Các tiêu đề thường gặp: 1. Bạn có hàng nghìn thứ "nhồi nhét" trong nhà nhưng trông vẫn gọn gàng; 2. Hướng dẫn nhanh để trở thành "bậc thầy dọn dẹp"; 3. Dọn dẹp nhà cửa sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu bạn biết những mẹo này; 4. Bạn không cần một người giúp việc để dọn nhà. Hãy làm những điều sau; 5. Không còn bừa bộn nữa. Mẹo dọn dẹp nhà cơ bản.
Hầu hết mỗi gia đình đều có ít nhất một góc bừa bộn nào đó, những chỗ này rất khó kiểm soát được và là căn nguyên của sự mệt mỏi, chán chường.
Nhiều người dành nguyên cả phòng chỉ để chứa những đồ họ không sử dụng nữa, vì nghĩ rằng một lúc nào đó mình có thể cần đến nên họ lưỡng lự không bỏ chúng đi.
Nhà cửa chứa quá nhiều đồ nên họ không sẵn sàng mời người khác qua nhà chơi, vì không dễ gì để có một không gian thoải mái cho khách và cũng khó có thể tìm kiếm những đồ đạc khi cần dùng.
Bừa bộn luôn gây ra cảm giác ngột ngạt, căng thẳng, và áp lực không biết bắt đầu từ đâu và phải làm những gì khi muốn dọn dẹp.
Bí quyết dọn nhà "một lần cho mãi mãi"
Dù bạn có một căn nhà chỉ không ngăn nắp một chút hay là cả một tòa nhà với một núi đồ bừa bãi cần phải xử lý, tin tốt cho bạn đó là bạn có thể sắp xếp nhà cửa "một lần cho mãi mãi" và việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những gợi ý và hướng dẫn cho từng phòng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp đơn giản để bạn có thể bắt đầu ngay lập tức và tiếp tục duy trì.
Bắt đầu với một cái nhìn tổng quát
Dù bạn có sử dụng phương pháp dọn dẹp nào, Marie Kondo hay phương pháp dùng móc kẹp quần áo,[1] điều quan trọng là bạn cần phải bắt đầu với việc bạn muốn không gian nơi bạn ở trông như thế nào.
Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn mới chuyển đến ngôi nhà hay căn hộ của bạn. Bạn muốn nó trông như thế nào? Bạn muốn cảm giác đi từ cửa trước vào nhà như thế nào? Hãy nghĩ về những điều đó khi bạn đưa ra quyết định lúc dọn nhà.
Một cách khác đó là hãy nghĩ về ba tính từ bạn muốn mô tả về nơi bạn ở. Có thể bạn muốn phòng ngủ trông êm dịu, lãng mạn, còn phòng làm việc thì ngăn nắp, sáng tạo và thoáng đãng. Hãy viết ra bất cứ tính từ nào của bạn và nghĩ về chúng khi bạn đang dọn dẹp.
Lập một danh sách
Đôi khi công việc khiến bạn bị quá tải, việc lập một danh sách những bước nhỏ để hoàn thành mục tiêu hay dự án thực sự có ích. Điều đó cũng tương tự với việc dọn nhà.
Đi vòng quanh nhà hay căn phòng mà bạn muốn dọn và viết ra những thứ cần phải thực hiện. Ví dụ, trong phòng tắm, bạn cần phải vứt đống đồ trang điểm cũ và thuốc uống, và cần chuẩn bị một cái giỏ đựng quần áo lớn hơn để mọi người ngừng vứt quần áo bẩn ra sàn nhà và lau chùi sạch sẽ tủ đựng quần áo.
Có một danh sách những đầu việc nhỏ sẽ hữu ích hơn vì khi dọn dep bạn sẽ đánh dấu những việc đã làm được, điều đó khiến bạn có cảm giác đã đạt được gì đó và có động lực tiếp tục.
Bắt đầu từ những nơi khiến bạn thấy khó chịu nhất
Một trong những điều bạn cần làm đó là bắt đầu từ những nơi khiến bạn thực sự khó chịu.[2] Đó có thể là nơi mail rác luôn tích trữ ở đó. Cái ghế mọi người vứt mọi thứ lên. Cái bàn cạnh giường chồng chất quá nhiều sách.
