi về lâu dài và hợp lý nhất. Các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất, chẳng hạn như, phải mất hàng tháng đến hàng năm để phát triển nhưng nếu bạn hấp tấp, thiếu suy nghĩ và cảm tính trong việc đưa ra quyết định, bạn có thể chọn một chiến lược ngắn hạn mà đạt được thành tựu nhanh chóng.

Jeff Bezos là một câu chuyện ví dụ điển hình tại đây, hầu hết mọi quyết định ông đưa ra với tư cách CEO đều được thực hiện trong tương lai.[10] Amazon là một trong những công ty được kính trọng và quyền lực nhất trên thế giới, tuy nhiên nó không tạo ra nhiều lợi nhuận. Doanh thu vượt mức của nó liên tục được đưa trở lại vào công ty để giúp công ty phát triển sang các thị trường mới và điều tra các cơ hội mới để mở rộng.

Cách thực hiện

Trước khi đưa ra quyết định hoặc lựa chọn con đường phía trước, thì hãy loại bạn ra khỏi tình huống đó. Hãy giả vờ bạn là một khán giả không thiên vị và suy nghĩ về cách bạn gợi ý cho người lạ trong tình huống tương tự. Sau đó, hãy tưởng tượng kết quả không chỉ một tuần kể từ bây giờ mà trong một tháng, một năm và một thập kỷ ngay từ bây giờ.

8. Ngăn nắp trở thành hình tượng tốt cho nhân viên của mình

Các nhà lãnh đạo rất bận rộn, vì vậy việc sắp xếp những thứ nhỏ nhặt có vẻ dường như không cần thiết để lãng phí thời gian. Tuy nhiên, sắp xếp có tổ chức rất quan trọng không chỉ đối với năng suất làm việc mà còn đối với nhân viên của bạn - người sẽ theo dõi bạn như một hình mẫu trong công việc.

Ý tưởng này được minh họa bởi thực tế là có 75% nhân viên văn phòng tin rằng một văn phòng không có tổ chức là dấu hiệu các vấn đề sâu sắc hơn trong công ty.[11] Nếu bàn làm việc của bạn lộn xộn với đống giấy tờ, hoặc nếu họ có thể thấy hộp thư đến trong email của bạn có 2.000 tin nhắn chưa đọc, thì họ tin rằng có điều gì đó không đúng ở công ty - hoặc với nhà lãnh đạo của bạn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về năng suất thậm chí hơn nữa.

Cách thực hiện

Bắt đầu chú ý hơn đến cách bạn tự tổ chức và cố gắng thể hiện một hình ảnh trong sạch, ngăn nắp - ngay cả khi mọi thứ lộn xộn bên dưới bề mặt. Theo dõi năng suất của chính bạn và đặt ra kế hoạch 15 phút một ngày sắp xếp công việc và đồ đạc của bạn.

9. Trao quyền cho nhân viên của bạn để họ trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực riêng của họ

Bạn có thể là người đứng đầu của tổ chức nhưng doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động trơn tru hơn rất nhiều nếu bạn cho phép những người bên dưới bạn trở thành người lãnh đạo của chính họ. Trao quyền cho họ tự đưa ra quyết định, kỷ luật và thưởng cho thuộc hạ của mình và truyền đạt cách họ thấy phù hợp. Điều này sẽ giảm bớt một số áp lực cho bạn, cải thiện tinh thần của những người mà bạn đã truyền cảm hứng và thêm nhiều ý kiến ​​và cách tiếp cận đa dạng hơn vào văn hóa công ty của bạn.

Một số nhà lãnh đạo tuyệt vời đã thực hiện phương pháp này. Elon Musk, chẳng hạn, gần đây đã viết một email cho nhân viên của mình về tầm quan trọng của việc trao quyền cho nhân viên.[12] Nói chung, ông mô tả các nhà quản lý như một ý tưởng tồi. Theo quan điểm của ông, mỗi người trong công ty nên có trách nhiệm và được trao quyền để ra quyết định và chấp nhận rủi ro như bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Một ví dụ khác, trích dẫn lời của Cựu Tổng thống Ronald Reagan,

Hãy bao quanh mình với những người giỏi nhất mà bạn có thể tìm thấy, ủy quyền và không nên can thiệp vào khi chính sách mà bạn quyết định được thực hiện.

