4 tháng trước
Tại Sao Một Số Người Lại Sáng Tạo Hơn Những Người Khác
304

3496
Lượt xem
181
Lượt chia sẻ
43
Lượt bình luận

Liệu bạn có tự gán cho mình cái danh người sáng tạo không? Bạn có nghĩ rằng sáng tạo là một thứ gì đó sinh ra cùng với chúng ta? Sự sáng tạo ở bán cầu não trái đơn giản hơn rất nhiều so với bán cầu não phải. Nó là sự tương quan lớn giữa bán cầu não logic và bán cầu não sáng tạo của bạn. Sáng tạo và học tập diễn ra khi chúng ta liên kết những kiến thức mới với những kiến thức đã có. Sáng tạo là thứ mà tất cả chúng ta đều có thể phát triển. Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng sáng tạo có thể được trau dồi.

Vài năm trước đây, tôi từng nghĩ rằng sáng tạo là thứ được sinh ra cùng với chúng ta. Tôi đã tin vào một trong những lời đồn về sự sáng tạo và dùng nó như một cái cớ. Bạn có liên tưởng đến bất kỳ lời đồn về sự sáng tạo phổ biến nào không? Những lời đồn phổ biến:[1]

  • Bạn được sinh ra với nó.
  • Bạn cần phải có tư duy bằng não phải.
  • Nó đến một cách bất ngờ. 
  • Bạn sẽ có chút điên rồ.

Mọi người đều trở thành nạn nhân của ít nhất một trong những lời đồn này, nhưng bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo, chứ không phải chỉ một số người có quyền. Hãy cùng xem xem làm cách nào một số người dựa vào cách nghĩ này và trở nên sáng tạo hơn những người khác. 

Họ rất giỏi trong việc liên kết các ý tưởng khác nhau

“Một phần của sự sáng tạo là lựa chọn những bong bóng nhỏ xuất hiện trong suy nghĩ ý thức của bạn, và chọn cái nào mà sẽ phát triển và cái nào tiếp cận tâm trí của bạn nhiều hơn.” – Nancy Andreasen

Yevgeniy Brikman có một phép loại suy thú vị cho sự sáng tạo. Ông xem tư duy sáng tạo như là một tập thẻ. Ông nhận xét,  

“Hãy tưởng tượng bạn có một tập thẻ và trên mỗi thẻ đều có một từ hoặc một cụm từ. Những tấm thẻ này đại diện cho những ý tưởng và suy nghĩ đang trôi nổi trong đầu bạn.”[2]

Hãy thử như sau với các thẻ, trong đó mỗi thẻ đều có từ hoặc cụm từ bên trên.

  1. Xáo trộn ngẫu nhiên các tấm thẻ.
  2. Ném chúng trên sàn.
  3. Quét qua các tấm thẻ và xem những câu đã tạo thành từ sự sắp xếp ngẫu nhiên các từ.

Brikman khẳng định, "Hầu hết, các hoán vị ngẫu nhiên sẽ vô nghĩa. Bạn chỉ cần nhắc các tấm thẻ và quay lại bước 1. Tuy nhiên, cứ thỉnh thoảng, một câu hoặc ý nghĩ có ý nghĩa nào đó sẽ xuất hiện. Đôi khi, đây sẽ là một giải pháp toàn diện cho một vấn đề - khoảnh khắc "aha". Những lần khác, đó sẽ là những bước đệm đơn thuần để bạn có thể thu thập đủ thông tìn nhằm thêm hoặc xóa một số thẻ của bạn trước khi quay lại bước 1."

Họ là những người suy nghĩ phân nhánh

“Chúng ta bị đóng hộp trong các biên giới của suy nghĩ.” – Albert Einstein


Những người suy nghĩ sáng tạo không phải là những người suy nghĩ tuyến tính. Trên thực tế, học là những người suy nghĩ phân nhánh hoặc đường vòng. Họ nắm lấy một cách suy nghĩ khác và tấn công các vấn đề từ những góc độ mới. Những người sáng tạo theo nghĩa đen có thể xóa bỏ suy nghĩ của mình khỏi chiếc hộp. Thông thường, đa số mọi người nghĩ rằng bạn phải ở trong vùng ranh giới đã biết trước. Tuy nhiên, khi bạn bước ra khỏi cái hộp, bạn sẽ mở rộng ranh giới của chính mình ra ngoài khuôn khổ hiện có. Điều này rất quan trọng trong việc trau dồi sự sáng tạo.

Họ hành động vào thời điểm Ơ-rê-ka

“Nhìn thấy một cái gì đó không tồn tại và làm nó trở nên tồn tại.” – Hugh Howey

Bạn đã bao giờ có trực giác khó tin hay cái nhìn sâu vào bên trong đột nhiên xuất hiện trong tâm trí của bạn chưa? Đây là hiệu ứng Ơ-rê-ka, kinh nghiệm của chúng ta đột nhiên thấu hiểu một cái gì đó mà trước đây không thể hiểu được. Hiệu ứng này được đặc tên theo một câu chuyện về một nhà toán học thời kỳ Hy Lạp cổ đại Archimedes. Tuy nhiên, chúng ta sẽ lấy ví dụ khác cho hiệu ứng này. Signey Harris có một bộ phim hoạt hình đơn giản trực quan hóa hiệu ứng này một cách hoàn hảo. Trong bộ phim hoạt hình của mình, cô vẽ một bức tranh minh họa Albert Einstein đứng được một cái bảng đen. Trên tấm bảng, Einstein có hai phương trình khác nhau bị gạch bỏ. Tiêu đề của bộ phim hoạt hình là "Khoảnh khắc sáng tạo" và là một bức tranh biếm họa tuyệt vời về một khám phá quan trọng nhất trong lịch sử.

