Việc tìm ra sự giúp đỡ rất khó. Khi bạn có một người nhân viên cấp dưới chuẩn mực, bạn sẽ luôn muốn giữ lại bên mình.
Mọi người thường rời bỏ vị trí công việc theo nhiều lí do. Sự lãnh đạo nắm vai trò chủ chốt đối với mức độ hài lòng trong công việc. Những người cảm thấy không được công nhận cho nỗ lực của họ thường có xu hướng bỏ đi. Những người có vấn đề với chính trị công sở, hoặc thấy người quản lý của họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, có thể tìm kiếm việc làm ở nơi khác.
Phần lớn mọi người thường không chú ý nhiều khi họ bắt đầu công việc của mình, và khi đi phỏng vấn, họ mới nhận ra họ đã bị đánh giá thấp như thế nào. Nếu như công việc không đáp ứng được cho họ những cơ hội để phát triển và sự đền bù thoả đáng, dám cá với bạn rằng họ sẽ tìm kiếm một nhà tuyển dụng mới.
Trong khi một số người có thể có những người sếp tệ hại, thì phần lớn lại bỏ đi vì môi trường làm việc kém và sự không hài lòng đối với công việc. Việc thiết lập nên các hệ thống rất quan trọng để nhân viên của bạn có được trải nghiệm mà họ xứng đáng.
Cơ hội nằm trong tay nhà quản lý
Những nhà quản lý ở một vị trí hoàn hảo để xoay chuyển mọi thứ cho những nhân viên. Một trong những cách tốt nhất để làm việc này là cân nhắc yếu tố Xúc tác và yếu tố Nuôi dưỡng.
Teresa Amabile và Steven Kramer đã bàn luận về yếu tố Xúc tác và yếu tố Nuôi dưỡng trong cuốn Nguyên tắc để tiến bộ: Sử dụng những chiến thắng nhỏ để tạo nên niềm vui, sự gắn kết và sáng tạo trong công việc. Những yếu tố này giúp nhân viên của bạn tiếp tục là những thành viên gắn bó với nhóm.
- Yếu tố Xúc tác là những sự việc và kết cấu có thể giúp mọi người tiến bộ hơn trong công việc. Đặt ra những mục tiêu cụ thể, trao cho họ những nguồn lực và sự hỗ trợ để họ đạt được những mục tiêu đó là một ví dụ về chất xúc tác.
- Yếu tố Nuôi dưỡng thường có xu hướng gặp mặt những nhân viên như những con người bình thường với nhau. Cố gắng hiểu về họ, thể hiện sự tôn trọng, và đề nghị những hỗ trợ về xúc cảm là một vài cách để cung cấp sự nuôi dưỡng.
Hãy nhìn qua một chút về một ví dụ ngoài đời thật dưới đây.
Airbnb xếp hạng thứ 6 trong tổng số 252 doanh nghiệp được đánh giá cho kinh nghiệm nhân viên của họ.[1] Họ có một môi trường làm việc tại công ty thật thông minh, thứ ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thành công của họ với tư cách là một doanh nghiệp.
Bí quyết của họ cho sự hài lòng của nhân viên không phải là thứ gì đó cao siêu. Họ cân nhắc và xem xét những nhu cầu của nhân viên trên mọi khía cạnh của môi trường làm việc. Văn hóa công sở tập trung vào việc tạo nên một trường cởi mở, sứ mệnh và tầm nhìn của họ rõ ràng với mọi nhân viên làm việc cho họ.
Airbnb công nhận rằng khi họ lớn mạnh lên, cách họ vận hành phải phát triển theo để giữ cho mọi người luôn gắn kết.[2] Để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được hỗ trợ, họ có một Giám đốc Toàn cầu về Trải nghiệm Nhân viên với nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu của mọi người đều được đáp ứng.
Để đạt được thành công, những người nhân viên cần sự nuôi dưỡng và chất xúc tác. Những người làm việc ở trong một môi trường nơi họ được hỗ trợ và gắn kết sẽ luôn có xu hướng ở lại với công ty. Họ cần cảm giác trọn vẹn đi kèm với sự tiến bộ để mang lại cho họ ý nghĩa và giá trị công việc.
Dẫn dắt với chất xúc tác: khuyến khích sự tiến bộ
1. Đặt mục tiêu cho dự án
Đặt một mục tiêu cụ thể cho mọi người sự chỉ dẫn và giữ cho họ phải có trách nhiệm với sự tiến bộ của họ.
Nếu nhóm của bạn phải đảm đương một dự án lớn, thì hãy có một cuộc gặp mặt để đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trao cho nhân viên cơ hội để được nêu ý kiến và đặt ra câu hỏi. Mọi người có thể bước ra về và biết chính xác kết quả cuối cùng cho sự nỗ lực của họ sẽ là gì.
2. Xây dựng quyền tự chủ tại nơi làm việc
Trao cho những nhân viên sự tự do để họ có thể làm việc theo cách tốt nhất của riêng cá nhân từng người. Nếu bạn lên một mục tiêu cụ thể, sẽ không thành vấn đề với cách họ đạt được mục tiêu miễn là họ làm được. Quản lí vi mô chắc chắn sẽ kìm hãm sự sáng tạo và khiến mọi người không hài lòng.
Một vài trong số những người tài năng và sáng tạo nhất thường không làm việc tốt cho lắm trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Albert Einstein đã bị đánh rớt ở trường học, và ông ấy là một trong những nhà khoa học thông minh và tài giỏi nhất mọi thời đại. Rằng những nhân viên dường như không bao giờ làm việc theo những cách thông thường nhưng thành quả thì sẽ luôn luôn rất xuất sắc như Einstein của bạn.
3. Cho mọi người thứ họ cần
Bạn chắc chắn sẽ không cố nướng một cái bánh nếu thiếu đi tất cả những nguyên liệu. Bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình làm việc thật tốt nếu như bạn không hỗ trợ cho họ sự hướng dẫn và nguồn lực cần thiết. Cung cấp nguồn lực cho nhân viên thấy rằng công ty có quan tâm đến họ và muốn họ đạt được thành công.
Có lẽ bạn để ý thấy nhân viên của mình đang gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm trong công ty. Thay vì trở nên chán nản, hãy đầu tư một khóa đào tạo để cho mọi người có thể thành thạo như nhau. Bọn họ sẽ biết rằng bạn quan tâm, và họ sẽ có thể dễ dàng bắt tay vào công việc.
4. Tự ý thức với thời gian biểu của bạn
Giao cho những nhân viên một việc nước rút sẽ dễ gây chán nản và ngăn cách họ với sự sáng tạo. Người nhân viên cần có thời hạn công việc, nhưng họ cũng cần đủ thời gian để hoàn thành nó.
Khi mọi người cảm thấy một áp lực nhẹ nhàng về thời hạn, họ làm ra sản phẩm sáng tạo nhất. Dựa theo Luật của Parkinson, các nhiệm vụ đòi hỏi lượng thời gian mà bạn dành cho chúng.[3] Việc của bạn là tìm ra một khoảng thời gian hợp lý giữa việc trao cho họ không đủ hoặc quá nhiều thời gian.
Hãy tưởng tượng bạn cần một bài báo cáo chi tiết từ nhóm của bạn. Nó là một khối lượng công việc lớn. Nếu bạn đòi hỏi họ phải hoàn thành nó trong vòng một tuần, họ có lẽ sẽ trợn mắt lên. Hạn chót đó là quá tham vọng. Thay vì vậy, hãy yêu cầu một bản báo cáo thô trong vòng hai tuần và hạn chót là đến cuối tháng.
5. Hãy bắt tay vào làm
Nhân viên sẽ không tôn trọng người quản lý nếu như họ chỉ ngồi trong phòng làm việc và chỉ tay năm ngón hoặc đi nghỉ mát đâu đó. Bạn không cần phải tiên phong làm việc mỗi ngày, nhưng nếu bạn thấy họ gặp khó khăn, đừng ngần ngại lao vào giúp đỡ.
Việc bạn giúp đỡ cũng như là cố vấn cho những nhân viên đang gặp rắc rối, động não với những người đồng nghiệp khác, hoặc tham gia vào khi dự án gặp khó khăn. Hãy chú ý khi nhân viên thiếu một nguồn lực và cung cấp nó cho họ theo cách bạn có thể.
Một nhân viên gặp khó khăn có thể là một người đang căng thẳng. Họ sẽ sẵn sàng học hỏi hơn nếu bạn đề nghị giúp đỡ họ. Sự hỗ trợ đó thể hiện rằng bạn đầu tư vào thành công của họ.
6. Có thất bại cũng không sao
Chúng ta được dạy để sợ hãi sự thất bại ngay từ khi còn nhỏ. Việc né tránh nó ngăn cản chúng ta chấp nhận rủi ro và đổi mới. Hãy biến môi trường làm việc của bạn thành một nơi mà thất bại cũng là một phần của quá trình học hỏi. Nhân viên sẽ tự nguyện đứng ngoài vùng an toàn hơn khi bạn làm việc này.
Môi trường làm việc tại Pixar phát triển xoanh quanh việc thất bại nhanh chóng và thường xuyên.[4] Mọi nhân viên đều có quyền phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề. Và khi họ phạm lỗi, họ đang dần thực sự tiến bộ và cố gắng để đột phá.
7. Học cách lắng nghe và trao cho họ tiếng nói
Trao cho những nhân viên quyền được nêu ý kiến cho phép những ý tưởng được đưa ra một cách trôi chảy. Khuyến khích mọi người chia sẻ suy nghĩ của riêng họ. Bằng việc lắng nghe những quan điểm khác nhau và tôn trọng những ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng, bạn có thể học được để hỗ trợ, giúp đỡ nhóm của mình và mục tiêu chung của công ty.
