9 tháng trước
Bí Quyết Để Thoải Mái Nói Chuyện Với Người Khác Và Giải Thích Bất Kỳ Điều Gì
352

4344
Lượt xem
912
Lượt chia sẻ
82
Lượt bình luận

Bạn có gặp khó khăn trong một cuộc phỏng vấn xin việc hay khi thuyết trình không? Nếu có, thì có lẽ bạn đang tự hỏi:

"Tôi có thể làm gì để nhanh chóng giải thích điều gì đó vào lúc cần?"

May mắn thay, có rất nhiều cách đơn giản để làm việc này. Tác giả cuốn Hãy Nói Thật To Và Ngưng Lo Sợ: 50 Kĩ Thuật Thể hiện Bản Thân Đầy Tự Tin Và Cuốn Hút, Matthew Abrahams tiết lộ, "Khi bạn ở trong tình huống tuỳ cơ ứng khẩu, bạn phải làm cùng lúc 2 việc,"

  1. Nghĩ ra cái để nói
  2. Nghĩ ra cách để nói điều đó

Hãy điểm qua 8 cấu trúc nói ứng tác giúp bạn trở nên thoải mái và phản ứng lại tức thì trước bất kỳ tình huống ứng khẩu nào.

Các cấu trúc nói ứng tác là gì?

Một cấu trúc nói ứng tác là cách kể một câu chuyện. Đó là một cách giải thích bất kỳ điều gì nhanh chóng sử dụng một cấu trúc đơn giản để trình bày một câu chuyện.

“Các cấu trúc giải phóng bạn.” – Matthew Abrahams

Và đây là lý do tại sao các cấu trúc giải phóng bạn:

Dùng các cấu trúc khi nói giúp bạn giải thích bất kỳ điều gì không giới hạn. Chúng cung cấp một cách đơn giản để xây dựng tư duy và ngăn chúng ta cứng họng lúc cần nói.

Abrahams cho biết,

“Bạn cần đặt ra các kỳ vọng và các cấu trúc làm việc đó.”

Video sau đây rất đáng xem (nó quá dài nên tôi khuyên bạn nhảy đến phút thứ 41, ở đó các cấu trúc nói ứng tác được bàn luận chi tiết):

8 Cấu trúc nói ứng tác

Hãy cùng điểm qua 8 cấu trúc này:

1. Cái gì? Thì sao? Làm gì?


Mô Hình Phát Triển của Terry Borton, được xây dựng vào năm 1970, là một phương pháp đơn giản bao gồm ba câu hỏi: Cái Gì? Thì Sao? Làm Gì?[1] Gần đây tôi có viết về mô hình này trong Tư Duy Sắc Bén: Phương Pháp Cái Gì-Tại Sao. Mô hình này cung cấp một công thức để trả lời các câu hỏi.

  • Cái Gì? Điều gì đã xảy ra hay đang nổi lên?
  • Thì Sao? Tại sao nó quan trọng và ta có thể rút ra bài học gì?
  • Làm Gì? ​​​​​​​Ta sẽ làm gì tiếp theo hoặc nên làm gì để đi tiếp?

2. Ai? Tại sao? Cái gì?

Abrahams cung cấp một phương pháp đơn giản để sử dụng Mô Hình Phát Triển của Borton khi giới thiệu ai đó chỉ bằng cách đổi Cái Gì thành ​​​​​​​Ai.

  • Ai? Người đó là ai.
  • Như Thế Nào? Tại sao họ quan trọng.
  • Cái Gì? ​​​​​​​Ta sẽ làm gì (nói cách khác, lắng nghe bài thuyết trình của họ).

3. Vấn đề/Cơ hội - Giải pháp - Lợi ích


Một kỹ thuật hiệu quả nhưng hết sức đơn giản khác là cấu trúc Vấn đề/Cơ hội - Giải pháp - Lợi ích. Abrahams giải thích rằng đây là một cấu trúc tuyệt vời để giới thiệu một ý tưởng hay thuyết phục ai đó.

  • Vấn đề/Cơ hội. Bạn muốn giải quyết hay nắm giữ điều gì?
  • Solution. Các bước để đạt được nó là gì?
  • Benefit. ​​​​​​​Lợi ích đem đến cho tổ chức là gì?

4. ADD

Abrahams minh hoạ một phương pháp đơn giản để dùng trong phần hỏi đáp của một bài phát biểu, bài thuyết trình hay cuộcphỏng vấn.

  • A (Answer) - Trả lời: Trả lời ngắn gọn các câu hỏi (cô đọng thông tin của bạn trong một vài từ)
  • D (Detail) - Chi tiết: Cụ thể câu trả lời bằng một ví dụ (minh hoạ ví dụ bằng một phép ẩn dụ hay so sánh).
  • D (Describe) - Mô tả: Mô tả ý nghĩa và giá trị câu trả lời của bạn đối với người hỏi.

