Bạn đang ngồi trên tàu điện ngầm hoặc xe buýt và cố gắng đọc cái gì đó. Nó có thể liên quan đến công việc hoặc chỉ đơn giản là giải trí. Một người tiến đến và ngồi cạnh bạn. Họ đang nói chuyện riêng khá to về chuyện tình cảm khá buồn cười của bạn họ. Bây giờ, thay vì tập trung đọc, bạn thấy mình lại đang nghe ngóng về cuộc sống tình cảm của một người nào đó — và thật ra là, bạn phải cố gắng tập trung mặc kệ cái cuộc nói chuyện đó để đọc cho xong.
Hầu hết mọi người nghĩ thật dễ dàng để mặc kệ những sự sao lãng nhỏ nhoi này, nhưng không phải. Não bộ có một lượng giới hạn những chức năng nó có thể làm trong khoảng thời gian nhất định. Sự sao lãng và ồn ào huyên náo không nên được chú ý đến lại chiếm mất một phần không gian trong bộ não và giảm thiểu không gian còn lại cho những thứ đáng giá — và suy nghĩ nói chung.
Phớt lờ bất cứ thứ gì cũng cần năng lượng, và bộ não trở nên thụ động khi nó không thể kiểm soát thứ phải nghĩ đến. Việc phớt lờ mớ hỗn độn xung quanh bạn (tiếng ồn, sự phân tán) thường cần mức năng lượng giống như khi tập trung vậy.
Những sự sao lãng ta không nhận ra
Về mặt vật chất, hãy nghĩ đến bàn làm việc của bạn ở công ty. Tập tài liệu, bút chì, và những đồ lặt vặt trang trí nho nhỏ thường xuyên ở xung quanh. Bạn biết bạn không nên nghịch chúng — đấy không phải việc chính và nó sẽ không giúp bạn tập trung — nhưng khi một ngày dần trôi qua và năng lượng giảm dần, bạn thường bị thu hút bởi những việc đó. Nó lấy mất khoảng không trong tâm trí đúng ra được dùng để phớt lờ những thứ ấy.
Điều này cũng vậy — sự bùng nổ của thế giới kỹ thuật số đã làm chuyện này phức tạp hơn hẳn. Đâu đó trong khoảng 89 đến 115 tỉ email công việc được gửi đi mỗi ngày trên toàn cầu,[1] và rất nhiều người không có một hệ thống tốt để sắp xếp hòm thư của họ.[2]
Điều tương tự có thể xảy ra với yếu tố phi vật chất như tình bạn. Nếu bạn đang trao đổi những tin nhắn khá phiền phức với một người bạn và bạn biết rằng (nhìn từ màn hình điện thoại) cái tin nhắn gần nhất vừa mới được gửi đến thật sự khó chịu cực kì, bạn có thể tự nhủ "Mình sẽ dừng cuộc đối thoại này lại và mặc kệ nó". Nhưng bạn biết cái tin nhắn đó vẫn ở kia. Bạn sẽ phải đốt rất nhiều năng lượng tinh thần để cố gắng tránh nó.
Tất cả những điều này đều trở thành vấn đề vì cuộc sống của chúng ta có quá nhiều sự lộn xộn, cả vật chất, tinh thần, và kỹ thuật số. Tất cả tạo ra mớ hỗn độn và nhu cầu bỏ qua, việc này càng khiến não bộ phải làm việc chăm chỉ hơn.
Nguồn ảnh: Source
Quá nhiều thứ sẽ làm não bộ bị kiệt quệ
Giờ hãy tưởng tượng tình huống này, bạn không thích đọc sách, và bạn bị nhốt vào căn phòng trống với một cuốn sách. Điều gì cuối cùng sẽ xảy ra? Bạn sẽ đọc cuốn sách đó.
Nhưng đây không phải thực tế thông thường. Phần lớn căn phòng có sách thường cũng có — hoặc có ngay gần đó — TV, điện thoại thông minh, máy tính, và các sự sao lãng khác nữa. Bắt bạn đọc hết cuốn sách đó sẽ ngốn của bạn rất nhiều năng lượng tinh thần để bỏ qua tất cả các thứ khác trước.
