Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi mà bạn không thể nào chối bỏ được bằng bất cứ giá nào. Có rất nhiều lý do khiến bạn từ bỏ công việc hiện tại hoặc buộc bạn phải từ bỏ công việc trước đó - và không phải lý do nào cũng khả quan.
Điều tối quan trọng ở đây là - bạn có chắc về lý do khiến bạn từ bỏ công việc của mình không. Trong nhiều trường hợp, mọi người thường ra những quyết định bất thường để từ bỏ và rồi lại hối tiếc về việc từ bỏ một vị trí mà sau này sẽ là một điểm cộng cho họ trong con đường sự nghiệp. Nhưng nếu bạn biết rằng lý do mà mình đưa ra đủ thuyết phục, thì bạn sẽ tự tin hơn khi gặp những nhà tuyển dụng trong tương lai của bạn và trả lời câu hỏi của anh/cô ta một cách đầy thuyết phục.
Hãy cố gắng thành thật nhất có thể khi trả lời, bởi vì một câu trả lời không liên quan sẽ dẫn tới những câu hỏi phức tạp khác. Nếu bạn thành thật và bám sát vào các câu trả lời của mình, bạn sẽ gây được sự thiện cảm trong mắt của nhà tuyển dụng. Trong những buổi phỏng vấn đầy khắc nghiệt hiện nay, hãy biết rằng chính bản thân là đối thủ khó khăn nhất và chỉ có bạn mới tự khiến bản thân mình phải ngạc nhiên.
Tại sao các nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi này?
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này, có nghĩa là anh/cô ấy muốn biết về cấp độ năng lực của bạn và cam đoan rằng bạn sẽ một lòng hướng về công việc khi bạn trở thành nhân viên của công ty họ.
Nhà tuyển dụng thường cố gắng tìm sự mạch lạc trong câu trả lời của bạn, cố gắng phát hiện xem công ty của anh ta sẽ được gì khi có bạn. Điều này rất quan trọng cho anh/cô ấy để biết bạn rời khỏi công việc trước đó mà có phạm phải lỗi gì không. Bạn có thể cung cấp bản đánh giá của người chủ cũ của bạn để khiến cho mọi việc được đơn giản và trôi chảy hơn - điều này sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn không bị đuổi việc vì vi phạm lỗi. Bạn có rời bỏ công việc vì một vài lý do cá nhân hay bạn cảm thấy không được đánh giá cao? - Nếu vậy, bạn hãy ghi lại phản hồi của mình với lý do rõ ràng.
Hãy trình bày lý do của bạn thật khéo léo và đừng thể hiện thái quá. Hãy chừa lại khoảng trống để nhà tuyển dụng viết các ý kiến đồng tình với bạn.
Để nói một cách chính xác hơn, thì chuyên gia việc làm Duncan Mathison, tác giả của cuốn "Khai Mở Bí Mật Của Hội Chợ Việc Làm: 6 Bước để Tìm Kiếm Thành Công Khi Thời Gian là Rào Cản", có nói rằng các nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này là để "hiểu được động lực thôi thúc bạn và nhìn thấu được lợi ích mà họ nhận được cũng như cách bạn nắm bắt các mối quan hệ trong công việc."
Bạn nên trả lời như thế nào?
Tôi đã rời bỏ công việc trước đây của mình, một công việc mà thật ra không hề tệ cho lắm - tôi có một môi trường làm việc tốt cùng với một người chủ siêu tuyệt vời, nhưng công việc ấy lại không thực sự hấp dẫn tôi. Tôi muốn được trải nghiệm những điều khác ở ngoài cuộc sống - và tôi có ý tưởng rất rõ ràng về những gì mà mình tìm kiếm.