Đó là một chính sách mà nhiều tổng thống đã thấm nhuần trong tim.

Cách thực hiện

Thật khó để giới thiệu ý tưởng này cho nơi làm việc chưa từng thực hiện điều này, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách nói với người quản lý và nhân viên của bạn rằng bạn tin tưởng họ đến mức nào, quyết định ủy quyền cho họ và không quản lý vi mô.

Đặt kỳ vọng trong các cuộc họp và trong các đánh giá của từng nhân viên mà bạn tin tưởng nhân viên của mình để đưa ra quyết định của riêng họ. Khi họ bắt đầu tiến về phía trước, tự đưa ra quyết định, hãy thưởng cho họ vì sự độc lập và tự tin để khuyến khích hành vi hơn nữa.

Hướng dẫn này có thể giúp bạn biết cách phân công công việc một cách tốt nhất: Cách giao phó công việc (Hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo thành công).

10. Hãy quyết đoán để chứng minh thẩm quyền của bạn

Cuối cùng, hãy tập quyết đoán để chứng minh và thể hiện quyền lực của bạn. Các nhà lãnh đạo chủ yếu là những người ra quyết định, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của những quyết định đó, tuy nhiên họ sẽ đến.

Các nhà lãnh đạo vĩ đại không ngại đối mặt với những hậu quả, đặc biệt là trong thời kỳ không chắc chắn. Thay vào đó, họ đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên tất cả các bằng chứng họ có thể thu thập và giữ vững các quyết định đó. Điều này không chỉ khiến bạn có vẻ có thẩm quyền hơn, nó còn khuyến khích nhân viên của bạn quyết đoán và quyết tâm .

Các nhà lãnh đạo thành công được chứng minh là quyết đoán hơn so với các đối tác kém thành công của họ.[13] Điều này do hiệu ứng truyền cảm hứng được lan tỏa đến các nhân viên. Ví dụ, có thể các nhà lãnh đạo quyết đoán là những người ra quyết định tốt hơn về tổng thể, suy nghĩ thông qua các vấn đề toàn diện hơn. Nó cũng có thể là các nhà lãnh đạo quyết đoán tự tin hơn và truyền cảm hứng nhiều hơn từ cấp dưới của họ.

Cách thực hiện

Mặc dù có những lợi thế ở đây, nhưng bạn vẫn không nên vội vàng đưa ra quyết định của mình. Trong những tình huống cụ thể, hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt và đưa quyết định ngay khi bạn nghĩ nó phù hợp.

Trì hoãn một quyết định hoặc thể hiện mình là một người do dự, thiếu quyết đoán, có thể làm suy yếu vị trí của bạn. Thay đổi suy nghĩ của bạn về một quyết định sau khi nó đã được đưa ra (như cho phép một nhân viên thuyết phục bạn không sa thải anh ta/cô ta) sẽ làm tổn hại đến uy tín của bạn.

Việc đưa ra quyết định là một áp lực lớn, một số lời khuyên ở đây có thể giúp bạn: Làm thế nào để đưa ra quyết định dưới áp lực

Hiểu các nhà lãnh đạo để trở thành các nhà lãnh đạo tuyệt vời

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau để xem xét, do đó, một cách tự nhiên, những phẩm chất này của một nhà lãnh đạo có thể biến đổi khi bạn đi vào cách tiếp cận của riêng bạn. Nhưng, cách bạn sử dụng chúng cũng không quan trọng bằng việc hiểu chúng và học hỏi từ chúng.

Bạn càng biết và hiểu rõ hơn về các nhà lãnh đạo đã đi trước bạn, thì bạn càng có nhiều công cụ để định hình phong cách lãnh đạo của riêng bạn và trở nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn chọn.

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo