Với bất kì điều gì chúng ta nghĩ đến ở bất kì thời điểm nào, chúng ta luôn bảo vệ góc nhìn của mình về thực tại.[1] Giáo sư, nhà tư tưởng về Hệ Thống Tiến Hóa tại đại học Cornell, Derek Cabrera nhấn mạnh,
“Khi chúng ta hiểu thế giới là kết quả của các hệ thống mối quan hệ, chúng ta sẽ tốt hơn trong việc đánh giá thực tại.”
Gần đây tôi có đọc cuốn sách của Derek Tư Duy Hệ Thống Đơn Giản Hóa: Hy Vọng Mới Cho Việc Giải Quyết Các Vấn Đề Hóc Búa và tôi thực sự bị ấn tượng! Ngay lập tức tôi bị lôi cuốn sang lĩnh vực Tư Duy Hệ Thống. Thực tế, tôi dự định sử dụng Tư Duy Hệ Thống như là một thuật toán mới cho tất cả mọi thứ tôi làm.
Sau khi nói chuyện với Derek, tôi quyết định viết một bài kiểu như một bài review cho cuốn sách, cũng có thể gọi là một bài hướng dẫn (how-to). Bài viết này tập trung vào phiên bản mới của Derek về Tư Duy Hệ Thống (phiên bản 2.0), làm sao để sử dụng nó, và các công cụ có thể dùng với nó. Vậy chúng ta hãy xem thực sự Tư Duy Hệ Thống phiên bản 2.0 là gì.
Cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề hóc búa
Nếu bạn phải nghĩ về một vấn đề mà nó nằm lẫn dưới các vấn đề khác, bạn sẽ nói nó là gì? Derek cho chúng ta biết rằng, đó là cách chúng ta nghĩ, và cho đến khi nào chúng ta chưa thay đổi cách chúng ta nghĩ, thì chúng ta cực kỳ khó khăn để xử lý các vấn đề hóc búa. Thực tế, Albert Einstein cũng đã khá đồng ý với quan điểm đó. Einstein đã từng nhấn mạnh rằng,
“Nếu chúng ta không thay đổi lối suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ không thể giải quyết được các vấn đề đã được tạo ra bởi chính lối suy nghĩ hiện tại.”
Vậy các vấn đề hóc búa là gì?
“Các vấn đề hóc búa là kết quả của sự sai lệch giữa cách mọi thứ diễn ra và cách mà chúng ta nghĩ hoặc nhận thức về chúng.” – Derek Cabrera
Tại sao Tư duy hệ thống là cách tốt nhất để đổi mới
Với cá nhân tôi, Tư Duy Hệ Thống là một khoảnh khắc “aha” hay có thể gọi đó là một sự hiển linh. Đó là cách tốt nhất để đổi mới. Trên thực tế, có ba cách để đổi mới.
- Đầu tư cho thứ mới.
- Làm cho một sản phẩm đã có tốt hơn.
- Kết hợp hai thứ đã có thành một thứ mới.
Tư Duy Hệ Thống còn thực sự hoàn hảo cho việc học một thứ ở một lĩnh vực và chuyển đổi nó sang một lĩnh vực khác. Cùng với vợ của ông, Laura, Derek đã thảo luận cách mà Tư Duy Hệ Thống sử dụng thứ được gọi là Viễn Chuyển (Far Transfer). Đó là việc học một thứ ở một lĩnh vực và chuyển nó sang lĩnh vực khác, việc đó sẽ giúp dạy thêm cho bạn 5-20 những thứ khác.
Derek và Laura đã khám phá ra Tuy Duy Hệ Thống v2.0 sau khi phát triển một phương trình. Thật vậy, vợ của ông, Laura đã giúp ông ấy vận dụng nó vào thế giới thực. Laura là một chuyên gia trong lĩnh vực Nghiên Cứu Dịch Thuật, thứ giúp chuyển hóa những thứ trừu tượng thành thực tế. Sau đó họ đã phát triển Tư Duy Hệ Thống v2.0 thông qua bốn quy tắc đơn giản. Tuy nhiên, hãy nhìn vào một vài khái niệm căn bản để hiểu trước khi chúng ta bàn về bốn quy tắc đó.
Nền tảng của Tư duy hệ thống
Mô hình Tâm trí
“Tất cả mô hình tâm trí đều sai; câu hỏi thực tế là chúng phải sai như thế nào để trở nên không có ích.” – George E.P. Boy
Đây là nền tảng của Tư Duy Hệ Thống. Derek cho chúng ta biết rằng một Mô hình Tâm trí là một sự giải thích của quá trình suy nghĩ của một người về cách một thứ diễn ra trong thế giới thực. Nhắc lại về cuộc bàn luận của chúng ta về các vấn đề hóc búa. Các vấn đề hóc búa xuất hiện khi các mô hình tâm trí của chúng ta trở nên phức tạp.
