3 tháng trước
Tư Duy Thiết Kế Là Gì Và Cách Khai Phá Sự Sáng Tạo Của Bạn
273

3086
Lượt xem
172
Lượt chia sẻ
17
Lượt bình luận

Thiết kế không phải là chủ đề bị hạn chế trong ngành công nghiệp sáng tạo. Thực tế, đó là thứ mà tất cả chúng ta muốn học.

Theo cuộc đánh giá năm 2014 được tiến hành bởi viện quản lý thiết kế, những công ty có định hướng thiết kế đã duy trì lợi ích to lớn của thị trường chứng khoán hơn 10 năm qua, vượt trội hơn S&P với tỷ lệ phi thường 228%. [1] Những công ty này bao gồm Apple, Coca Cola, Nike, Procter & Gamble, Starbucks, Walt Disney, v.v...

Thật kinh ngạc với sự thành công rực rỡ của những công ty này, nhiều doanh nghiệp muốn học cách suy nghĩ như một nhà thiết kế và ứng dụng các nguyên tắc thiết kế vào công việc của họ để mà họ có thể đạt được thành tựu lớn.

Nhưng tư duy thiết kế không chỉ hữu ích cho doanh nghiệp mà còn hữu ích cho mọi người như bạn và tôi. Tư duy thiết kế đóng góp cho cả thành công trong kinh doanh và thành công cá nhân, vì nó giúp khai phá sự sáng tạo của bạn và thoát khỏi chuỗi tư duy truyền thống.

Tư duy thiết kế là gì? Nó là việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

Tư duy thiết kế là một khái niệm được định nghĩa và phổ biến bởi Rolf Faste vào những năm 1980. Đây là việc ứng dụng trong giải quyết vấn đề bằng cách nổ lực hiện thực hóa khái niệm và ý tưởng của bạn để tạo ra một giải pháp thực dụng nhưng sáng tạo cho vấn đề. Không giống phương pháp truyền thống chỉ tập trung vào vấn đề, tư duy thiết kế tập trung vào giải pháphướng tới hành động. Nó khai phá những khả năng khác nhau để mang lại kết quả đáng khao khát nhất.

Vì là một sự cải tiến lấy con người làm trung tâm, tư duy thiết kế cho thấy sự hiểu biết về con người bị ảnh hưởng hoặc được phục vụ cho các ý tưởng của bạn. Mục đích là phục vụ những nhu cầu không được thoả mãn hay không thể nói lên của khách hàng bằng việc hiểu sâu về khách hàng và các vấn đề của họ. Điều này gia tăng cơ hội thành công khi thực hiện ý tưởng của bạn.

5 giai đoạn bạn cần biết để tư duy như một nhà thiết kế

Tiến trình tư duy thiết kế được chia thành 5 giai đoạn: đồng cảm, xác định, tưởng tượng, quá trình dựng mẫu kiểm tra. 

1. Đồng cảm

Giai đoạn đầu của quá trình tư duy thiết kế là hiểu vấn đề theo quan điểm đồng cảm. Tư duy thiết kế là quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm vì vậy đồng cảm đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Thay vì đưa ra giả định, việc đắm chìm mình vào môi trường để hiểu sâu sắc hơn vấn đề liên quan là khá quan trọng. Nghĩa là người tư duy thiết kế nên luôn đặt mình vào vị thế của người khác.

2. Xác định

Thông tin bạn thu thập được trong suốt giai đoạn đồng cảm nên được sử dụng trong giai đoạn định nghĩa để xác định vấn đề cốt lõi như là mô tả vấn đề theo phương thức lấy con người làm trung tâm.

Để đơn giản hoá, bạn nên định rõ vấn đề từ quan điểm của khách hàng của bạn hay bất cứ ai bạn phục vụ thay vì từ quan điểm của nhà cung cấp.

Ví dụ, thay vì nói "Chúng ta cần tăng lượt xem trang của chúng ta khoảng 10%" thì tốt hơn nên định rõ vấn đề như là "người đọc cần nhiều nội dung có chất lượng cao". Đây là cách tư duy thiết kế định giá những nhu cầu không được thoả mãn của khách hàng.

3. Tưởng tượng

Khi mọi thứ sẵn sàng, nhà thiết kế có thể bắt đầu đưa ra các ý tưởng để giải quyết vấn đề. Phần quan trọng nhất là tư duy vượt giới hạn. Bạn nên cố gắng tìm ra được các giải pháp mới và nhìn nhận vấn đề theo nhiều phương thức thay thế.

Những kĩ thuật tưởng tượng khả thi bao gồm động não và các ý tưởng có thể tồi tệ nhất. Chúng lý tưởng để kích thích tư duy độc lập và mở rộng không gian vấn đề. Bạn nên cố gắng có được càng nhiều ý tưởng hay giải pháp càng tốt từ lúc bắt đầu và sau đó cân nhắc tính khả thi của chúng để nghĩ ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

4. Quá trình dựng mẫu

Quá trình dựng mẫu là giai đoạn thử nghiệm. Ý tưởng là sản xuất ra một số lượng phiên bản thu nhỏ của sản phẩm, sau đó chia sẻ và kiểm tra trong nội bộ của đội hay bên ngoài đội.

Thông qua cuộc thử nghiệm như vậy, đội ngũ có thể xác định được giải pháp khả thi tốt nhất. Các giải pháp được điều tra từng cái một và chúng hoặc được chấp nhận, cải thiện và tái kiểm tra hoặc bị từ chối dựa trên đánh giá từ người dùng.

Vào cuối giai đoạn, nhà thiết kế sẽ có một bức tranh rõ hơn về cách người dùng thật sự sẽ hành xử và suy nghĩ thế nào khi họ tương tác với sản phẩm.

5. Kiểm tra

Giai đoạn cuối của tư duy thiết kế là kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm đã hoàn thành bằng việc sử dụng giải pháp tốt nhất đã được tìm ra trong các giai đoạn trước.

Tư duy thiết kế không bao giờ là một quá trình tuyến tính. Trong thực tế, kiểm tra thường nảy ra nhiều ý tưởng mới cho dự án. Thông tin được tập hợp từ giai đoạn kiểm tra thường được sử dụng để tái định nghĩa vấn đề và thông báo sự hiểu biết về người dùng. Vì vậy giai đoạn cuối không thật sự có nghĩa là phần kết thúc.

Tư duy thiết kế giúp bạn gặt hái nhiều thành tựu tốt hơn

Sự mô tả trên có lẽ được minh hoạ từ quan điểm của nhà kinh doanh. Nhưng làm thế nào để người bình thường như bạn và tôi có thể áp dụng tư duy thiết kế vào cuộc sống hằng ngày của chính mình?

Trường hợp 1: Tư duy thiết kế giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn

Hãy nói về việc bạn muốn đẩy mạnh năng suất làm việc.

Đầu tiên hãy nên tự hỏi bản thân tại sao điều này làm phiền bạn. Có lẽ năng suất làm việc thấp của bạn làm bạn cảm thấy kiệt sức.

Khi bạn cố gắng định nghĩa vấn đề của bạn, hãy khám phá liệu rằng có những khả năng khác gây ra vấn đề hay không. Nếu không thì hãy xác định vấn đề cốt lõi của chính bạn. Có thể bạn sẽ tự nhận thấy bản thân khó để tập trung.

Sau đó đã đến lúc khám phá giải pháp. Động não và nghiên cứu tất cả các giải pháp khả thi. Có thể bạn nên nghỉ giải lao giữa giờ làm việc hay có thể bạn nên tắt bất kì thiết bị nào gây ra sự xao nhãng. Hãy thử từng cái một và chọn ra cái tốt nhất đã được kiểm tra. Cuối cùng, bạn sẽ tìm thấy cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Trường hợp 2: Tư duy thiết kế giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đó là một mục tiêu cá nhân? Đúng vậy, tư duy thiết kế cũng hiệu quả với mục tiêu cá nhân. Và nó đã giúp tôi khắc phục tính lười vận động. 

Tôi là một trong những người lười đi đến phòng gym. Vào giai đoạn đầu, tôi tự hỏi mình "Đi đến phòng gym thực sự làm hiệu quả cho mình đây?" Vì là một người nhiệt huyết thể thao, tôi muốn trình diễn tốt hơn bằng cách tăng cường sức mạnh cơ bắp của mình. 

Câu trả lời không có gì ngạc nhiên. Nhưng vấn đề là gì? Tôi cuối cùng cũng nhận thấy rằng lời biện hộ mỗi lần tôi đưa ra khá giống nhau: quá vội vã không thể làm nó trước khi đi làm hay quá mệt mỏi không thể làm nó sau khi làm việc. Vì vậy tôi đã đặt ra vấn đề "Tôi cần tìm ra thời gian thích hợp cho gym"

Sau đó tôi cố gắng nghĩ ra nhiều lựa chọn khác nhau có thể thực hiện được: trước khi đi làm, giữa giờ nghỉ trưa, sau khi tan làm, cuối tuần và v.v... Trong giai đoạn tiếp theo, tôi thử tất cả các giải pháp khả thi từng cái một. Cuối cùng tôi chọn ra giải pháp tốt nhất và xem xét liệu rằng nó có hiệu quả hay không. Hóa ra nó thực sự hiệu quả đối với tôi.

Vì vậy tư duy thiết kế không chỉ là sự tiếp cận để chúng ta có được thành công trong kinh doanh mà còn giúp chúng ta giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Hãy ghi nhớ 5 giai đoạn của tư duy thiết kế và làm theo nó lần tới nhé!

Tài liệu tham khảo