Bấm giờ trong 10 phút, bạn cần phải dọn dẹp xong chỗ đó. Nhìn lại xem lúc này nó trông ổn hơn như thế nào và bạn cảm thấy thoải mái hơn bao nhiêu.
Gạch nó khỏi danh sách và tiếp tục làm việc khác.
Hãy nhớ rằng đừng cố gắng làm xong tất cả liền một lúc. Vài việc dọn xong khá nhanh,[3] một số việc khác thì mất thời gian lâu hơn. Phụ thuộc vào tình trạng bừa bộn thì có thể mất một ngày hoặc một tuần dọn liên tục mới xong. Dọn từng chút một mỗi ngày vẫn tốt hơn là dọn cật lực trong một hai ngày rồi lại bừa bãi ra và chẳng bao giờ hoàn thành xong.
Một số người thích dọn dẹp từ cửa chính hoặc lối ra vào trước rồi mới dọn phòng và chỗ làm việc. Một số khác thì bắt đầu dọn từ sàn nhà hay những bề mặt phẳng trước rồi sau đó dọn đến giá sách, tủ kệ.
Cách khác đó là bắt đầu từ những việc "to tát" [4] - kệ bếp, đầu giường, sàn nhà - sau đến những chỗ nhỏ hơn và trong ngăn kéo khi những chỗ khác đã được dọn xong.
Mẹo để biết nên giữ lại hay bỏ đồ đạc đi với 4 thùng
Phương pháp phổ biến để dọn dẹp là sẽ cần dùng 4 thùng/hộp/túi. Một thùng đựng rác, một thùng đựng những đồ bạn muốn cho đi, một thùng giữ lại trong phòng và một thùng đựng những thứ linh tinh khác. Khi bạn làm việc ở trong phòng, mọi thứ phải về theo đúng thùng đựng sẵn.
Bạn quyết định giữ đồ lại và bỏ thứ không cần thiết đi như thế nào? Những thứ đã bị hỏng, không còn phù hợp hay đã sử dụng lâu rồi thì việc quyết định khá dễ dàng. Có những người thích giữ lại đồ đạc, ngắm nghía vì họ cảm thấy vui vì điều đó.
Để đồ đạc mỗi thứ một nơi và chỉ đặt lại vị trí cũ cho những gì thật sự phù hợp và cần thiết cũng là một phương pháp hay. Giả sử bạn cần đóng gói đồ đạc để chuyển đi, bạn có muốn mang thứ đó theo không? Nếu không, hãy bỏ đi.
Dọn dẹp từng phòng một
Có nhiều phương pháp khác nhau để dọn các khu vực trong nhà. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng khi dọn nhà.
Nhà bếp: bỏ đi những thiết bị, thìa dĩa, lọ hoa và những thứ khác bạn không dùng nữa (thậm chí cả những thứ từng là quà cưới). Vứt những hộp nhựa không có nắp hoặc nắp không có hộp đựng. Lựa ra những gia vị cũ hay thức ăn đã hết hạn. Nghĩ xem bạn thực sự cần bao nhiêu cốc pha cà phê và những đồ dùng khác. Lấy tất cả mọi thứ ra khỏi tủ đồ - phân loại nếu cần thiết - từ đó có thể dễ dàng nhận thấy được bạn có gì, cần sử dụng gì và cách để cất giữ tốt hơn. Cất đồ đạc ở gần nơi bạn cần dùng.
Phòng tắm: Vứt hết những đồ trang điểm cũ và thuốc không còn sử dụng đi. Vứt đi những chiếc khăn mặt bị rách hay bạc màu. Dọn sạch tủ, ngăn kéo đựng những thứ bạn chẳng bao giờ dùng đến. Chỉ giữ lại những thứ bạn dùng hàng ngày, sắp xếp ngăn nắp để việc sử dụng chúng vào mỗi sáng và mỗi tối thuận tiện hơn. Chừa chỗ cho cây nến và đèn mỗi khi bạn muốn thư giãn vào buổi tối.