Derek đưa ra phương trình sau cho các Mô hình Tâm trí.
Thông Tin + Cấu Trúc = Các Mô hình Tâm trí
- Thông tin bao gồm tất cả chất liệu, tin tức, hoặc dữ liệu của bất kì điều gì có thể mang đến ý nghĩa.
- Cấu trúc bao gồm cấu trúc bối cảnh ẩn có thể dẫn đến ý nghĩa.
Hệ thống thích ứng phức tạp
Lý thuyết về sự phức tạp đưa ra những nghiên cứu khoa học xem xét tính không chắc chắn và phi tuyến tính. Nó nhấn mạnh vòng lặp tương tác và phản hồi, thứ luôn thay đổi liên tục. Đây là lý do tại sao Tư Duy Hệ Thống phải là một Hệ Thống Thích úng phức tạp (Complex Adaptive System - CAS). Điều này cung cấp cho chúng ta một cách hiểu về hệ thống và hành vi của hệ thống.
4 quy tắc đơn giản của Tư duy hệ thống
Bây giờ chúng ta hãy bàn về bốn quy tắc đơn giản của Tư Duy Hệ Thống v2.0. Các quy tắc này được biết đến với cái tên ngắn gọn DSRP, đại diện cho 4 chức năng nhận thức mà chúng ta cần có để hình thành các ý tưởng mới.
- Các đặc thù (Distinctions)
- Các hệ thống (Systems)
- Các mối quan hệ (Relationships)
- Các góc nhìn (Perspectives)
Các đặc thù
Về căn bản, mọi ý tưởng bắt đầu với một thứ gì đó hay một ý tưởng đặc thù. Hãy xem Derek mô tả như thế nào về các đặc thù.
- Chúng là chìa khóa để giải quyết các vấn đề hóc búa.
- Chúng nhận định một thứ hoặc thậm chí một vấn đề là gì và không phải là gì.
- Chúng phục vụ như một ranh giới để định nghĩa một ý tưởng.
- Ý nghĩa của những thứ chúng ta nhìn và nghĩ về xuất phát từ những thứ hoặc ý tưởng khác tương tự.
- Về bản chất, các từ mang ý nghĩa mà chúng ta muốn nó có nghĩa như vậy.
- Từ khóa: so sánh, tương phản, định nghĩa, phân biệt.
Các Hệ thống
“Một sự thay đổi trong cách một ý tưởng được tổ chức dẫn đến một sự thay đổi trong ý nghĩa của ý tưởng đó.” – Derek Cabrera
Tương tự như các đặc thù, mọi ý tưởng hoặc sự vật là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần. Hãy xem cách mà Derek mô tả về các hệ thống:
- Bất kỳ một ý tưởng hay sự vật nào đều có thể phân chia thành các phần (sự phân rã).
- Bất kỳ một ý tưởng hay sự vật nào đều có thể gộp lại thành một (sự hợp nhất).
- Một người có thể làm cả hai (chia tách và gộp) được gọi là một “Slumper”.
- Slumper là những người có khả năng cả xây dựng và tổng hợp các ý tưởng; hơn nữa, họ có thể phân rã các ý tưởng để phục vụ cho sự hiểu biết hơn nữa của chúng ta.
- Key words: bộ phận-toàn thể, phân khúc, gom nhóm, tổ chức.
“Điều khiến cho một thứ là một thành phần là bởi vì nó thuộc về một thứ tổng thể. Điều làm cho một thứ là tổng thể là bởi vì nó có một thành phần. Mọi thứ tổng thể đều có khả năng cũng là một thành phần. Tâm trí của bạn cần phải làm việc để thấy được điều này. Trong thế giới thực, bất kì điều gì bạn nhìn vào đều có các thành phần.” – Derek Cabrera
Các mối quan hệ
Các mối quan hệ bao gồm một hành động và một phản ứng. Đây là cách Derek định nghĩa các mối quan hệ.
- Chúng ta không thể hiểu về một thứ hay một ý tưởng mà không hiểu mối quan hệ giữa các ý tưởng và hệ thống.
- Tất cả các loại mối quan hệ đều yêu cầu chúng ta cân nhắc hai thành phần: hành động và phản ứng.
- Từ khóa: kết nối, mối liên kết, tương tác, liên kết, nguyên nhân, hiệu ứng, phản hồi.
Các góc nhìn
“Nếu bạn thay đổi cách nhìn mọi thứ, những thứ mà bạn nhìn sẽ thay đổi.” – Derek Cabrera
Bây giờ hãy xem xét quy tắc cuối cùng– các góc nhìn. Thông thường chúng ta xác định các góc nhìn khi chúng ta có thể xác định được ranh giới của một hệ thống và xác định các mối quan hệ trong một hệ thống. Derek định nghĩa các góc nhìn như sau.
- Đôi khi các góc nhìn quá căn bản và quá vô thức đối với chúng ta, chúng ta không nhận thức được chúng nhưng chúng luôn nhận thức được chúng ta.
- Các góc nhìn được tạo bởi hai thành phần liên quan: một điểm mà từ đó chúng ta đang nhìn vào và một thứ hoặc nhiều thứ đang được nhìn vào (điểm nhìn).
- Nhận biết được các góc nhìn chúng ta có và không có là điều tối quan trọng để hiểu sâu về chúng ta và thế giới xung quanh chúng ta.
- Dịch chuyển các góc nhìn và chúng ta sẽ biến đổi các đặc thù, mối quan hệ, hệ thống mà chúng ta có thể và không thể nhìn.
- Các góc nhìn khác nhau là kết quả từ việc thay đổi Điểm, Cảnh, hoặc Cả hai.
“Các góc nhìn có thể sử dụng để mở rộng suy nghĩ của chúng ta và chứa đựng nhiều lựa chọn hơn (gọi là tư duy phân kì). Nó còn có thể được sử dụng để giới hạn suy nghĩ của chúng ta và dẫn đến sự tập trung cao hơn (gọi là tư duy hội tụ)” – Derek Cabrera
Lấp các khoảng trống thông qua Tư duy hệ thống
“Tuy Duy Hệ Thống yêu cầu nhiều hơn việc thực hành xây dựng các khối kiến tạo nhận thức. Nó cũng không khác gì việc xây dựng với những loại khác nhau của khối Lego, hoặc 4 loại Nucleotit trong DNA” – Derek Cabrera
Hãy xem làm cách nào để sử dụng các công cụ trong Tư Duy Hệ Thống v2.0. Kĩ thuật đầu tiên chúng ta sẽ nhìn vào được gọi là Bản lề Nhận thức (Cognitive Jig). Đây là một kĩ thuật mạnh mẽ, thứ mà Derek cho chúng ta biết rằng,
“Sẽ làm tăng tốc độ suy nghĩ của chúng ta.”
Các loại Bản lề Nhận thức
- Tương đồng. Một sự tương đồng là một sự so sánh giữa những thứ biểu lộ các đặc tính giống nhau. Derek cho hay,
“Thiên tài đằng sau sự phát minh của những tương đồng đó là chúng cho ta một Mô hình Tâm trí với một cách thông dụng để chúng ta hiểu mọi thứ (chẳng hạn bằng việc so sánh với một thứ đã biết).”
- Phép ẩn dụ. Một phép ẩn dụ được sử dụng khi chúng ta cần tạo ra một sự so sánh giữa hai thứ không giống nhau, nhưng có một số điểm chung.
Những Bản lề Nhận thức mới
- Perspective Circles (P-Circle). P-Circles thay đổi điểm (a) hoặc cảnh (b) từ đó làm thay đổi góc nhìn. Một cách khác để nhìn vào nó là nhìn từ một ý tưởng (b) từ góc nhìn của một ý tưởng (a).
- Part-Parties. Chúng thể hiện một cái tổng thể được tạo nên từ nhiều thành phần. Ý tưởng căn bản là: 1) Đập vỡ một ý tưởng hoặc sự vật thành nhiều thành phần; 2) Kết nối các thành phần. Những thứ này có thể được mở rộng hơn nữa bằng việc kết hợp với góc nhìn.
- Barbells. Bạn có thể nhìn vào Barbells như hai ý tưởng hoặc sự vật và mối quan hệ giữa chúng. Mở rộng hơn nữa, chúng ta tìm thấy thứ được gọi là RDS Barbell, với: R = Liên kết (Relate); D = Phân biệt (Distinguish); and S = Hệ thống hóa (Systematize). Derek gọi những thứ này là “thuật toán cho sự đổi mới.” Ông ấy sử dụng RDS Barbells trong việc giải quyết các vấn đề hóc búa, khi mà sự phức tạp chìm ẩn trong mối quan hệ tương giao giữa các ý tưởng.
