6 tháng trước
8 Cách Đơn Giản Và Hiệu Quả Để Đạt Được Các Mục Tiêu Cuối Cùng Của Bạn
261

6207
Lượt xem
261
Lượt chia sẻ
84
Lượt bình luận

Đặt ra các mục tiêu để sống lâu hơn. Không có loại thuốc nào trên thế giới có khả năng mang lại một cuộc sống kéo dài như khi người ta khát khao làm một điều gì đó. - Phép màu của những tư tưởng vĩ đại

Có bao giờ bạn cảm thấy mình muốn chạm đến những ngôi sao mà không tài nào với tới được? Giống như bạn đang có gắng hết sức mà kết quả lại không như mong đợi.

Bạn không phải là người duy nhất trải qua nhưng cảm xúc này.

Nhưng tin tốt là: bạn sẽ thành công hơn 99% những người còn lại. Bạn chỉ cần điều chỉnh một chút cách tiếp cận và bạn sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Dưới đây là là 8 cách giúp bạn đi trên con đường đúng đắn:

1. Thiết lập những mục tiêu chính xác

Đã bao giờ bạn nghe đến từ một mục tiêu lớn, đầy táo bạo và chứa đựng nhiều khó khăn (BHAG). Đó là 1 thuật ngữ được Jim Collins, bậc thầy về quản lý thời gian, tác giả cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại, sáng tạo ra để miêu tả một mục tiêu mang tính chiến lược và được thúc đẩy bởi cảm xúc. Collins đưa ra kết cấu của những mục tiêu dạng này bởi vì các mục tiêu dạng "SMART'' truyền thống thiếu đi yếu tố cần thiết liên quan tới cảm xúc để hoàn thành các mục tiêu lớn trong cuộc đời mỗi người. Theo ông Mark Murphy, giám đốc điều hành công ty Leadership IQ, một công ty tìm kiếm và đào tạo lãnh đạo, một cách tiếp cận tốt hơn là tạo ra các mục tiêu dạng "HARD":

  • Lắng nghe nhịp đập của trái tim (Heartfelt): gắn mục tiêu của bạn với cảm xúc.
  • Sinh động (Animated): được thúc đẩy bởi một điều bạn nghĩ ra, một hình ảnh hoặc một bộ phim trong tâm trí bạn.
  • Yêu cầu (Required): các mục tiêu cần có độ cấp thiết và thiết yếu đến mức bạn không có lựa chọn nào khác ngoài bắt đầu thực hiện chúng ngay tức khắc.
  • Khó khăn (Difficult): để thực hiện dạng mục tiêu này đòi hỏi bạn phải rời xa vùng an toàn của mình và phải khởi động sự tập trung và nhạy bén.

2. Vạch ra kế hoạch

Có một mục tiêu là chưa đủ. Bạn cũng cần lên kế hoạch để hoàn thành nó. Rất nhiều người thất bại ở bước này. Họ đặt ra các mục tiêu nhưng không dõi theo, không vạch ra một kế hoach để bắt đầu thực hiện. Khi điều này xảy ra, các mục tiêu có vẻ lớn quá mức và chúng ta thường từ bỏ.

Tạo ra một kế hoạch chi tiết để đưa bạn tới mục tiêu. Vạch ra một hoặc hai công việc bạn có thể làm mỗi tuần và tập trung vào việc thực hiện các công việc nhỏ mỗi ngày. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong năm nay, thì tuần này bạn cần chọn một địa chỉ website và bắt đầu tìm kiếm về xây dựng một blog. Điều quan trọng là chia mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ dễ dàng đạt được hơn.

3. Tưởng tượng và phản ánh

Tiến sỹ Xã hội học Frank Niles, từng nói:

Khi chúng ta hình dung một hành động, não tạo ra một xung điện đến các nơ-ron thần kinh yêu cầu cơ thể thực hiện các hoạt động. Điều này tạo ra một cách thức mới - chùm các tế bào trong não hoạt động cùng nhau tạo ra trí nhớ hay thói quen - chúng khiến cơ thể chúng ta hành động theo cách giống như những gì chúng ta tưởng tượng.

Tưởng tượng rằng bạn đạt được các mục tiêu, bao gồm những tiến trình và công việc sẽ đưa bạn tới thành công (đây là điều quan trọng). Cố gắng cảm nhận điều gì sẽ diễn ra một khi bạn đạt được những thành công lớn này. Điều này sẽ hình thành một hình ảnh lưu lại lâu trong tâm trí bạn.

4. Tự viết một lá thư

Tôi thích gợi ý này của cây bút huyền thoại - ngài John Carlton. Ông nói, "Bí quyết vạch ra các mục tiêu của ông là rất đơn giản: tôi ngồi lại và viết cho tôi một bức thư, thời gian chính xác là một năm sau."

Carlton cho rằng bạn nên tự mình viết một lá thư chi tiết miêu tả cuộc sống của mình trong một năm kể từ thời điểm đặt bút viết. Đây là một cách hiệu quả và cũng là một cách sử dụng sự tưởng tượng để vạch ra những điều bạn mơ ước trong tâm trí bạn.

5. Hành động mỗi ngày

Để ý rằng bạn học bao nhiêu không quan trong nếu như bạn chẳng làm gì cả. Đừng theo lối hàn lâm. Làm là cách học tốt nhất. Sửa sai là điều cốt lõi để tiến đến thành công.

6. Chia sẻ với mọi người

Một chuyên gia tâm lý học tại trường đại học Dominica tại California phát hiện ra rằng những người viết ra các mục tiêu của họ, chia sẻ với bạn bè và có trách nhiệm với những mục tiêu có thêm 33% cơ hội thành công. Vậy nên hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè và để họ góp phần vào mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn sẽ nhận được những góp ý có giá trị.

7. Kế hoạch cho những thất bại

Trở thành một người có thể thiết lập các mục tiêu tốt giống như chơi môn quyền anh; bạn cần học cách chịu đựng những cú đấm bởi vì bạn biết mình chuẩn bị để được trúng đòn. Cách tốt nhất để tối thiểu hóa tác động của những thất bại là chuẩn bị cho chúng. Có một kế hoạch dự phòng cho những vẫn đề diễn ra không như mong đợi. Được chuẩn bị để phản ứng lại và học tập từ những thất bại này. Đó là những cơ hội học tập quý giá.

8. Đánh giá tiến bộ của bạn mỗi tuần

Tự hỏi chính mình: tuần này mình đã làm được gì để tiến gần hơn tới mục tiêu? Đã làm được điều gì? Chưa làm được điều gì?

Và đừng quên chúc mừng thành công của mình. Cho phép bản thân tận hưởng thành công của một tuần làm việc tuyệt vời và sau đó trở lại, kiểm tra những công việc còn lại cần làm trong danh sách. Đó chính là cách mà bạn sẽ đạt đến những mục tiêu cuối cùng.

Nguồn ảnh bìa: zen! từ flickr.com