Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thử thách và lựa chọn khó khăn. Nó có thể khiến bạn phải khổ sở để có thể tìm ra câu trả lời tốt nhất hay làm bạn bị quấy nhiễu về một vấn đề, nhưng thậm chí với những nỗ lực tốt nhất, bạn cũng không thể quyết định được điều bạn phải làm.
Bạn càng nghĩ về vấn đề của mình, càng khó khăn để có câu trả lời. Bạn cảm thấy bực bội khi mong muốn giải quyết vấn đề của bạn tăng lên. Sự thiếu kiên nhẫn xuất hiện trong bạn, và bộ não của bạn cảm thấy bị mắc kẹt hơn bao giờ hết.
Chẳng mấy chốc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, và tinh thần giảm sút bởi vì suy nghĩ của bạn cứ phải chạy trong một vòng lẩn quẩn cả ngày. Nhưng đôi khi giải pháp chỉ đơn giản như là ngủ cùng vấn đề.
Dừng việc bắt não phải lẩn quẩn suy nghĩ cách giải quyết vấn đề và đi ngủ
Trong giai đoạn căng thẳng cao, nghỉ ngơi có thể là thứ xa vời trong tâm trí của bạn, nhưng có thể lại là thứ tốt nhất với bạn. Nếu bạn cho phép bản thân ngủ cùng vấn đề, giải pháp sẽ tới với bạn.
Một nghiên cứu về Trí nhớ và nhận thức đã tìm ra rằng con người có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn sau khi ngủ.[1] Sự hiệu quả của giấc ngủ trong quá trình giải quyết vấn đề có thể liên quan đến một hiện tượng tâm lý được gọi là "Hiệu ứng Ấp trứng" (Incubation Effect). Hiệu ứng Ấp trứng được đưa ra bởi Graham Wallas vào năm 1926, hiện tượng này cho rằng não con người làm việc hiệu quả hơn để vượt qua trở ngại khi nó được dành thời gian nghỉ ngơi.[2]
Nếu như bạn đã từng không thể tìm ra câu trả lời cho một vấn đề tới khi bạn chỉ biết được đáp án khi bật dậy vào giữa đêm, bạn đã có trải nghiệm về hiện tượng Hiệu ứng Ấp trứng.
Các nhà tâm lý học không chắc rằng điều này xảy ra bởi vì bộ não ít bị phân tán tập trung trong quá trình ngủ, hoặc nếu tiềm thức tiếp tục làm việc để tìm cách giải quyết vấn đề thậm chí khi bạn không có ý thức thực hiện điều đó. Dù bằng cách nào, khoa học hỗ trợ giấc ngủ để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Giấc mơ sẽ bí mật tạo cảm hứng cho bạn
Một số khám phá khoa học, tác phẩm nghệ thuật và kiệt tác văn học đều lấy cảm hứng từ những giấc mơ. Ví dụ như Otto Loewi đã khám phá ra xung thần kinh được tạo ra bởi phản ứng hóa học trong chuỗi các giấc mơ.[3]
Khi bạn ngủ, não của bạn có thể tiến hành củng cố và xử lý những thứ đã xảy ra khi bạn thức giấc. Ngủ sau khi học một vài thứ mới giúp não của bạn mã hóa các thông tin mới đó để lưu vào trí nhớ dài hạn.[4]
Ngoài việc xử lý thông tin, các giai đoạn của chu kì giấc ngủ rất cần thiết để giải quyết vấn đề. Giai đoạn REM kích thích sự kết hợp của các dây thần kinh mở khóa khả năng kết nối tiềm năng mới và giải quyết vấn đề mặc dù chúng có thể không được chú ý trong quá trình ngủ.[5]
Sự tập trung chăm chú vào một vấn đề có thể ngăn cản bạn giải quyết chúng
Não của bạn vận hành với 2 chế độ khác biệt: chế độ tập trung và chế độ lan tỏa. Chế độ tập trung là trạng thái mà bạn đang tích cực tập trung vào kích thích não bộ để tìm ra câu trả lời.[6] Khi bạn muốn tìm câu trả lời, não bộ của bạn sẽ ở chế độ tập trung. Điều này có thể gây cho bạn bế tắc, và nó có thể khiến bạn không thể tìm ra câu trả lời.
Hiện tượng này được gọi là Einstellung Effect có thể ngăn cản bạn tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề phức tạp.[7] Einstellung Effect phát sinh khi thông tin mà bạn có ngăn chặn sự sáng tạo của bạn và cản trở sự đổi mới. Khi bạn có kinh nghiệm với một loại vấn đề, não của bạn cố gắng vận hành tự động thay vì phân tích lại vấn đề.
Khi bạn cảm thấy bế tắc, đó là thời gian bạn cần nghỉ ngơi
Nếu như bạn đang cảm thấy bế tắc, thì cách tốt nhất là lùi lại và nghỉ ngơi. Sự bế tắc của bạn sẽ chỉ chặn lại khả năng giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. Cho phép bản thân bạn có một đêm ngủ ngon trước khi đưa ra lựa chọn hoặc cố gắng để giải quyết vấn đề.
Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên về khả năng hoạt động của bão bộ khi bạn để nó làm việc đúng nghĩa. Khi bạn đụng phải một bức tường trong quá trình giải quyết vấn đề, dừng suy nghĩ về nó, và hãy cho mình ngủ một chút.
Có thể rất khó để vấn đề biến mất, nhưng bạn có rất nhiều thứ mà bạn cần trong chính bản thân bạn. Bạn chỉ cần để não bộ có cơ hội nghỉ ngơi để giải quyết những vấn đề cho bạn. Đọc bài viết này để có thể ngủ nhanh hơn: 10 bí quyết đơn giản để đi vào giấc ngủ trong 30 giây, kiểm chứng bởi khoa học.
Nguồn ảnh bìa: Picjumbo từ picjumbo.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Trí nhớ và Nhận thức: Ngủ khi gặp khó khăn: Ảnh hưởng của giấc ngủ đến việc giải quyết vấn đề. |
[2] | ^ | Psyblog: Hiện tượng Incubation Effect: Làm thế nào để mở khóa tinh thần |
[3] | ^ | Tạp chí Y khoa của Singapore: Otto Loewi (1873–1961): Người mơ mộng và Người đoạt giải Nobel |
[4] | ^ | Phòng khám y khoa về giấc ngủ: Trí nhớ, Giấc ngủ và Giấc mơ: Sự kết hợp của kinh nghiệm |
[5] | ^ | US San Diego News Center: Để tôi ngủ: Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề được tăng cường bởi giấc ngủ REM |
[6] | ^ | Brainscape: Cái nào tốt hơn cho việc học: Suy nghĩ Tập trung so với suy nghĩ Lan tỏa |
[7] | ^ | Tuyệt vời: Hiện tượng Einstellung Effect: Những gì bạn đã biết có thể tổn thương bạn |