Thêm một sự thất vọng khác trong đợt đánh giá hàng năm. Lại một lần nữa, lương vẫn chẳng tăng. Số tiền lương vẫn dậm chân tại chỗ trong những năm gần đây trong khi có ngày càng nhiều trách nhiệm đặt trên vai. Bạn thực sự cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương nhưng nó chưa bao giờ thành hiện thực. Bạn bắt đầu tự hỏi: "Đã đến lúc ta chủ động tích cực yêu cầu tăng thù lao chưa? Làm thế nào để yêu cầu tăng lương?
Nhưng bạn do dự, sợ rằng bạn không thể nhận được mong muốn tăng lương và phá hỏng mối quan hệ giữa bạn và các cấp trên. Bạn cũng quan tâm về việc đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ sao về mình khi họ nghe yêu cầu của bạn.
Thay vào đó, bạn không nên lo lắng, và bạn nên làm điều đó!
Hãy tập trước ở nhà trước khi hỏi tăng lương
Đây là tất cả những điều nên và không nên làm trong việc yêu cầu tăng lương.
1. Tìm thời điểm tốt nhất để yêu cầu
Hầu hết mọi người yêu cầu tăng lương trong cuộc xét duyệt hàng năm và bị từ chối. Bạn có thể nghĩ rằng bạn bị từ chối bởi vì bạn không xứng đáng được tăng lương trong mắt họ, nhưng sự thật là - lúc đó là QUÁ MUỘN.
Sớm là 3 đến 4 tháng trước cuộc xét duyệt hàng năm, các cấp trên cần phải lên kế hoạch cho ngân sách tài chính của năm tới. Và quan trọng nhất, ngân sách ấy bao gồm cả sự tăng và điều chỉnh lương. Vì vậy, nếu bạn yêu cầu tăng thù lao trong cuộc đợt tổng xét duyệt năm, ngân sách vừa được sửa lại và thường là bạn sẽ không được tăng thêm đồng nào. Thay vậy hãy yêu cầu vào vài tháng trước đó.
Ngoài ra, phân tích tình trạng hiện tại của công ty rất quan trọng. Hãy tưởng tượng rằng bạn vẫn đòi được tăng lương trong khi công ty đang phải trải qua giai đoạn khó khăn hoặc giảm sút tăng trưởng, điều đó sẽ là một thảm họa.
Mặt khác, nếu sự tăng trưởng tài chính của công ty đang trên đà phát triển và chuyển sắc xanh trong các mùa liên tiếp, vậy thì lúc đó chính là cơ hội của bạn. Sếp của bạn sẽ sẵn sàng trao thưởng cho những ai làm nên khả năng tăng trưởng đó (nếu sếp của bạn là một người tốt bụng và hào phóng).
2. Tối đa hóa khả năng thương lượng của bạn
Có vài điều bạn cần biết và chuẩn bị trước khi đưa ra yêu cầu.
Mức lương các đồng nghiệp cùng vị trí với bạn kiếm được là bao nhiêu?
Biết được tiền lương của đồng nghiệp bạn rất quan trọng. Bạn cần phải biết sự khác biệt giữa tiền lương của mình và mọi người để yêu cầu cho sự tăng lương hợp lý. Nếu không thì bạn sẽ trông rất tham lam. Bạn chắc sẽ không muốn điều đó xảy ra chút nào.
Bạn đã hoàn thành và cống hiến được những gì?
Làm một bản ghi chi tiết và cụ thể cho thấy bạn đã làm tăng giá trị cho công ty như thế nào. Nêu rõ bản chất của dự án hoặc nhiệm vụ rõ ràng và mức độ thành công của nó. Và một điều cũng rất quan trọng đó là đề cập đến những đóng góp mà bạn đã giúp cho công ty lớn mạnh.
Bạn cần phải thật rõ ràng và cụ thể về những thành tích của mình bởi sếp của bạn còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác. Họ rất cần những lời nhắc nhở để gợi lại những cống hiến của bạn.
Trách nhiệm và công việc của bạn là gì?
Có lẽ bạn đã tìm hiểu về những gì đồng nghiệp của bạn đang làm và điều quan trọng là so sánh trách nhiệm của bạn và đồng nghiệp có.
Có nhiều việc làm hơn có lẽ sẽ kiếm được nhiều hơn. Nếu bạn kiếm được ít hơn những gì mà bạn đã làm thì có lẽ đây là lúc yêu cầu được tăng lương.
3. Biết rõ về mức lương bạn yêu cầu
Không có định mức cho việc nên tăng bao nhiêu. Nó rất đa dạng giữa các ngành công nghiệp và công ty. Trong khi các công ty trẻ khởi nghiệp phát triển nhanh có thể xem xét tiền lương hàng quý thì một công ty đa quốc gia lâu đời làm như vậy hàng năm.