Tôi đã nhận ra rằng công việc bàn giấy hàng tiếng đồng hồ không phù hợp với tôi! Tôi muốn đi đây đi đó và viết về những địa danh và con người - hay nói đúng hơn, tôi muốn phá bỏ rào cản trong việc biên tập và chắp cánh cho vốn văn chương của mình chạm tới cảm xúc của hàng triệu con người và khơi nguồn cảm hứng cho họ theo một cách nào đó hay là, khám phá sâu hơn vào cuộc sống của họ và giải thoát cho họ.
Trước khi tôi nghỉ việc ở chỗ làm cũ, tôi đã đi du lịch tới núi Himalaya, và nhận ra rằng giữa sự đơn độc và cái tĩnh lặng đến kỳ lạ của thiên nhiên, tôi đã trấn định lại tâm trí của mình và lấy hết sức mạnh để từ bỏ một công việc ổn định được trả lương cao trong một tòa nhà cao chọc trời trông cực kỳ lạ mắt từ bên ngoài.
Sau kỳ nghỉ phép dài 6 tháng khi tôi khám phá ra những ngọn núi và bãi biển của Ấn Độ và dành một tháng ở Bhutan, tôi đi ngang qua công ty đang làm hiện tại, nơi đã thu hút sự chú ý của tôi bằng các hoạt động tình nguyện và du lịch của họ nhằm mục đích hướng tới những con người có cuộc sống khó khăn ở một vài nơi trên thế giới. Hiển nhiên là, người chủ hiện tại của tôi đã đưa ra các câu hỏi về công việc trước đây của tôi - và tôi nghĩ rằng quan điểm của tôi về cuộc sống và nơi tôi thấy bản thân được là chính mình, đã đủ thuyết phục ông ấy để tuyển dụng tôi vào làm việc.
Một câu trả lời thuyết phục là như thế nào và tại sao nó lại hữu ích?
Hãy bắt đầu tập trả lời bằng những câu tương tự nhau và dần dần xây dựng câu trả lời của bạn về những điều bạn đang tìm kiếm và những kỹ năng mà bạn sẽ sử dụng để xử lý các thách thức trong công việc. Nếu có thể, hãy đưa ra một vài trường hợp mà bạn từng gặp ở công việc trước đây.
“Tôi từng làm việc cho công ty này một thời gian ngắn, và ở thời điểm đó tôi cảm thấy mình không thể học tập thêm được điều gì ở công việc đó nữa. Nên tôi đang tìm kiếm một công việc có thể giúp tôi học hỏi thêm một vài kỹ năng và giá trị mới."
Hãy thuyết trình về các dự án mà bạn đã hoàn thành và lợi ích mà dự án đó đem lại cho công ty cũng của bạn. Chuyển dần sang nói về ý định thay đổi vị trí và vị trí mà bạn muốn tìm kiếm. Bạn có cảm thấy là công ty này có thể đáp ứng được những gì mà bạn tìm kiếm? - Nếu có, vậy làm như thế nào? Hãy làm rõ ràng trong từng câu trả lời của bạn, có như thế bạn sẽ không tạo ra bất cứ nghi ngờ nào cho các nhà tuyển dụng.
"Tôi đã hoàn thành một dự án quan trọng cho công ty cũ và tôi cảm thấy hiệ n giờ là thời điểm thích hợp để tôi tiến ra khỏi vùng an toàn và khám phá điều gì đó mới mẻ. Tôi muốn thay đổi vai trò của mình, và công ty cũ của tôi không đáp ứng được những gì mà tôi tìm kiếm."
Sự trung thực của bạn chắc chắn sẽ được đánh giá cao, và nếu bạn có thể thể hiện kỹ năng và năng lực của mình thông qua ý tưởng và chiến lược của bản thân, thì về cơ bản, bạn đã ghi dấu ấn trong tâm trí nhà tuyển dụng. Hãy thừa nhận rằng bạn đã không chọn đúng mảnh đất mà bạn muốn dụng võ và bạn trông đợi rằng bạn sẽ tìm được điều đó ở công ty này.