5. TAKE

Một ví dụ khác về cấu trúc nói đơn giản được Abrahams đưa ra là TAKE. Đây là một phương pháp tuyệt vời để chấp nhận sự công nhận.

  • T (Thank) - Cảm ơn: Cảm ơn người nghe.
  • A (Acknowledge) - Thừa nhận: Công nhận giải thưởng hoặc thành tựu.
  • K (Keep) - Duy trì: Giữ đà đi tiếp.
  • E (End) - Kết thúc: Kết thúc hiệu quả.

6. 1-3-1 Cấu trúc bài thuyết trình


Các tác giả của cuốn Mẹo Tăng Trí Nhớ Khi Diễn Thuyết đưa ra một phương pháp hiệu quả để học, ghi nhớ và trình bày thông tin theo lối 1-3-1.

  • 1: Ý Tưởng. Bước đầu tiên là xây dựng ý tưởng của bạn thông qua Chuẩn Bị (thu hút sự chú ý của người nghe bằng các câu hỏi, một câu chuyện, một trích dẫn hay một số liệu thống kê ấn tượng), Lời Hứa (đưa ra những lợi ích mà người nghe sẽ nhận được), and Con Đường (chỉ rõ cách họ sẽ có được lời hứa hoặc duyệt trước các ý chính).
  • 3: Chủ Đề hoặc Ý Chính. Tiếp theo, nêu ra các ý chính của bạn qua các bước sau: SHARP, Cụm Từ Quyền Lực (Power Phrase), Phản Ánh (Reflection), Áp Dụng (Application), Cụm Từ Quyền Lực (Power Phrase), rồi Chuyển Ý (Transition). SHARP bao gồm Câu Chuyện (Story - giai thoại, ẩn dụ hay so sánh), Sự Hài Hước (Humor), Hoạt Động (Activity), Trích Dẫn/Tham Khảo (Quote/Reference), Hình Ảnh/Đạo Cụ (Photo/Prop).
  • 1: Kết Luận hay Kêu Gọi Hành Động. Trong phần kết luận, hãy sử dụng: Tóm Tắt (Summary - nhắc lại các ý chính), Hỏi Đáp (Q&A), Câu Nói Đáng Nhớ (Memorable - gắn liền với phần mở đầu).

7. STAR


Kỹ thuật tiếp theo là hoàn hảo để trả lời những câu hỏi hành vi điển hình trong phỏng vấn tuyển dụng. Phỏng vấn hành vi là một phương pháp được sử dụng để đánh giá kinh nghiệm của ứng viên trong quá khứ và phản ứng của người đó trước một tình huống tương tự trong công việc tương lai; do đó, nó đóng vai trò là một thiết bị dự báo hiệu quả làm việc của người đó.[2] Ví dụ, trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng, nhà tuyển dụng hỏi,

“Hãy kể lại một lần mà bạn phải…”

  • Thay vì trả lời dài dòng và rời rạc, hãy sử dụng kỹ thuật STAR:
  • S (Situation) Hoàn Cảnh: Mô tả hoàn cảnh. Ở đâu? Khi nào?
  • T (Task) Nhiệm Vụ: Mô tả các thách thức và kỳ vọng. Những gì đã cần được tiến hành? Tại sao?
  • A (Action) Hành Động: Nói rõ thêm về các hành động cụ thể của bạn. Bạn đã làm gì? Như thế nào? Sử dụng công cụ nào?
  • R (Results) Kết Quả: Trình bày (định lượng) các kết quả: các thành tựu, sự công nhận, khoản tiết kiệm, v.v.

8. Phản hồi cái gì - Tại sao - Như thế nào


Cuối cùng, cấu trúc hoàn hảo để tiến bộ từ phản hồi là Cái Gì - Tại Sao - Như Thế Nào. Chú ý đến những phản hồi bạn nhận được (từ xung quanh mình - từ người khác, từ môi trường, v.v.). Rồi hỏi những câu sau: 

  • Cái Gì? Điều gì đang xảy ra? Điều này dẫn đến việc hiểu về Tại Sao.
  • Tại Sao? Tại sao nó xảy ra? Điều này dẫn đến việc sáng tạo ra cái mới (Như Thế Nào).
  • Như Thế Nào? Làm sao để cải thiện? Điều này dẫn đến việc thay đổi hành động của ta, qua đó, dẫn về Cái Gì ​​​​​​​(và vòng lặp không bao giờ kết thúc).

Bằng cách áp dụng 8 cấu trúc nói ứng tác đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng diễn đạt bất kỳ điều gì mà không cần chuẩn bị trước. Mỗi cấu trúc sẽ giúp bạn xây dựng tư duy của mình và phản ứng một cách tự tin trước mọi tình huống.

Chúng cho phép bạn kể một câu chuyện, đặt ra những kỳ vọng cho người nghe, biết mình nên nói gì và nói như thế nào. Do đó, một cấu trúc nói ứng tác cho bạn sự tự do.

Nguồn ảnh bìa: unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo