4 tuần trước
Có Phải Việc Học Mọi Thứ Có Thể Khiến Chúng Ta Dở Mọi Mặt?
362

4019
Lượt xem
99
Lượt chia sẻ
4
Lượt bình luận

Bạn định nghĩa một chuyên gia bằng cách nào? Những người có xu hướng được coi là chuyên gia vì họ rất am hiểu một lĩnh vực nào đó và dành phần lớn thời gian của mình để đạt được kiến thức về một đối tượng cụ thể rồi mở mang nó. Lặp đi lặp lại quá trình rèn luyện, bỏ nhiều thời gian, công sức thường cho là phương pháp để khiến bạn tài năng và am tường trong lĩnh vực của mình. Nhưng điều này có thực sự đúng?

Tại sao khi quá tập trung sẽ khiến ta chậm đi?

Khi chỉ tập trung vào một thứ với mong muốn trở thành chuyên gia có vẻ như là cách suy nghĩ hợp lý nhưng thực sự điều này để lại hậu quả bất lợi về cách chúng ta thu nhận tri thức một cách hiệu quả.

Với việc tập trung quá lâu và quá nhiều vào một lĩnh vực, chúng ta thực sự đang cản trở chính bản thân mình tiếp nhận những tư tưởng, tầm nhìn và các đối tượng liên quan khác nhau. Khi não chúng ta thiết lập chế độ nghiên cứu chuyên sâu, nó sẽ dồn hết mọi năng lượng và sự tập trung vào một đối tượng duy nhất.

Điều này không những khiến chúng ta thiết lập khuôn khổ và tư duy cố định khi tiếp cận một vấn đề nào đó mà còn giới hạn cả suy nghĩ và quan điểm của chúng ta. Do đó, nó cản trở động lực cần thiết để ta có thể suy nghĩ theo những cách mới và khác biệt trong khi chỉ rèn luyện mới khiến ta hoàn hảo, vậy thì cách bạn rèn luyện mới chính là bí quyết khiến bạn trở thành một chuyên gia thực thụ. ​​​​​​​

Phương pháp học chủ chốt để trở thành một chuyên gia

Có hai phương pháp học chính phù hợp với bộ não của chúng ta. Phương pháp thứ nhất là học một cách chuyên tâm, nghĩa là tâm trí ta tập trung cao độ và bị một công việc hay đối tượng nào đó chi phối hoàn toàn. Phương pháp thứ hai là suy nghĩ lan man, đó là lúc não bộ ta ở trạng thái thư giãn, tự do hơn và trong trạng thái đó, chúng ta có cảm hứng và có thể có những ý tưởng sáng tạo về một đối tượng mà chúng ta chưa từng thực sự bỏ thời gian tập trung vào.

Phương pháp nghĩ lan man khiến bạn không bị tập trung và chịu áp lực từ bất cứ đối tượng nào, cho phép bạn suy nghĩ tỉnh táo gần như là vô định.  Nó giúp ta có nhiều ý tưởng, sự kết nối tự do và không dập theo bất cứ khuôn khổ nào trong phạm vi não bộ. Phương pháp chuyên tâm có thể sử dụng trong một tiết học marathon mà không có sự phân tâm nhưng phương pháp nghĩ lan man lại có thể áp dụng trong những giờ giải lao, những lúc đi dạo, nghe nhạc hay tập thể dục. Nói các khác, tham gia vào một hoạt động trong trạng thái tâm trí dường như không bị bất cứ dòng ý nghĩ nào chi phối.

Làm sao để phương pháp này phù hợp với việc học hiệu quả?

Phương pháp học hiệu quả và trở thành chuyên gia đều không phải việc chỉ tập trung vào một kĩ năng. Những chuyên gia thực thụ chỉ sử dụng kĩ năng mà họ rất am hiểu vào các lĩnh vực khác nhau.

Paul Graham, một nhà khoa học máy tính người Anh có chuyên môn chính là kĩ thuật. Tuy nhiên, ông ấy cũng đã cố gắng để trở thành một doanh nhân chuyên nghiệp, một nhà đầu tư mạo hiểm, một nhà văn và một người viết blog. Ông ấy đã giúp hàng chục những công ty nổi tiếng như Dropbox và Airbnd song song với việc xuất bản nhiều cuốn sách và viết hàng tá các bài viết ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vậy điều gì là bí mật cho sự thành công của Paul. Ông ấy có chuyên môn về kĩ thuật nhưng thay vì chỉ tập trung vào một kĩ năng duy nhất, ông ấy đã sử dụng kiến thức khái niệm kĩ thuật để không những giải quyết các vấn đề cho các doanh nghiệp mà còn đề xuất cho họ nhiều giải pháp nữa.

Bí quyết để trở thành chuyên gia là tìm ra được những mối liên hệ giữa phạm vi chuyên môn của mình với những lĩnh vực khác, áp dụng những khái niệm trong chuyên ngành của mình cho những thứ mới mẻ. Bằng cách làm đó, bạn có thể tìm ra được những giải pháp mới, đồng thời giúp bản thân tự trau dồi chuyên môn của mình.

Khả năng tận dụng những kĩ năng cơ bản khiến bạn trở thành chuyên gia thực thụ

Steve Jobs không chỉ giới hạn bản thân mình ở lĩnh vực khoa học máy tính mà còn không ngừng vươn xa bản thân bằng việc suy nghĩ tới những yếu tố độc đáo và nguyên bản làm tăng giá trị chuyên môn của mình. Ông ấy đã nhận ra rằng máy tính không nên chỉ dừng lại ở vị trí là công cụ mà nên được thiết kế không những hợp thời trang mà còn bắt mắt, để khiến chúng thành những món đồ thời trang và được sử dụng hàng ngày. Kết hợp khái niệm về thiết kế và kĩ thuật chính là cách mà MacBook đã được tạo ra và với cách nghĩ này chính là cách mà Apple nỗ lực để luôn vượt xa các đối thủ của họ.

Trở thành chuyên gia và tập trung vào những kĩ năng đó rất quan trọng để đạt được thành công cơ bản. Nhưng điều gì khiến bạn lớn mạnh thậm chí thành công hơn nữa,​​​​​​​ chính là cách bạn cho phép mình được học hỏi những điều mới lạ mà chúng có thể kích thích quá trình động não của bạn. Quá trình liên tục tìm tòi ý tưởng mới là cách bạn học hỏi nâng cao chuyên môn của mình.

Trở thành chuyên gia có nghĩa bạn có thể lồng ghép những ý tưởng khiến bạn đưa ra nhiều giải pháp chưa từng có và sáng tạo. Bí quyết khi học hỏi một điều gì mới mẻ là hãy tự hỏi bản thân xem bằng cách nào ta có thể ứng dụng những thứ ta học cho những điều mà ta đã biết? Việc đó sẽ khiến bạn không những không bị trì trệ mà còn giúp bạn tìm ra những con đường mới có thể đưa bạn tới những tầm cao và thành công mới.