Bạn quyết định sẽ có một kỳ nghỉ thật hoành tráng vào mùa đông. Nhưng đó chỉ đơn giản là quyết định, điều đó không đủ để khiến chuyến đi trở nên tuyệt vời.
Để có một chuyến đi tuyệt vời, cần rất nhiều những quyết định nho nhỏ: Làm thế nào để chọn ra một điểm đến lý tưởng? Khi nào nên bắt đầu chuyến đi? Nên ở đâu? Nên thử những cuộc phiêu lưu và du ngoạn nào?
Hãy minh họa quá trình này qua việc kinh doanh ô tô của Henry Ford. Hầu hết mọi người đều tin rằng quyết định sản xuất hàng loạt mẫu xe Model T của Ford là điều lớn nhất tạo nên thành công. Tuy nhiên, chúng ta đã không nhìn thấy rằng sự thành công được tạo nên bởi rất nhiều những quyết định nhỏ.
Sau đây là những quyết định nhỏ của Ford, những quyết định đã góp phần mang tới sự thành công cho việc sản xuất hàng loạt mẫu xe Model T:
- Ông đã giảm giờ làm tiêu chuẩn từ 9 giờ xuống còn 8 giờ
- Ông đã nâng lương nhân công lên gấp đôi
Chỉ riêng hai quyết định này đã khiến tỉ lệ thôi việc của công nhân giảm từ 370% xuống còn 16%. Mặc dù ông đã giảm giờ làm việc, nhưng năng suất lao động một giờ đã tăng từ 40% lên 70%. Ông quyết định tập trung vào đạo đức của nhân công và đầu tư vào cải thiện đời sống cho nhân công đã khiến ông trở thành nhà tỷ phú và nhà sản xuất ô tô vĩ đại nhất thế giới. Sau đó, ông đã giảm giá của mẫu xe Model T từ 800$ xuống còn 350$ trong suốt 9 năm.
Tất cả những quyết định này, giảm giờ làm mỗi ngày, nâng gấp đôi lương nhân công và giảm giá bán lẻ nghe có vẻ khác thường và sẽ khiến ông ta thiệt hại về tiền bạc. Nhưng bằng chính những quyết định nhỏ quan trọng đó, ông ta đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt sản phẩm.
Có phải chúng ta luôn tự cho rằng cái gì lớn hơn thì sẽ tốt hơn đúng không?
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ não con người được mặc định để hiệu quả.[1] Nó luôn tìm kiếm cách thức hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhất để làm mọi việc. Nếu có thể, bộ não của chúng ta rất muốn đưa ra một quyết định lớn có ích cho một lần và mãi mãi.
Về mặt ý thức, bạn vẫn không thể hiểu quá trình não bộ của chúng ta hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ nhỏ nhất. Bạn chỉ có thể nhận ra những nhiệm vụ lớn hơn và quá trình tổng hợp của hàng triệu quyết định nhỏ mà não bạn trải qua mỗi giây.
Quy trình và sự logic này nên được áp dụng khi phải thực hiện những quyết định lớn hơn. Bạn phải đưa ra rất nhiều những quyết định nhỏ để hướng tới một quyết định lớn.
Những điều lớn lao luôn tạo ra áp lực
Có một lý do là những quyết định lớn rất khó để thực hiện. Khi bạn cố gắng để đưa ra quyết định lớn, bạn phải dành nhiều thời gian để làm việc và đưa ra ý tưởng. Bạn cố gắng làm cho nó hoàn hảo. Bạn cố gắng xem xét từ nhiều góc độ và tránh những hậu quả tiêu cực.
Mong muốn đưa ra giải pháp hoàn hảo có thể trì hoãn và cản trở quá trình đưa ra quyết định. Có rất ít quyết định hoàn hảo mà không có bất kỳ hậu quả tiêu cực nào. Phấn đấu để đưa ra giải pháp không gây ra hậu quả gì dẫn đến việc bạn không đưa ra một quyết định nào cả. Và khi không có quyết định nào được đưa ra, không có gì được thực hiện, không có gì được tiến hành.
