Gần đây, nhiều người hơn bao giờ hết đang theo đuổi lối sống theo chủ nghĩa tối giản. Nếu bạn đã có mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội trong vài năm gần đây, thì bạn sẽ nhận thấy một số người có ảnh hưởng tham gia vào xu hướng ngày càng phổ biến là tối giản cuộc sống của họ. Một trong những cách phổ biến họ làm là sử dụng phương pháp KonMari nổi tiếng hiện nay được mô tả trong cuốn sách bán chạy nhất của Marie Kondo, Điều Kỳ Diệu Thay Đổi Cuộc Sống Từ Công Việc Dọn Dẹp – Nghệ Thuật Sắp Xếp và Tổ Chức Của Nhật.[1]
Nếu bạn là một người hay quan sát, thì bạn có thể đã thấy rằng thế hệ Y, nhìn chung, đang đặt nhiều giá trị về trải nghiệm hơn vật chất.[2] Theo triết lý "Ít hơn là nhiều hơn" giúp người tối giản thành công cả trong kinh doanh lẫn cuộc sống cá nhân.
Vì vậy, làm thế nào bạn trở thành một người tối giản trong một thế giới vật chất như vậy? Bên dưới là một danh sách những người nổi tiếng đã nắm bắt hoàn toàn khía cạnh của lối sống này. Hy vọng rằng, họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn để bạn có cuộc sống tối giản nhất.
Steve Jobs: Đơn giản hóa sự phức tạp
Người sáng lập Apple, Steve Jobs, là một người tin tưởng vững chắc vào sự tối giản. Sự thành công của những sản phẩm của ông được cho là nhờ thiết kế đơn giản xinh đẹp và là phần mềm thân thiện với người dùng. Nhưng Jobs đã đưa nó lên một tầng cao cấp hơn. "Đơn giản hóa sự phức tạp" là bài học chính ông dạy cho các doanh nghiệp. Kỹ thuật này cho thấy rằng tiêu điểm không phải là sản phẩm tinh vi bạn bán, mà là cách bạn tiếp cận khách hàng và phát triển chiến thuật tạo khách hàng tiềm năng.[3]
Jobs không chỉ áp dụng triết lý này vào kinh doanh của ông, mà còn là một phần con người ông. Cựu giám đốc điều hành John Scully đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn, "Tôi nhớ là đã đi vào nhà của Steve và anh ấy gần như không có đồ đạc gì trong nhà. Steve chỉ có một bức ảnh của Enstein, người mà anh ngưỡng mộ vô cùng, và anh ấy có một chiếc đèn Tiffany, một chiếc ghế và một chiếc giường. Steve không đặt niềm tin vào việc có rất nhiều thứ xung quanh, nhưng anh ấy lại cực kỳ cẩn thận vào những gì anh ấy chọn..."
Albert Einstein: Sống một cuộc sống đơn giản
Alber Einstein là một nhà vật lý lý thuyết, nổi tiếng với thuyết Tương Đối. Tuy nhiên, theo tiểu sử được xuất bản bởi Walter Isaacson vào năm 2008 (Einstein: Cuộc Đời và Vũ Trụ Của Ông), ông cũng có một cuộc sống đơn giản và chấp nhận chủ nghĩa tối giản.
Đối với Einstein, điều đó có nghĩa là ông ta sở hữu rất ít quần áo, đã cho đi hầu hết tiền bạc của mình, và ngủ nhờ bất cứ khi nào ông ấy du lịch ở đâu đó. Tất cả những điều đó không có nghĩa là ông ấy đã không tận hưởng một vài thú vui tội lỗi ở đây đó. Ông được biết đến với sự phô trương về xì gà, cà phê và nhạc cụ.
Jane Siberry: Sống cuộc sống tự do
Ca sĩ và nhạc sĩ người Canada, Jane Siberry là một người tối giản sùng đạo sống trên đường. Cô ấy mang theo không quá hai túi, một cây đàn ghita, và một máy tính xách tay trong khi cô đi khắp thế giới chia sẻ âm nhạc của mình. Không chỉ vậy, Siberry hiện có tất cả các bài thu âm có sẵn miễn phí trên trang web của mình.
Rõ ràng, Jane đã chán nản vì bị áp lợi bởi các giám đốc điều hành của nhãn hiệu lớn và cắt đứt mọi mối quan hệ với họ, bán hầu hết tài sản của mình vài năm sau đó. Ngày nay, cô ấy sở hữu một ngôi nhà duy nhất và dành phần lớn thời gian để rong ruổi khắp thế giới.
