2 tháng trước
Bạn Đang Dùng Não Sai Cách: Bộ Não Con Người Không Được Thiết Kế Để Ghi Nhớ Mọi Thứ
271

3108
Lượt xem
54
Lượt chia sẻ
3
Lượt bình luận

Nếu bạn nghĩ rằng bí mật của một trí thông minh hiệu quả là dùng trí nhớ của bạn để nhồi nhét càng nhiều thông tin càng tốt, thì hãy nghĩ lại đi.

Hãy nhìn đây này.

Đây là cái sẽ xuất hiện trong đầu bạn khi tôi muốn bạn hãy nhớ lại khung cảnh thành phố trong đêm.


Nói đến trí nhớ thì bộ não của chúng ta thường không khá hơn một chiếc USB 8GB đâu.

Trong thế giới hiện đại, thông tin liên tục ập đến dồn dập với chúng ta. Và nếu ta dựa vào dung tích 8GB của não bộ để ghi nhớ nhiều nhất có thể, cách duy nhất để chứa hết là giữ chúng ở độ phân giải thấp. Khi ta muốn ôn lại những gì đã học, ta giật mình khi chỉ thấy những thông tin "mờ ảo" và những sự xấp xỉ mơ hồ so với những thứ thật rõ ràng khi ta trải nghiệm.

Trong quá khứ, điều ưu tiên hàng đầu của não bộ con người là sự tồn tại

Hãy để thế giới hiện đại của máy tính ở đằng sau một lát, và du hành ngược thời gian quay trở lại thời điểm khi quang cảnh thông tin còn rất khác.

Hãy đặt bản thân ở vị trí của tổ tiên từ rất xa xưa của bạn ở thời tiền sử.

Môi trường thời tiền sử đầy thử thách và khắc nghiệt. Vậy nên phần lớn thời gian, động lực của bạn là sự tồn tại cơ bản – làm sao để duy trì sự sống (đồ ăn, chỗ ở, mối quan hệ); và làm sao để đối mặt với mối đe doạ (động vật săn mồi, điều kiện thời tiết).

Nói cách khác, "bạn-của-thời-tiền-sử" sẽ không đưa việc ghi nhớ lên thành mục tiêu ban đầu, mà sẽ ưu tiên xử lý những thông tin như "đây là khu vực nguy hiểm", "cái này có thể ăn được".

Chúng ta càng văn minh thì càng có nhiều thứ để nhớ

Khi nền văn minh phát triển – với sự phát triển của ngôn ngữ nói và viết – việc ghi nhớ những thông tin mà không có lợi ích tồn tại trở nên hữu ích. Nó cho phép con người giao tiếp với nhau và học cách hành động dựa trên kinh nghiệm của người khác mà không cần đối mặt với những sai lầm và rủi ro trực tiếp. Tuy nhiên, lượng thông tin sẵn có cho một cá nhân vẫn khá giới hạn so với tiêu chuẩn ngày nay, và vì thế có thể bị thêm thắt và cần được suy nghĩ khi tiếp nhận.

Nhưng ở đây trong thế giới hiện đại ta có sự tiếp cận thông tin không tương đương – sách, TV, đài, bộ thiết bị chơi game, điện thoại, và đương nhiên là Internet – mang đến một sự bùng nổ trong việc tiêu thụ thông tin. Đây vừa là một điều may mắn lẫn xui xẻo, giờ đây chúng ta có thể trao đổi khối lượng lớn kiến thức với một tốc độ nhanh hơn trước rất nhiều. Nhưng giờ chúng ta lại cần học cách xử lý quá nhiều thông tin.


Nguồn ảnh: Source

Nếu chúng ta vẫn dựa vào bộ não thì ta sẽ bị quá sức

Hàng ngày chúng ta tiêu thụ một lượng lớn khoảng 34GB thông tin[1]. Thêm vào đó là 50,000 suy nghĩ sản sinh ra mỗi ngày [2], và rõ ràng là chúng ta không thể quản lý được thông tin chỉ riêng trong bộ nhớ – ta cần tìm cách giải quyết việc này từ bên ngoài.

Giờ hãy thử cái này.

Nhìn vào dãy số dưới đây trong 5 giây và ghi nhớ chúng theo đúng thứ tự.

92748109382301832

Giờ hãy tính:

9 x 23 = ?

14 x 13 = ?

.

.

.

.

.

(Kết quả: 207 và 182)

Giờ hãy thử nhớ lại dãy số dài dằng dặc lúc trước. Bạn có thể nhớ được bao nhiêu số? Tôi đã thử đố vài người đồng nghiệp và, không hề ngạc nhiên, không ai trong số họ có thể nhớ trọn vẹn dãy số cả.

Nếu bạn chỉ được giao một trong số những nhiệm vụ đó, không nghi ngờ gì cả bạn sẽ làm tốt hơn nhiều. Nhưng vì bạn cố gắng ghi nhớ và xử lý cùng một lúc, não của bạn đã ở trong trạng thái rất căng thẳng. Đây là điều thường xuyên xảy ra khiến bộ não của bạn luôn phải chiến đấu.

Não bộ không được thiết kế để ghi lại thông tin một cách chính xác và khách quan. Cố gắng đưa vào quá nhiều thông tin sẽ làm chúng ta bị quá tải và quá sức. Hơn nữa, ta gây trở ngại cho những gì não bộ thật sự làm tốt – xử lý thông tin và ở trong trạng thái sáng tạo và phát minh ra cái mới.


Nguồn ảnh: Source

Cách để dọn dẹp không gian trong não bộ

Chỉ vì giờ đây thông tin đang ở trong tầm tay của bạn, không có nghĩa là ta phải trở thành nô lệ cho chúng. 

Chúng ta nên giống như phiên bản thời tiền sử, và thay vì bị thống trị bởi thông tin, ta nên biết khi nào và làm thế nào để tiếp cận thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình.

Chúng ta cần dọn dẹp bất cứ không gian nào được dùng cho việc ghi nhớ những thứ vô giá trị để bộ não có thể làm điều mà nó làm tốt nhất – xử lý thông tin. Chúng tôi muốn giới thiệu hai cách mà bạn có thể làm được điều này –


Nguồn ảnh: Source

Phát triển "não phụ" của bạn

Chuyển việc ghi nhớ cho bên ngoài bằng cách thiết kế một hệ thống để sắp xếp và chứa đựng những thông tin có tiềm năng hữu ích. Máy tính đương nhiên là một công cụ để lưu giữ chính xác và phục hồi thông tin đáng tin cậy.

Điều quan trọng ở đây là để trở thành một người xử lý thông tin điêu luyện hơn là cố gắng nhồi nhét thông tin vào não bộ. 

Hãy chú ý đến những bài viết trong tương lai nơi chúng tôi chỉ cho bạn thấy cách chính xác bạn có thể tạo ra và sử dụng não phụ cho các loại thông tin.

Học những điều c​​​​​​​ó ý nghĩa

Cũng giống như não phụ, bạn cũng cần biết cách sử dụng nhiều nhất có thể bộ nhớ của bạn để đạt được việc học tập có ý nghĩa.

Kết quả mong muốn ở đây là biến thông tin trở nên liên quan đến bạn để không cần phải mất nhiều công sức kích hoạt mỗi khi bạn cần nó. Ví dụ, hãy nghĩ đến cách bạn nói ngôn ngữ mẹ đẻ một cách dễ dàng – kiến thức đó đã trở thành một phần của bạn.

Hãy chú ý – chúng tôi sẽ cho bạn thấy làm sao để luyện tập cách học có ý nghĩa trong những bài viết sau. 

Tư liệu tham khảo