Tuy nhiên, có vài gợi ý cho mức tăng bạn nên yêu cầu:
- Nếu có sự thăng chức, tăng thêm 10% lương là hợp lý.
- Nếu bạn vẫn ở nguyên vị trí cũ thì có lời khuyên cho bạn rằng không nên đòi hỏi hơn 3% lương.
Nếu yêu cầu không cẩn thận, cuối cùng bạn sẽ trở thành người kém hiểu biết và tham lam.
4. Diễn tập những điều bạn sẽ nói trước mặt cấp trên
Điều mà rất được khuyên nhủ chính là diễn tập lại cuộc nói chuyện chính thức.
Hãy thử đóng vai sếp của bạn và chính mình, nghĩ đến những câu hỏi mà bạn sắp phải đối mặt. Thông thường, bạn sẽ được hỏi về lý do để tăng lương. Nếu bạn luyện tập tốt, bạn sẽ có một câu trả lời tốt và thuyết phục.
Nghe có vẻ kì lạ nhưng lần diễn tập này có thể có giá trị đến hàng trăm hoặc hàng triệu. Hãy thử suy nghĩ về nó mà xem.
Nói chuyện một cách tế nhị và khéo léo trong suốt buổi họp
Giờ thì bạn đã chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, dưới đây là vài điều cần chú ý sẽ giúp bạn trong suốt buổi họp.
5. Đi thẳng vào trọng tâm
Bạn đã nêu rõ mục đích của cuộc họp và tốt nhất là đi vào vấn đề chính. Đi thẳng vào chủ đề mà bạn đã chuẩn bị. Nói với cấp trên của bạn về những ảnh hưởng tích cực của bạn đối với công ty và tất cả những gì bạn biết để làm bằng chứng cho mức lương dưới trung bình của bạn.
6. Đề cập đến mong muốn và sự gắn bó lâu dài của bạn đối với công ty trong tương lai
Cấp trên thích được nhìn thấy sự tận tụy của bạn đối với công ty. Dù nói về việc bạn xứng đáng được bao nhiêu, bạn cũng nên đề cập đến những kế hoạch trong tương lai và triển vọng của bạn trong công ty.
Nói về mong ước của bạn để giúp công ty. Nó cũng tốt khi nhấn mạnh sự tận tâm của bạn đối với công ty.
7. Đừng đưa ra những lời đề nghị trái ngược hoặc đe dọa
Thi thoảng, bạn được đề nghị tăng lương nhưng không phải là mức lương chính xác bạn muốn. Nên nhớ, đừng đưa ra những lời đề nghị giữ chân bạn ở lại và đe dọa nghỉ việc. Bạn ở đây cố gắng tìm kiếm một tình huống mà đôi bên cùng có lợi.
Đừng biến nó thành một cuộc đàm phán sinh tử nơi mà cả bạn và sếp của bạn đều cảm nhận được sức ép không dễ chịu. Mọi việc thường diễn ra suôn sẻ trong một khung cảnh hài hòa.
8. Đừng than phiền về vị trí hiện tại của bạn
Duy trì giọng điệu tích cực suốt buổi họp. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn là ông chủ, bạn có muốn nghe lời than vãn “Tôi đã làm việc ở đây suốt bốn năm qua. Trong khi tôi đang phải làm việc nhiều hơn, tôi lại chẳng được đáp lại nhiều hơn nữa!”?
Hãy nhớ rằng bạn ở đây để yêu cầu được tăng lương và bạn cần sự ủng hộ từ sếp của mình để làm điều đó. Đừng khiến ai cảm thấy khó chịu và phá hỏng tương lai của chính mình.
9. Chuẩn bị cho sự từ chối
Chuẩn bị để nhận lại lời từ chối tàn nhẫn từ sếp. Thay vì đề xuất thăng cấp hoặc tăng lương, bạn cũng có thể xem xét các sự lựa chọn khác như các ưu đãi, tiền thưởng hoặc cổ phiếu thị trường.
Ngoài ra, đó cũng là điều tốt để yêu cầu một cuộc thẩm định hiệu suất tạm thời. Có thể hiệu suất công việc của bạn chưa đủ để gây ấn tượng với sếp ở thời điểm hiện tại nhưng chắc chắn sếp sẽ thấy được sự cố gắng và quá trình tiến bộ của bạn. Một sự tăng thưởng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai.
Nếu không may, mọi thứ đều bị chối bỏ, điều đó chẳng sao cả. Đó là điều tốt khi yêu cầu về sự cần thiết cho sự tiến bộ của bạn vì có lẽ bạn đã bỏ sót những thành quả và thành tích của mình.
Đừng để bị nhụt chí bởi lời từ chối. Sau tất cả, nếu bạn thậm chí còn chẳng yêu cầu, bạn sẽ chẳng được nắm được kể cả cơ hội mong manh nhất để được tăng lương.