Các công cụ giúp bạn thích ưng với Tư duy hệ thống
Cuối cùng, hãy nhìn một cách sơ lược một số công cụ mà Derek và Laura đã tạo ra để trợ giúp chúng ta trong việc hiểu và sử dụng Tư Duy Hệ Thống v2.0.
MetaMap. Nền tảng này được tạo ra để giúp chúng ta hiểu một cách chính xác làm thế nào để mô hình hóa quá trình suy nghĩ của chúng ta thông qua việc sử dụng DSRP. Bạn thậm chí có thể sử dụng nó để ánh xạ một bản đề cương tới một bài tiểu luận! Trên hết, nền tảng này là miễn phí, và bạn có thể sử dụng nó ở đây: MetaMap
ThinkBlocks. Đây là những khối hình hộp 3D trông giống như những cục tẩy khô mà bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể sử dụng.
ThinkQuiry. Trang web này sử dụng những gì Derek nhắc đến và tạo thành phong cách "MadLib" của các câu hỏi DSRP. Những thứ này có thể hữu ích trong việc giúp chúng ta sử dụng cấu trúc của DSRP để khám phá những ý tưởng mới. Chúng vận dụng Phương Pháp Xã Hội (Socratic Method) và tập trung vào các câu hỏi hơn là các câu trả lời. Hãy bắt đầu khám phá các ý tưởng mới trên ThinkQuiry.
Nếu bạn vẫn chưa thể sẵn sàng, tôi khuyến nghị bạn mua cuốn sách Đơn Giản Hóa Tư Duy Hệ Thống: Hy Vọng Mới Cho Việc Giải Quyết Các Vấn Đề Hóc Búa. Derek cung cấp chúng ta một cách để tạo ra những ý tưởng mới tuyệt vời. Có một số lượng vô hạn những suy nghĩ trong tâm trí chúng ta, và một số vô hạn các hệ thống mà ta có thể sử dụng để khám phá các suy nghĩ của chúng ta. Tư Duy Hệ Thống v2.0 thực sự cung cấp cho chúng ta một phương pháp mạnh mẽ để khám phá suy nghĩ của chúng ta.
Và hơn nữa, Derek đưa mọi người vào Trường Ý Thức và Năng Lực (Consciousness and Competence Continuum). Ông ấy mô tả như sau:
- Chúng ta bắt đầu ở giai đoạn không năng lực vô thức (chúng ta không biết điều chúng ta không biết).
- Nếu chúng ta may mắn, ai đó sẽ đánh thức chúng ta và khiến chúng ta tìm kiếm điều gì đó mới. Sau đó chúng ta chuyển tới giai đoạn không năng lực có nhận thức, nơi mà chúng ta nhận ra chúng ta có một số thứ cần phải học.
- Khi chúng ta đã phát triển một số năng lực, chúng ta sẽ chuyển tới giai đoạn có năng lực vô thức. Ở đây chúng ta rèn luyện một kĩ năng mà không nhận thức hoàn toàn được kĩ năng đó. Có một số nhận thức, nhưng không phải siêu nhận thức (suy nghĩ về suy nghĩ và nhận thức về nhận thức).
- Cuối cùng khi chúng ta chuyến đến giai đoạn năng lực có nhận thức, chúng ta nhận thức được những gì chúng ta đang làm, và do đó chúng ta có thể thích ứng được với nơi mà chúng ta cần tới.
Sự tiến triển thành công trên trường ý thức và năng lực đó đồng nghĩa với việc chúng ta có sự phát triển trong khả năng nhận thức siêu nhận thức, điều này cực kỳ quan trọng, vì mọi thứ chúng ta trải nghiệm là một mô hình nhận thức hoàn toàn khác.
Tầm nhìn của Derek cho Tư Duy Hệ Thống v2.0 là phát triển 7 Triệu Nhà Tư Duy Hệ Thống! Tôi muốn kết thúc bài viết này với ba câu hỏi. Đây là những câu hỏi mà Derek đã sử dụng để phát triển tầm nhìn của ông ấy và bạn có thể sử dụng nó để phát triển cho bạn.
- Câu hỏi #1: Điều gì làm bạn bực mình nhất?
- Câu hỏi #2: Bạn nhìn thấy điều gì hôm nay?
- Câu hỏi #3: Bạn nên thấy điều gì vào ngày mai?
Nguồn ảnh bìa: Meduana, unsplash từ unsplash.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Derek Cabrera: Tư duy Hệ thống tạo nên sự đơn giản |