Robert Pattinson: Ủng hộ công tác từ thiện
Ngôi sao phim Chạng Vạng, Robert Pattinson, có thể là một người nổi tiếng nhưng có vẻ như anh ấy không thích tiêu tiền và không hứng thú với những thứ vật chất. Chàng diễn viên, người mẫu và nhạc sĩ người Anh có thể là một người tối giản trong thói quen chi tiêu của mình, nhưng anh ấy rất tích cực trong công tác từ thiện.[4] Anh ấy là một người ủng hộ nổi tiếng của một số tổ chức và vào năm 2015 anh trở thành đại sứ đầu tiên cho Chiến Dịch GO.
Vincent Kartheiser: Sống một lối sống thanh đạm
Được biết đến với vai diễn trong phim truyền hình Mad Men, chàng diễn viên Vincent Kartheiser dần bắt đầu bán và cho đi những thứ anh ấy không muốn hoặc không cần. Tại một thời điểm, Kartheiser thậm chí còn không sở hữu một nhà vệ sinh, nếu bạn có thể tưởng tượng điều đó. Mặc dù anh ấy đã đi đến một số cực đoan, lối sống thanh đạm của anh là khá hiếm ở Hollywood.
Hiện tại, anh sống trong một căn hộ tối giản tuyệt đẹp ở Brooklyn với vợ mình, Alexis Bledel. Anh ấy vẫn không sở hữu xe hơi và thích đi bộ hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn.
Leonardo Da Vinci: Hãy hào phóng và nuôi dưỡng những người có nhu cầu
Như Leonardo Da Vinci đã từng nói, "Đơn giản là sự tinh tế tột đỉnh". Tính cách của ông được miêu tả là tốt bụng và hấp dẫn bởi những người cùng thời, "... ông ấy hào phóng đến nỗi ông nuôi tất cả bạn bè của mình, dù giàu hay nghèo..."
Michael Bloomberg: Cắt giảm chi tiêu
Cựu thị trưởng thành phố New York rất giàu có nhưng rõ ràng, sở hữu không quá sáu đôi giày. Mặc dù không biết nhiều về các lựa chọn tối giản của Bloomberg, nhưng ông dường như cắt giảm chi tiêu mặc dù túi tiên vô cùng sâu của mình và cho đi sự giàu có của mình.[5]
Marcus Aurelius: Ủng hộ lối sống tối giản
Marcus Aurelius là một hoàng đế La Mã vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Ông nổi tiếng với Thiền về triết học Khắc Kỷ, một triết lý hỗ trợ việc sống trong chủ nghĩa cực kỳ tối giản.
“Cần rất ít để sống một cuộc sống hạnh phúc; đó là tất cả bên trong bạn, theo cách suy nghĩ của bạn”
Henry David Thoreau: Từ bỏ những thứ xa xỉ
Nhà văn tiểu luận người Mỹ, Henry David Thoreau, cũng là một nhà văn, nhà triết học và là người theo chủ nghĩa tối giản. Thoreau thường viết về lợi ích của việc sống một cuộc sống đơn giản; từ bỏ những thứ xa xỉ để làm dịu tâm trí.
“Trau dồi sự nghèo đói như một loại thảo mộc trong vườn, như cây xô thơm. Đừng tự làm phiền mình nhiều để có được những thứ mới, cho dù là quần áo hay bạn bè. Mọi thứ không thay đổi, chỉ có chúng ta thay đổi. Hãy bán quần áo của bạn và giữ lại suy nghĩ của bạn.” – 1817
Socrates: Theo đuổi đức hạnh thay vì của cải vật chất
Được cho là người sáng lập triết học Phương Tây, Socrates tin rằng cách tốt nhất để sống là theo đuổi đức hạnh thay vì tìm kiếm của cải vật chất.
“Bí mật của hạnh phúc, bạn thấy đấy, không tìm thấy trong việc tìm kiếm thêm, mà là phát triển khả năng để tận hưởng ít hơn.”
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Goop: Điều Kỳ Diệu Thay Đổi Cuộc Sống Từ Công Việc Dọn Dẹp – Nghệ Thuật Sắp Xếp và Tổ Chức Của Nhật bởi Marie Kondo |
[2] | ^ | CNBC: Hàng nghìn năm đang ưu tiên "trải nghiệm" hơn là vật chất |
[3] | ^ | Leadfeeder: 18 cách để tạo nên khách hàng tiềm năng B2B |
[4] | ^ | Celebrity Gossip UK: 10 Điều Thú Vị Mà Robert Pattinson Đã Làm Cho Từ Thiện |
[5] | ^ | Bloomberg: Tổ chức từ thiện Bloomberg |