Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn rằng mọi người có xu hướng cảm thấy những người sáng tạo hấp dẫn hơn hẳn? Theo một nghiên cứu thực hiện bởi giảng viên đại học Abertay (Scotland) Christopher Watkins,
“Bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi có đầu óc sáng tạo, không chỉ tạo cảm xúc giới tính mà còn tạo thiện cảm trong giao thiệp xã hội" [1].
Điều này nghe có vẻ tuyệt thật, nhưng những gì nghiên cứu này muốn thể hiện còn hơn thế nữa. Những yếu tố liên quan khác phải kể đến giới tính và ngoại hình. Ngạc nhiên thay, ảnh hưởng của sức sáng tạo đối với người có ngoại hình trung bình rõ ràng hơn là những người vốn có vẻ ngoài lý tưởng. Sự sáng tạo cũng được cho là có lợi hơn cho đàn ông[2].
Lúc này, bạn có thể nghĩ rằng, "LÀM SAO TÔI CÓ THỂ KHIẾN BẢN THÂN TRỞ NÊN SÁNG TẠO HƠN!"
Trước khi quyết định nên làm gì tiếp theo, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa thực sự của sáng tạo.
Sự sáng tạo là khi trí thông minh đang "chơi đùa và có được niềm vui"
Sáng tạo là gì? Tác giả Rollo May của tác phẩm "Lòng can đảm để kiến tạo" (The Courage to Create) cho biết,
Sự sáng tạo là "quá trình tạo ra một điều gì đó mới mẻ. Sáng tạo đòi hỏi đam mê và sự cam kết. Nhờ có sự sáng tạo, chúng ta mới có thể nhận ra những thứ trước đây bị che giấu khỏi tầm mắt mình, và hướng tới một cuộc sống mới,"
Trên thực tế, sự sáng tạo không chỉ khiến một người trở nên hấp dẫn hơn mà còn đi kèm với nhiều lợi ích khác. Dưới đây là một số ích lợi nên được kể tới:
- Biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn: bạn sẽ học được cách tự vượt qua thử thách bằng các hướng giải quyết sáng tạo hơn.
- Tiết kiệm tiền: sáng tạo giúp thỏa mãn nhu cầu cá nhân của bạn, từ đó giảm các thôi thúc chi tiêu, tiêu dùng.
- Trân trọng sự tự do: sự sáng tạo giúp chúng ta hiểu rõ chính mình và vượt qua mọi phán xét tiêu cực về bản thân.
- Giảm căng thẳng: sự sáng tạo khiến chúng ta tận dụng khả năng trí óc, sức lao động và năng lượng bên trong từ đó đem lại cho niềm hạnh phúc mãn nguyện cho mỗi người[3].
Có một quan niệm sai lầm không nhỏ về sự sáng tạo mà chúng ta thường gặp
Nhiều người có quan niệm sai lầm về sự sáng tạo, rằng đó là một cái gì đó bẩm sinh. Nếu chúng ta không được sinh ra với sự sáng tạo thì không có hy vọng nào cho ta nữa. Đó không phải là sự thật. Demian Farnworth, một Chuyên viên Viết Nội dung Cao cấp tại Quỹ Mở rộng của Nhà thờ Lutheran, cho rằng suy nghĩ này không chỉ là một quan điểm cổ hủ, mà còn là một cái cớ.
Sự thật là bất cứ ai cũng có thể học cách sáng tạo, bao gồm cả bạn!
Bây giờ chúng ta đã biết sáng tạo là gì, đã đến lúc chúng ta học cách để trở nên sáng tạo hơn.
Điều tách biệt những người sáng tạo khỏi đa số chính là họ nghĩ thoát ra khỏi các tiêu chuẩn
Có được sự thay đổi trong nền tảng tư duy là bước đầu tiên để trở nên sáng tạo. Hãy nghĩ thoáng hơn nữa! Nếu bạn gặp phải một vấn đề và không thể giải quyết được vấn đề đó, thì bản thân vấn đề thường không phải là vấn đề mà là cách bạn nhìn nhận vấn đề ấy. "Lối suy nghĩ dị biệt là cần thiết để có bộ óc sáng tạo", Eddie Opera - nhà khoa học thần kinh, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về não bộ và sự sáng tạo phát biểu[4].