Mặc dù bạn có thể nghĩ là mình đã quen với những thứ xung quanh và không nghĩ chúng làm bạn phân tán, tất cả những thứ đó đang khuấy động suy nghĩ của bạn một cách vô thức. “Mình biết mình nên đọc sách, nhưng có khi mình nên dọn dẹp khu vực TV trước“, hoặc “Mình biết mình nên đọc cuốn sách này, nhưng máy tính đúng ra nên được đặt trên bàn chứ nhỉ".
Nghĩ về việc phớt lờ những suy nghĩ đó lại tiêu tốn hết sức lực bộ não của bạn.
Nguồn ảnh : Source
Lấy lại năng lượng của não bộ
Khi bạn biết ưu tiên cho những gì quan trọng, bạn sẽ biết cần loại bỏ cái gì trong cuộc sống và để dành ra năng lượng cho não bộ.
Trong bối cảnh công việc, hai phần ba số nhà quản lý không thể kể tên được những ưu tiên trong tổ chức của họ.[3] Điều này thường tác động dần đến khắp cả tổ chức, xáo trộn luồng công việc và làm con người kiệt sức với những dự án được cho là quan trọng trong khi, thực tế là, chúng chẳng liên quan đến những ưu tiên thật sự chút nào.
Điều này cũng xảy ra trong bối cảnh cá nhân và mối quan hệ. Con người ta thường không rõ ràng về những gì họ muốn trong cuộc sống hoặc từ người bạn đời, v.v...[4] Họ dành thời gian tránh xa sự ưu tiên, cố gắng giải quyết/phớt lờ những mối quan hệ độc hại, cuộc sống mạng xã hội được chọn lọc của bạn bè họ, v.v...
Đó là vì năng lượng của bộ não bạn cần được dùng cho những việc ưu tiên hợp lý. Có nghĩa là những công việc làm tăng thêm giá trị, tình bạn gắn kết, những mối quan hệ đang phát triển nhanh chóng, bạn bè, gia đình, thú cưng, mục tiêu sự nghiệp, và những thứ tương tự. Nó không cần được dùng cho những việc ít-được-ưu-tiên và lộn xộn.
Nhưng bởi vì cách bộ não chúng ta làm việc, và năng lượng ta cần dành cho việc tảng lờ cái mớ hỗn độn ồn ào xung quanh, ta thường dành rất nhiều thời gian và năng lượng cho những việc và sự kiện ít-được-ưu-tiên đó.
Bắt đầu bằng việc loại bỏ những "thứ" không đáp ứng được yêu cầu gì trong cuộc sống của bạn. Điều này có vẻ là một thử thách đối với nhiều người, nhưng may thay có một cách giúp bạn vứt bớt đồ đạc đi mà không hối tiếc: Cách Dọn Dẹp Giúp Bạn Vứt Bớt Đồ. Hãy đọc và cố gắng làm theo nó.
Chỉ khi loại bỏ những sự xao lãng không cần thiết và những thứ làm tiêu hao năng lượng tinh thần, bạn mới có thể thực sự bắt đầu tập trung lại vào cuộc sống của bạn. Mỗi lần bạn thấy mớ hỗn độn nào đó ở xung quanh, nghĩ xem bạn mất bao nhiêu năng lượng tinh thần để mặc kệ chúng.
Bước đầu tiên là dọn dẹp cuộc sống của bạn, cả về vật chất lẫn kỹ thuật số. Chỉ có thế bạn mới có thể tập trung năng lượng tinh thần để đi đúng hướng.
Khi bạn loại bỏ những yếu tố không cần thiết ra khỏi cuộc sống, đó là lúc năng lượng dành cho những yếu tố đó có thể thật sự giúp bạn phát triển thành một con người thành công và gắn kết tốt. Tất cả đều bắt đầu với việc loại bỏ đi một mớ bòng bong.
Nguồn ảnh: Source
Nguồn ảnh bìa: The Gary Art Good từ thegaryartgood.blogspot.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | The Radicati Group: Báo Cáo Thống Kê Email |
[2] | ^ | Business Insider: Những gì tôi học được từ việc nghiên cứu lịch trình của CEO Zappos, Tony Hsieh, trong một năm |
[3] | ^ | London Business School: Tại sao quản lý cấp cao không thể nêu ra những ưu tiên hàng đầu của công ty họ |
[4] | ^ | Bustle: 8 Lý Do Những Người Có Thể Thừa Nhận Họ Không Biết Mình Muốn Gì Trong Cuộc Sống Thường Hạnh Phúc Và Thành Công Hơn |