Những người suy nghĩ sáng tạo không ngừng tìm kiếm khoảng khắc sáng tạo của mình. Vì vậy, lần tới bạn có một khoảnh khác Ơ-rê-ka, hãy sử dụng các mẹo sau để hành động.

Quá trình sáng tạo có bốn giai đoạn

Bây giờ hãy thảo thuận xem bạn có thể kích thích trí óc sáng tạo của mình bằng cách làm theo bốn giai đoạn này như thế nào.[3]

  1. Chuẩn bị. Vì vậy, bạn có nghĩ rằng điều này nghĩa là bắt đầu với một ý tưởng? Ừm, bạn sai rồi. Ở đây chúng ta đang thu thập những sự kiện và ý tưởng hiện có về vấn để của mình. Trong giai đoạn đầu tiên, bắt đầu đặt câu hỏi để tạo ý tưởng.
  2. Ươm mầm. Giai đoạn này rất quan trọng. Đi bộ hoặc đi tắm (Cảm ơn Archimedes về ý tưởng này!) Nhưng hãy chắc chắn bạn bọn cho phép vấn đề dạo quanh tâm trí của mình. 
  3. Bất chợt nhìn thấy. Đây là khoảnh khác Ơ-rê-ka của bạn! Đây là nơi mà những liên kết của bạn tràn ngập cho đến khi khoảnh khắc "aha" tuyệt vời đó xuất hiện. 
  4. Biểu hiện. Trong gian đoạn này, bạn thực hiện và áp dụng cái nhìn bất chợt ấy.

Chúng ta có thể trau dồi sự sáng tạo theo nhiều cách


“Hãy đặt câu hỏi mà không có câu trả lời.”

Có một số điều nhất định mà chúng ta phải lầm để trở nên sáng tạo hơn. Hãy nhìn vào một trong số đó.

  • Đặt ra những câu hỏi. “Những người sáng tạo thành công không giống như kiến thức, họ khát khao điều đó. Họ có thể không ngừng đặt những câu hỏi, và họ luôn vượt xa những gì được học từ giáo viên và sách vở.” – Keith Sawyer
  • Luyện tập. Khi chúng ta luyện tập một kỹ năng nhiều lần chúng sẽ trở thành một thói quen. Viết về cách phát triển một tư duy sáng tạo, viết blog về nói và thậm ý là thử dạy người khác về nó. 
  • Sử dụng phép loại suy. Khi chúng ra sử dụng các phép loại suy, chúng ta có thể thấy được sự tương đồng giữa hai thứ. Hãy nghĩ về ví dụ những tấm thẻ trước đó.
  • Từ ngẫu nhiên. Nếu như bạn gặp một vấn đề và bạn cần một cách tiếp cận hoàn toàn mới để giải quyết nói... thử cái này. Truy cập randomwordgenerator.com và sinh ra một từ ngẫu nhiên. Ở đây các từ ngẫu nhiên đóng vai trò kích thích mà sau đó sẽ đóng vai trò cầu nối giữa kích thích và ý tưởng, cái mà sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.[4]
  • Ra khỏi vùng an toàn. "Tuy nhiên, bản chất của sự sáng tạo là phải ngạc nhiên, để này ra một thứ gì đó mà bạn thật sự không biết. Đó là cải cách trong sự cải cách. Nó rất mới mẻ. Và nếu bạn vẫn giữ những điều cũ, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều mới. Nhưng khi bạn dừng làm những điều cũ, những điều mới không phải lúc nào cũng tự động xuất hiện.” – Michael Gelb
  • Đọc thơ. Siêu nhận thức là khi mà chúng ta nghĩ những điều mà chúng ta đang nghĩ. Phát kiến này gần đây đã đánh mạnh vào tôi. Phương pháp tư duy sâu sắc mạnh mẽ nhất là tiếp cận một bài thơ.
  • Sơ đồ tư duy. Đây là một cách tốt để tập trung vào chủ đề của bạn. Đây là nơi mà bạn đặt ý tưởng chính ở vùng trung tâm. Ý tưởng chính chia nhánh lần hai và lần ba. Điều này sẽ giúp bạn nhìn thấy những cấu trúc mà người khác không nhìn thấy

Vì vậy, bây giờ bạn có động lực để trở thành một người suy nghĩ sáng tạo hay chưa? Bạn có tin rằng bạn có thể? Ừm, bạn nên như thế. Trên hành trình để trở thành một người suy nghĩ sáng tạo hơn, hãy ghi nhớ bốn giai đoạn và đừng quên rằng bạn có thể phải ủ những suy nghĩ của mình một thời gian. Đừng cố gắng ép buộc khoảnh khắc "aha". Cho phép bản thân bạn có thời gian để tâm trí dạo chơi. Một khi bạn làm những điều này, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể tạo ra thứ gì đó từ con số không. 

Tài liệu tham khảo