Có cả ưu và nhược điểm khi bạn suy nghĩ vượt khỏi tiêu chuẩn. Ưu điểm là bạn sẽ trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Thay đổi cách bạn suy nghĩ là điều cần thiết. Nhờ vậy mà một vấn đề có vẻ không thể giải quyết có thể trở nên bớt phức tạp hơn hẳn. Suy nghĩ thoát khỏi lối mòn cũng tốt cho quá trình đổi mới và giao tiếp.
Một nhược điểm đáng kể nhất của việc suy nghĩ sáng tạo chính là chúng ta có thể trở nên mệt mỏi, bực bội. Nếu bạn không cảm có cảm hứng sáng tạo vào lúc đó thì hãy dừng lại. Bạn chỉ tiếp tục công việc ấy khi đầu óc bạn đã tỉnh táo trở lại.
Hơn nữa, những người sáng tạo không để cho ý kiến người khác cản trở họ
Sự e dè là sát thủ chuyên "triệt hạ" sự sáng tạo. Làm sao mà bạn có thể sáng tạo khi không ngừng lo lắng về suy nghĩ của người khác?
Gạt ý kiến của người xung quanh sang bên và là chính mình. Để yên cho trí óc của bạn làm việc. Suy nghĩ sáng tạo thường chỉ "ló dạng" khi chúng ta ở một mình. Tìm một khu vực yên tĩnh, không có gì khiến bạn phân tâm để sự sáng tạo được thúc đẩy tối đa.
Những người sáng tạo hiểu được tầm quan trọng của xác định một mục tiêu rõ ràng
Sáng tạo là đổi mới. Đổi mới là quá trình tiến bộ. Và tiến bộ dẫn đến những biến đổi khác biệt so với điểm khởi đầu.
Để trở nên sáng tạo hơn, hãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng đích đến của mình. Nhờ điều này mà bạn vẽ ra một con đường; tuy nhiên, đó không phải là lối đi duy nhất. Hãy nghĩ về tất cả những cách khác nhau để bạn tiến được đến đích. Những luồng ý tưởng từ đó sẽ chảy cuộn trong bạn và giúp bạn nghĩ ra những cách thức mới mẻ sáng tạo. Nếu bạn chưa thể nghĩ ra ý tưởng nào cũng đừng lo lắng, mọi người ai cũng vậy, kể cả họ có là những bộ óc vĩ đại nhất thế giới[5].
Những người sáng tạo luôn kích thích đầu óc mình bằng với các sự kiện mới
Hãy thay đổi thói quen hàng ngày của bạn, đi đến nơi chốn khác nhau và gặp gỡ những người mới. Những cuộc hành trình gặp gỡ mọi người có thể đem đến cho bạn hiểu biết và những ý tưởng mới mà bạn chưa từng có trước đây. Đã có những nghiên cứu cho biết những trải nghiệm mới có tác động đến các tế bào thần kinh trong não và giúp sản sinh ra các ý tưởng sáng tạo, mới mẻ[6].
“Khi bạn gặp những người mới hoặc tham gia vào những sự kiện bất ngờ, một ly "cocktail" ý tưởng sẽ được pha chế nên trong não bạn," ông Mikael Cho - người sáng lập của Unsplash và Crewlabs, phát biểu.
Bạn sẽ có cuộc sống đa sắc màu hơn một khi bạn tạo dựng khả năng sáng tạo của bản thân
Cuộc sống sẽ vui hơn nhiều khi chúng ta sáng tạo! Bạn sẽ trở thành một người thú vị hơn với những ý tưởng hay ho. Bạn thậm chí có thể có được những cuộc hẹn hò hấp dẫn, thú vị (*nháy mắt*). Hãy tập luyện những thói quen thường gặp ở những người sáng tạo để có thể khiến chính mình trở nên sáng tạo hơn!
Nguồn ảnh bìa: Stocksnap từ stocksnap.io
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Trang LIVESCIENCE: Tại sao một số người sáng tạo lại trở nên hấp dẫn hơn? |
[2] | ^ | Trang LIVESCIENCE: Tại sao một số người sáng tạo lại trở nên hấp dẫn hơn? |
[3] | ^ | Trang Lillstreet: 7 lợi ích chúng ta có được từ những suy nghĩ sáng tạo |
[4] | ^ | Trang The Atlantic: Những bí mật của một bộ não sáng tạo |
[5] | ^ | Theo Charles Chu: Isaac Asimov: Làm sao để không phải rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng lần nữa? |
[6] | ^ | Theo The Startup: Hãy kiến tạo nhiều hơn những gì bạn tiêu thụ |