Những quyết định lớn cũng rất khó thay đổi. Một khi bạn đã thực hiện những quyết định lớn, rất khó để quay lại và thay đổi những gì đã thực hiện. Khi bạn mang tất cả hy vọng đặt vào một quyết định lớn, bạn đang tạo dựng cho chính mình một thành công lớn hoặc một thảm họa lớn.
Rủi ro càng lớn, hậu quả càng lớn. Một quyết định tồi tệ có thể thay đổi tương lai, phá hủy sự nghiệp, tiêu tốn tiền bạc thậm chí ảnh hưởng mối quan hệ của bạn. Và khi bạn dành quá nhiều thời gian và công sức cho việc đưa ra một quyết định lớn, bạn trở nên mù quáng và không thể nhận ra đó có thể là một quyết định tồi tệ.
Khi bạn đã quyết định, bạn sẽ gắn bó và phấn đấu vì nó. Có ít khả năng khiến bạn thay đổi phương hướng của mình vì điều đó làm tăng thời gian, năng lực và tài nguyên. Rất khó để giảm thiệt hại khi thực hiện những quyết định lớn.
Tuy nhỏ mà lại lớn
Bạn đã từng nghe ít hơn là nhiều hơn, vậy còn nhỏ lại là lớn thì sao? Hầu hết các thành công không phải là kết quả của một quyết định lớn. Thay vào đó, thành công được xây dựng từ một loạt các quyết định nhỏ. Quyết định nhỏ hơn sẽ linh hoạt hơn.
Thực hiện những quyết định nhỏ hơn cho phép bạn giảm thiểu rủi ro. Thông thường, bạn sẽ không mắc phải những sai sót lớn từ những quyết định nhỏ. Những quyết định nhỏ sẽ tạo nên những chiến thắng nhỏ.
Những quyết định lớn thường nặng nề và áp lực. Bạn có nhiều khả năng khi đưa ra một quyết định khi áp lực lớn treo lơ lửng trên đầu. Chia quyết định thành nhiều phần và nhiều bước nhỏ sẽ khiến quá trình đó trở nên dễ dàng hơn và bớt đi rất nhiều khó khăn. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn và thêm tự tin.
Nếu bạn quyết định thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh, sẽ tốt hơn khi bắt đầu thực hiện những hành động nhỏ để hòa nhập trước. Thay vì ăn chay hoàn toàn ngay lập tức, bạn có thể bắt đầu bằng cách uống thêm 01 chai nước mỗi ngày và thay những đồ ăn nhẹ không lành mạnh thường ngày bằng trái cây.
Nếu bạn hoàn toàn thay đổi lối sống cùng một lúc, bạn sẽ trở nên chán nản. Và khi bạn làm như vậy, rất khó để tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, thích ứng và duy trì với việc uống nhiều nước hơn và ăn những bữa nhẹ lành mạnh lại dễ dàng hơn nhiều. Khi bị mất động lực và từ bỏ, bạn sẽ tiếp tục trở lại dễ dàng hơn. Nguy cơ thất bại nhỏ hơn và áp lực cũng ít hơn so với việc cố gắng loại bỏ tất cả thịt, trứng, sữa ra khỏi thực đơn ăn uống của bạn trong cùng một lúc.
Từ những viên gạch tới những bức tường
Khi bạn phải đưa ra một quyết định lớn, hãy chia nó ra thành những phần nhỏ.
- Nghĩ về những phần nhỏ hơn của quyết định
- Xác định các bước cần làm và những nguồn lực cần có
Đưa ra những quyết định nhỏ liên quan trước. Mỗi quyết định nhỏ thêm vào một quyết định lớn hơn, và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã đạt được mục tiêu của mình.
Hãy nghĩ về Henry Ford và những điều chỉnh nhỏ ông ấy đã làm. Thông qua quá trình đưa ra các quyết định nhỏ, ông ấy đã thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất, tác động đến cuộc sống của nhân công, giúp cho mẫu xe Model T có giá cả phải chăng cho người bình thường và trở thành tỷ phú trong suốt quá trình đó.
Thực hiện quyết định lớn tù những quyết định nhỏ tại một thời điểm.
Nguồn ảnh bìa: Freepik từ freepik.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | The Globe and Mail: Nghiên cứu cho rằng loài người được tạo ra để lười biếng |