Tôi làm việc cho một tổ chức tập hợp các đội ngũ trên khắp khu vực. Một đội đã đi mất sáu giờ đồng hồ để đến buổi gặp mặt, trong khi các nhóm khác chỉ mất ba tiếng hoặc ít hơn. Đội tốn thời gian lâu nhất đề xuất ý kiến của họ đến người quản lý, người đã chuyển vị trí gặp mặt đến một vị trí trung tâm. Tất cả các đội đều cảm thấy rằng điều này là công bằng, và họ tin rằng những đề xuất của mình đều được lắng nghe.
Nuôi dưỡng nhóm của bạn: tôn trọng và hỗ trợ
1. Cho những nhân viên thấy sự tôn trọng
Bạn đưa ra một tấm gương về cách người khác nên được đối xử. Khi một nhân viên đến gặp bạn với nỗi lo lắng trên gương mặt, hãy cân nhắc xem họ nói gì. Thậm chí nếu bạn không đồng ý với họ, thì điều quan trọng nhất là họ cảm thấy ý kiến của mình đã được lắng nghe.
Hãy tưởng tượng một thành viên trong nhóm đến văn phòng gặp bạn với một vấn đề không đáng kể. Hãy cứ lắng nghe. Nếu vấn đề đó đang ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đó, nó cũng có thể lan sang những người khác. Bằng cách cho họ một khoảng trống để bộc bạch, bạn có thể khiến môi trường làm việc trở nên tốt hơn.
2. Trao cho họ sự động viên
Công nhận sự nỗ lực và sự hoàn thành khiến những nhân viên cảm thấy vui vẻ, và việc đó cho thấy rằng bạn là người biết thu hút sự chú ý. Thiếu đi sự công nhận là nguyên nhân chính dẫn đến sự buồn tẻ tại nơi làm việc. Dành thêm thời gian để đưa ra lời khen hoặc sự công nhận, bạn sẽ tạo nên cảm giác trung thành và tự hào.
Bạn có lẽ để ý rằng có một thành viên nhóm tốn nhiều thời gian và công sức của họ để đảm bảo cho công việc luôn đạt chất lượng cao. Hãy thừa nhận rằng bạn đã thấy họ chăm chỉ như thế nào. Họ sẽ cảm thấy rằng mình là một phần của thứ gì đó lớn hơn.
3. Đưa ra hỗ trợ về mặt tinh thần
Bạn không phải một nhà trị liệu, nhưng bạn có thể lắng nghe. Mọi người đều có một ngày thật tệ hoặc đôi lúc cảm thấy thất vọng. Hãy thừa nhận tâm trạng của nhân viên có tác động đến nơi làm việc và bạn có thể hỗ trợ hoặc cho họ không gian họ cần để cảm thấy tốt hơn.
Hãy tưởng tượng rằng một trong số những nhân viên của bạn trải qua sự mất mát người thân trong gia đình. Họ cố đi làm lại sau buổi tang lễ ngày hôm qua, nhưng tinh thần họ thì cực kỳ tệ. Bạn có thể giúp đỡ họ bằng việc cho họ nghỉ phép vài ngày để vơi bớt đi nỗi buồn. Khi họ trở lại, họ sẽ có thể làm việc, và họ biết bạn nhìn nhận họ như một con người bình thường.
4. Liên kết nhóm của bạn
Tìm cách để giúp những người đồng nghiệp tin tưởng và đánh giá cao những người khác. Khi họ củng cố những mối liên kết, họ sẽ có thể có thêm những mối quan hệ vui vẻ và dễ chịu.
Một cuộc dã ngoại ngoài trời hoặc ăn mừng những buổi sinh nhật. Tổ chức chơi thể thao hoặc lên kế hoạch cho một chuyến đi xa với những người cùng công ty. Đây là những cơ hội để mọi người giao tiếp xã hội với nhau và lưu lại những ký ức như một nhóm. Ở Lifehack, chúng tôi tổ chức tiệc sinh nhật cho những nhân viên và có những hoạt động chung như leo núi và chơi điện tử để kết nối các thành viên trong nhóm.
Giữ những người tốt nhất ở lại
Bạn có thể tuyển dụng được những người tốt nhất, nhưng nếu không biết cách giữ họ lại, doanh nghiệp của bạn sẽ không bao giờ tiến xa hơn được. Xem xét chất xúc tác và yếu tố nuôi dưỡng sẽ cải thiện văn hóa nơi công sở và giúp những nhân viên có được trải nghiệm tốt hơn.
Những hành động nhỏ có thể tạo nên tác động lớn lên quan điểm của mọi người về công việc của họ. Hỗ trợ họ, và những người nhân viên giỏi nhất sẽ gắn bó với bạn.
Nguồn ảnh bìa: Pixels từ pexels.com