Phòng ngủ: phòng ngủ nên là nơi "trú ẩn", nhưng đôi khi nó lại trông như một "bãi chiến trường". Dọn sạch những đồ không cần thiết để tạo không gian càng gọn gàng càng tốt. Nếu bạn cất giữ hóa đơn và giấy tờ trong phòng ngủ, ít nhất hãy cất chúng trong một cái hộp để bạn không phải trông thấy mỗi tối. Hãy hình dung lại những căn phòng ở khách sạn, đó chính là cảm giác mà bạn muốn có trong phòng ngủ của mình. Đừng quên phải dọn dẹp cả các ngăn kéo tủ và dưới gầm giường.
Phòng của trẻ: Điều này khá khó vì trẻ muốn giữ lại tất cả mọi thứ. Cố gắng thuyết phục trẻ bỏ đi những món đồ chơi hay sách mà trẻ không còn dùng, cũng như những món đồ đã bị hỏng. Hãy đảm bảo rằng khi có thêm đồ mới thì nó phải thực sự phù hợp và trẻ có thể tự mình dọn dẹp được.
Phòng khách: dù bạn gọi đây là phòng khách hay phòng sinh hoạt chung, thì đây cũng là không gian để thư giãn. Dọn dẹp những thứ không cần thiết, những đồ phụ kiện trang trí bạn không thích hay không còn dùng đến nữa. Trang trí một chút thì ổn, nhưng không nên bày biện quá nhiều thứ.
Phòng làm việc: nếu bạn có phòng làm việc ở nhà, có thể đó là nơi chứa mọi thứ mà bạn không biết nên làm gì với chúng. Điều này một phần cũng khiến việc dọn dẹp dễ dàng hơn nhưng cũng khó hơn, vì đây là những món đồ bạn muốn giữ lại nhưng không có chỗ để. Hãy cương quyết hơn và chỉ giữ lại những thứ thật sự cần.
Phòng dành cho khách: Cũng như phòng ngủ, phòng cho khách cũng nên giống như kiểu ở khách sạn. Đây thường được coi như một nơi cất thêm đồ, nhưng đương nhiên bạn không muốn khách của bạn cảm giác như vậy.
Dọn dẹp mới chỉ là bước đầu, duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp mới là điều quan trọng
Một cuộc "tổng dọn dẹp" là một bước ngoặt lớn, nhưng cần phải duy trì việc dọn dẹp thường xuyên. Tin vui là nó sẽ không mất nhiều thời gian như lần đầu nữa, và bạn sẽ có động lực để giữ cho không gian trong nhà ngăn nắp khi mà bạn biết rằng nó sẽ trông như thế nào sau khi dọn xong.
Xem xét lại số quần áo, sách, đồ trang trí và các thứ khác mỗi năm một lần là một ý tưởng hay, và bạn có thể bỏ đi những thứ bạn không dùng nữa.
Nguyên tắc "thêm một, bớt một" có thể giúp việc dọn dẹp trong tầm kiểm soát vì bạn không thể có thêm những thứ khác mà không bỏ bớt những thứ có sẵn đi.
Theo dõi những món đồ bạn vẫn định bỏ đi bằng việc để chúng trong một không gian riêng biệt và sử dụng một thiết bị như TrackR .
Dành mỗi tuần một chút thời gian để dọn nhà để nhà cửa trông gọn gàng hơn và tinh thần của bạn cũng thoải mái hơn. Vì đó cũng chính là lý do ban đầu khiến bạn muốn dọn nhà mà.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Marie Kondo: Phép thuật thay đổi cuộc sống của việc dọn dẹp: Nghệ thuật sắp xếp và tổ chức của Nhật Bản |
[2] | ^ | Spruce: Bí quyết dọn dẹp gọn gàng tổng thể căn nhà của bạn từ phòng này đến phòng khác |
[3] | ^ | Life Hacks for Busy Mothers: Bí quyết dọn dẹp nhanh chóng |
[4] | ^ | Clear Calm Place: Bí quyết dọn dẹp căn phòng bừa bộn của bạn trong vòng 7 bước |