"Công ty cũ đã phải chịu một tổn thất lớn và họ đang lên kế hoạch sa thải một vài nhân viên mới được tuyển dụng. Vì tôi không có cơ hội để chứng tỏ bản thân mình, nên tôi hoài nghi về vị trí của mình. Do đó, tôi đang tìm kiếm một lựa chọn tốt hơn để có thể khai thác các kỹ năng của mình, trước khi tôi bị sa thải."
Mặc dù có vẻ rất hợm hĩnh khi từ bỏ công việc để đi du lịch, nhưng nếu bạn biết hành trình của mình đã dạy bạn bao nhiêu và những giá trị nào đã bạn đã tích lũy được, thì bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ một số kinh nghiệm mà bạn đã có trong suốt quá trình đó - ví dụ: một số công việc tình nguyện bạn đã làm, một số thử thách đầy ngẫu nhiên xảy đến với bạn, v.v... Điều này sẽ giúp anh/cô ấy hiểu bạn hơn và đánh giá kỹ năng và nghị lực của bạn.
"Tôi muốn dành thời gian nghỉ ngơi và khám phá niềm đam mê du lịch và nhiếp ảnh của mình, điều mà tôi đã muốn làm từ lâu. Ban đầu, tôi không hề tự tin về việc từ bỏ công việc, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng nếu tôi không hài lòng, tôi không thể giúp công ty tiến lên. Vì vậy, tôi quyết định nghỉ việc và theo đuổi đam mê của mình. Bây giờ tôi cảm thấy rằng năng lượng của tôi đã tăng lên gấp đôi và hành trình của tôi đã khiến tôi mạnh mẽ hơn trước đây. Tôi cảm thấy tôi đã sẵn sàng làm việc theo cách tốt hơn nhiều và đem lại nguồn lợi song song cho cả bản thân tôi và công ty của bạn."
Không được đánh giá cao thực ra có thể chấp nhận được và nhà tuyển dụng của bạn sẽ có thể hiểu quan điểm của bạn nếu bạn có thể thuật lại thành công lập trường của mình. Thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng để vượt qua những thách thức để phát triển và bạn không ngại nâng cao giới hạn của mình, nếu điều đó mang lại cho bạn kết quả tốt. Suy cho cùng, được đánh giá cao một chút là điều tất cả chúng ta xứng đáng được nhận.
"Tôi cảm thấy rằng quý công ty có thể trao cho tôi những cơ hội tốt hơn mà tôi đang tìm kiếm. Tôi nhận ra rằng tôi đã không được đánh giá cao về các nhiệm vụ mà tôi đã thực hiện và không có cơ hội để tôi phát triển trong công ty trước đây và để tiếp tục cải thiện bản thân một cách chuyên nghiệp hơn, thì đây chính là thời điểm thích hợp."
Luyện trả lời câu hỏi cho đến khi bạn cảm thấy tự tin về những gì bạn nói
Dù thế nào đi chăng nữa, câu hỏi này khó tránh khỏi khi phỏng vấn xin việc, và nó sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị câu trả lời trong đầu và tiếp tục lặp lại cho đến khi bạn hoàn toàn tự tin về những gì bạn sẽ nói. Hãy nhớ rằng chìa khóa để thành công là luôn trung thực, rõ ràng và tích cực. Phong cách và ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng sẽ phản ánh những gì bạn đang nói - vì vậy hãy đảm bảo mọi thứ đều đồng bộ.
Tránh nói những điều tiêu cực về người chủ trước đây của bạn. Đừng cố dựng lên những câu chuyện về những điều không liên quan hoặc không đáng tin hoặc nghe có vẻ vô nghĩa với nhà tuyển dụng của bạn.
Ngay cả khi anh/cô ấy hiểu rằng không một ai có thể gắn bó với một công việc cả đời, thì điều đó chỉ là lý do của bạn cần đủ để rời bỏ công việc trước đây và đủ thuyết phục rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho công ty!
Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io