2 tháng trước
Cách Trả Lời Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến Một Cách "Không Phổ Biến"
272

3049
Lượt xem
56
Lượt chia sẻ
15
Lượt bình luận

Dù chúng ta có yêu thích công việc của mình đến mức nào, luôn có những khía cạnh mà chúng ta có thể không cần đến. Và trong số tất cả các nhiệm vụ của tôi với tư cách là Trưởng bộ phận quản lý sản phẩm tại Lifehack, phỏng vấn là việc tôi ít thích thú nhất. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, mệt mỏi làm tôi suy sụp cả về tinh thần và thể chất. Hầu hết các cuộc phỏng vấn diễn ra trong khoảng một giờ, 60 phút mệt mỏi mà cả tôi và ứng viên đều không thích tí nào. Tôi nghe cùng một câu trả lời cho cùng một câu hỏi hết lần này đến lần khác. Thật chán, những câu trả lời cơ bản đó không có cách nào làm một cá nhân trở nên khác biệt trong cuộc cạnh tranh. Nhưng thỉnh thoảng tôi sẽ nghe một câu trả lời khiến tôi mất cảnh giác, làm tôi ấn tượng và được truyền cảm hứng.

Để giúp bạn hoàn toàn chinh phục cuộc phỏng vấn tiếp theo, tôi đã tổng hợp một danh sách các câu trả lời tốt nhất có thể cho câu hỏi phỏng vấn phổ biến và những điều cần tránh.

“Bạn có thể giới thiệu gì về bản thân mình?”

Người phỏng vấn của bạn không tìm kiếm những mẩu thông tin nhỏ. Họ muốn nghe một câu chuyện. Điều này sẽ thu hút họ và làm họ quan tâm. Hãy chắc chắn rằng câu trả lời bao gồm quá trình phát triển của bạn và cách nó đưa bạn đến vị trị hiện tại ngày hôm nay.

Tránh nhắc đến những thứ cá nhân không liên quan như tình yêu của bạn dành cho mèo. Nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn chỉ quan tâm đến con người bạn trong công việc, vậy nên chỉ tập trung vào khía cạnh đó của bản thân bạn. Tóm tắt kinh nghiệm của bạn và giải thích cho họ biết tại sao bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Làm nổi bật thành tích của bạn, cũng như những trở ngại bạn đã gặp phải và bạn đã xoay sở để vượt qua chúng như thế nào.

​​​​​​​Dưới đây là một ví dụ về một câu trả lời hấp dẫn cho câu hỏi này:

“Trước đây, tôi từng làm việc cho một công ty uy tín, quản lý một nhóm gồm 15 người. Công việc của tôi là cải tiến công ty, nhưng làm việc càng lâu, tôi càng nhận ra rằng có rất ít tiềm năng phát triển. Đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đây hôm nay. Để bản thân tiến xa hơn trong lĩnh vực này, cũng như thúc đẩy công ty bạn với các kỹ năng mà tôi có“.

“Một vài điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn là gì?”

Khi nói về điểm mạnh của bạn, hãy tập trung vào các yếu tố cần thiết cho công việc tiềm năng này. Mô tả ngắn gọn các kỹ năng của bạn và giải thích về việc chúng sẽ có ích cho công ty này thế nào.

Đừng phạm sai lầm né tránh nói về điểm yếu của bạn. Người phỏng vấn bạn sẽ không ấn tượng đâu, thay vào đó họ sẽ nghĩ rằng bạn thiếu khả năng tự phản ánh và cải thiện. Nhưng khi bạn đề cập đến điểm yếu của mình, hãy bao gồm những hành động bạn đang thực hiện để cải thiện chúng. Điều này sẽ làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như sự khiêm tốn của bạn.


Ví dụ, giả sử bạn đang phỏng vấn cho một vị trí bán hàng. Khi người phỏng vấn hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, bạn có thể nói:

“Tôi rất giỏi ứng biến, và sử dụng nghệ thuật thuyết phục một cách thuần thục để bán hàng. Mặc dù đôi khi tôi có xu hướng ngừng lại khi phải giao dịch với một khách hàng khá kích động. Tôi hiện đang đọc một cuốn sách về cách nhanh chóng khuếch tán xung đột để định hướng lại khách hàng và để chúng tôi có tiếng nói chung”.

“Tại sao bạn thấy mình phù hợp với công việc này?”

Trước buổi phỏng vấn, xem xét vị trí bạn đang ứng tuyển vào và tất cả nhiệm vụ được kì vọng ở bạn. Nhắc lại những nhiệm vụ này với người phỏng vấn, và việc bạn sở hữu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành các yêu cầu đó như thế nào. 

Hãy đảm bảo bạn nhắc đến những nhiệm vụ cụ thể được ghi trong quảng cáo tuyển dụng, nhưng nhớ điểu chỉnh một chút để câu trả lời có hệ thống. Bạn không muốn người phỏng vấn cảm thấy bạn chỉ đang lặp lại phần mô tả công việc họ đã cung cấp sẵn cho bạn đúng không. 

“Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”

Hãy nghiên cứu một chút trước buổi phỏng vấn. Làm cho bản thân bạn quen với những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, và những mục tiêu họ đang hướng tới. Xác định thách thức doanh nghiệp đang phải đối mặt, đặc biệt ở bộ phận bạn đang ứng tuyển vào. Nhắc đến những thách thức này, và cách bạn chú ý những sự tiến bộ họ đang đạt được để giảm thiểu chúng.

Tìm những cá nhân ở vị trí tương tự trên LinkedIn để tham khảo. Chú ý đến nhiệm vụ công việc cụ thể của họ, cũng như những thách thức và cách họ vượt qua chúng. Sử dụng phương pháp của họ để miêu tả cách các kỹ năng của bạn sẽ giúp phát triển doanh nghiệp.

“Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”

Tương tự với câu hỏi số 3 (phía trên), hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ các chi tiết của vị trí này trước buổi phỏng vấn. Sau đó, bao gồm cả việc sự tham gia của bạn trong công ty sẽ làm bạn hài lòng thế nào. Điều này làm câu trả lời của bạn mang tính cá nhân hơn, cũng như thể hiện hứng thú thật sự của bạn là với công ty chứ không phải tiền lương.

Khẳng định lại với người phỏng vấn là bạn sẽ cực kì cam kết và đầy nhiệt huyết với vị trí này, vì nó thu hút bạn ở khía cạnh cá nhân.

Ví dụ, là một Giám đốc sản xuất, tôi thích nhìn thấy những dự án phát triển theo cấp số mũ thay vì chỉ phát triển tự nhiên. Tôi thích thấy những kết quả to lớn ngay lập tức, và sẽ làm việc hoàn toàn tập trung để điều đó xảy ra.

“Tại sao bạn bỏ công việc cũ?”

Tuyệt đối đừng hạ thấp công ty cũ bạn từng làm việc bằng cách nào đi nữa. Điều này sẽ làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nói về cách bạn đã học được tất cả những gì có thể từ công ty cũ đó, và lý do bạn cuối cùng đã phát triển hơn thế.

Điều thật sự làm tôi ấn tượng trong các cuộc phỏng vấn là sự nhấn mạnh của một thành tựu trước khi rời khỏi công ty. Điều này chứng tỏ bạn là một thành viên của đội ngũ, và đã không bỏ mặc sếp cũ trong khó khăn.

Ví dụ:

"Ở công việc trước với tư cách là một Giám đốc sản xuất, tôi nhận ra rằng tôi đã không tin tưởng vào truyền thông truyền thống nữa, và lý tưởng của tôi không còn ăn khớp với khái niệm của công ty. Nhưng trước khi rời đi, tôi đã đào tạo biên tập viên để công ty có thể tiếp tục vận hành như trước đây".

"Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”

Dùng cơ hội này để kể một câu chuyện khác để tiếp tục thu hút nhà tuyển dụng. Đừng chỉ nói về những thành tựu, mà hãy nói thêm về hành động bạn đã làm để đạt được thành tựu đó. Bao gồm cả cách bạn phân tích tình huống, những lựa chọn khác nhau bạn đưa ra để giải quyết vấn đề, và điều gì khiến bạn đưa ra quyết định cuối cùng.

Đừng mập mờ! Đừng trả lời câu hỏi như thế này:

“Tôi đã đạt được mức doanh số bán hàng kỷ lục ở công ty cũ”.

Đương nhiên hãy bắt đầu câu trả lời với thành tựu đó, nhưng sau đó nói chi tiết hơn.

"Để đạt được doanh số bán hàng kỷ lục ở công ty cũ, tôi đã thu thập nghiên cứu thị trường về đối tượng khách hàng mà tôi đang hướng tới để bán hàng cho họ. Tôi đã xem xét điều gì thu hút họ, và làm cách nào tôi có thể dùng những biến số kia để làm họ muốn sản phẩm của tôi".

“Hãy kể cho tôi nghe cách bạn vượt qua một sự bất đồng hoặc thách thức tại nơi làm việc”

Sử dụng mọi cơ hội để kể một câu chuyện thay vì chỉ đưa ra một câu trả lời đơn giản. Việc này cho người phỏng vấn cơ hội để tập trung vào những khía cạnh cá nhân của câu chuyện của bạn và mở rộng chúng. Bạn muốn người phỏng vấn chú ý vào câu chuyện càng nhiều càng tốt.

Một lần nữa, nhấn mạnh những bước bạn làm để giải quyết mâu thuẫn. Nếu người phỏng vấn tỏ ra chú ý, tiếp tục và kể cho họ nghe nhiều câu chuyện nữa về việc vượt qua sự bất đồng. 

Đây là cơ hội vàng để tiếp thị bản thân bạn và chứng minh bạn là ai. Tại thời điểm này bạn có thể đi sâu hơn một chút vào việc những phương pháp của bạn phản ánh con người bạn như thế nào, nhưng vẫn giữ tính chuyên nghiệp và liên quan đến công việc.