Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2016[1], hầu hết mọi người chỉ đọc khoảng 12 quyển sách mỗi năm. Điều này nghe có vẻ nhiều hoặc không đối với bạn, tùy thuộc vào việc bạn thích đọc cỡ nào.
Một người bình thường đọc một quyển sách một tháng là khá ấn tượng. Nhưng nhiều sách không thực sự truyền tải những kiến thức có giá trị. Sách "50 Sắc Thái" có thể đọc giải trí, nhưng nếu nói nó trau dồi thêm tri thức cho bạn thì không.
Để đọc nhiều sách nhất có thể, bạn cần phải lựa chọn kỹ càng
Có khoảng 134,021,533 quyển sách trên toàn thế giới[2], và con số này tiếp tục tăng lên. Rất nhiều thể loại khác nhau và nhiều phong cách viết khác nhau. Nó giống như những yếu tố bên ngoài khác nhằm bộc lộ con người bạn. Quần áo bạn mặc, hay chiếc xe bạn đi, đó chỉ là vấn đề sở thích và thị hiếu của mỗi người.
Với hàng hà sa số đầu sách như vậy, cũng dễ hiểu khi việc lựa chọn quyển sách phù hợp với bản thân có thể gặp khó khăn.
Những quyển sách bán chạy không hẳn là tốt nhất đối với bạn
Nhiều người coi danh sách những quyển sách bán chạy là lý tưởng, và họ cần phải đọc. Đôi khi họ chỉ chọn ngẫu hứng một quyển sách nào đó và hy vọng nó hay. Nếu mục đích nhằm giải trí thì không sao, ngược lại nó không giúp ích gì nhiều cho sự phát triển của bạn.
Nếu chúng ta dành thời gian để lựa chọn, suy nghĩ xem nên đọc gì dựa vào những kỹ năng, tư tưởng mà ta muốn cải thiện, mài giũa, thì điều đó có ích hơn. Nếu ta không tự quyết định, thì danh sách những cuốn sách bán chạy sẽ thay ta làm điều đó.
Vấn đề ở đây là trong khi ta lãng phí thời gian để đọc những cuốn sách "tầm thường", ta đã bỏ lỡ những cuốn thực sự có giá trị, thậm chí có thể thay đổi cả cuộc đời chúng ta.
Đừng bao giờ đánh giá một quyển sách qua bìa của nó
Bìa sách và nội dung là hai thứ riêng biệt. Một tác giả có thể viết nên một nội dung tuyệt vời, nhưng nếu tiêu đề và bìa không bắt mắt thì sách của họ dễ bị bỏ qua. Ngược lại, một quyển sách được thiết kế "đẹp mã", nhưng nội dung toàn là những thứ rời rạc, sáo rỗng. Cốt truyện không có sức thuyết phục, bạn thậm chí thấy quá là chán nản, mệt mỏi khi đọc phải thứ "văn chương sọt rác".
Tôi đã đọc nhiều sách không thực sự thu hút từ cái nhìn đầu tiên, nhưng chúng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi và giúp ích cho tôi rất nhiều, ví dụ như quyển "Chiến Lược Tốt và Chiến Lược Tồi" của Richard Rumelt [3].
Tận dụng những công cụ giúp bạn trong việc quyết định nên đọc sách gì tiếp theo
Your Next Read là một trang web khá giống Pandora. Nhập tiêu đề cuốn sách bạn thích và hệ thống sẽ cung cấp cho bạn danh sách những cuốn có liên quan.
Bookbub cũng tương tự với tính năng kết nối profile của bạn với những quyển sách có thể phù hợp với sở thích của bạn. Hệ thống cũng sẽ thông báo khi cuốn sách trong danh sách của bạn đang có bản miễn phí hoặc được giảm giá.
Kiểm tra những đánh giá 3 sao trên Amazon
Có hai kiểu người sẽ để lại đánh giá. Những người thực sự yêu thích sản phẩm đó và những người rất ghét nó. Một số người có tiêu chuẩn cực kỳ cao và sẽ chẳng bao giờ hài lòng, vậy nên bạn không cần để ý quá nhiều, ý kiến của họ không mang tính khách quan.
Như tôi đã nói ở trên thì đó cũng chỉ là vấn đề sở thích. Thứ mà có thể khiến người khác thấy ghê tởm nhưng với bạn thì nó cũng bình thường. Một quyển sách mà bạn của bạn thực sự tâm đắc nhưng có thể đối với bạn cuốn đó viết khá dở và nhàm chán. Khi quan sát những đánh giá trung bình (3 sao), bạn có sẽ có cái nhìn tổng quan về những điểm tốt và điểm dở, từ đó bạn sẽ ý kiến khách quan hơn.
Tham khảo những gợi ý từ những người cùng sở thích và từ những "hình mẫu lý tưởng" của bạn
Vì họ có cùng sở thích với bạn, nên bạn có thể tin tưởng vào đánh giá sách của họ mà không cần tự tìm hiểu nhiều. Họ không quảng cáo như những marketer (người làm trong lĩnh vực marketing) cố gắng quảng cáo nhằm thúc đẩy doanh thu. Họ biết sở thích và tính cách của bạn nên họ biết rất rõ bạn thích gì.
Biết được khi nào cần thay đổi
Vấn đề trong việc tham khảo từ những người có sở thích giống bạn đó là bạn sẽ liên tục đọc những cuốn có nội dung tương đồng nhau. Chúng ta có xu hướng đọc nhiều sách giống nhau với những chủ đề lặp đi lặp lại, vì con người dễ bị thu hút bởi những thứ có vẻ "tương tự". Nhưng điều đó sẽ không bao giờ khiến ta tiến bộ hơn được.
Bạn càng đọc nhiều về một chủ đề, lượng thông tin não lưu trữ càng ít. Để tinh thần luôn tươi mới, tràn đầy sức sống, cố gắng thay đổi một chút và đọc những nội dung khác.
Tự hỏi chính mình trước khi đọc: Tôi sẽ sớm áp dụng được kỹ năng gì từ quyển sách này?
Tôi luôn cô gắng đọc những quyển sách mà tôi biết sẽ giúp tôi phát triển. Khi tôi đọc "Chiến Lược Tốt, Chiến Lược Tồi", tôi đã kiểm tra hai lần về thói quen sắp xếp, tổ chức của mình để xem liệu tôi có cần phải cải thiện thêm nữa không.
Là một nhà văn, điều quan trọng là tôi phải đọc sách ngang bằng hoặc trên trình độ mà tôi muốn viết. Những quyển sách tôi đọc phải khơi gợi được cảm hứng trong tôi, điều cần thiết để tôi tiếp tục viết nên những tài liệu hay, lôi cuốn. Nếu cảm thấy một cuốn sách nào đó không phù hợp hay không truyền được cảm hứng cho phong cách viết của tôi, tôi sẽ chuyển sang đọc quyển khác.
Vậy nên lần tới khi lựa một quyển sách nào đó, cân nhắc xem liệu nó giúp ích được gì cho bạn sau này hay không. Đừng chỉ chọn bừa một cuốn trong danh sách bán chạy. Tìm kiếm những tác giả thực sự có ý nghĩa với bạn và giúp bạn định hình phong cách của chính mình.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Iris Reading: Một Người Bình Thường Đọc Bao Nhiêu Quyển Sách? |
[2] | ^ | Mental Floss: Bao Nhiêu Quyển Sách Đã Được Xuất Bản? |
[3] | ^ | Amazon: Chiến Lược Tốt, Chiến Lược Tồi: Sự Khác Biệt và Tại Sao Điều Đó Lại Quan Trọng |