6 tháng trước
9 Cách Huấn Luyện Tâm Trí Của Bạn Để Có Lối Tư Duy Phản Biện
172

2425
Lượt xem
335
Lượt chia sẻ
82
Lượt bình luận

Mỗi ngày, não bộ của chúng ta bị nhấn chìm trong một biển thông tin. Khả năng tư duy phản biện là tối quan trọng, giúp não bộ sàng lọc, quyết định thông tin nào là đáng tin, thông tin nào là lừa đảo; thông tin nào hữu ích và tin nào chỉ là tin rác. Tư duy phản biện là khả năng kiểm tra và lý luận thông qua bất cứ khẳng định, đánh giá, giả thuyết, kết luận nào và quyết định xem thông tin có chính xác hay không. Phương pháp luận và quá trình tư duy thường gắn với phương pháp logic chính quy và lập luận, và thường rất chi tiết, chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như valid, invalid, modus ponens, modus tollens, v.v... Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải học hết khóa học về tư duy phản biện mới có thể sở hữu khả năng phát hiện ra những sự giả trá trong đời sống hàng ngày. Sau đây là 9 cách giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện:

1. Sử dụng phép ẩn dụ và minh họa

Đưa ra những ví dụ thú vị và hình ảnh minh họa là cách thu hút người khác một cách hiệu quả, ngay cả khi những hình ảnh ấy có thể không liên quan gì tới nội dung vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể dùng phép ẩn dụ "một hạt giống cần phải chết đi cho sự sống mới bắt đầu" để biện hộ rằng việc định cư tại các khu vực được bảo tồn nghe có vẻ tốt, nhưng phép minh họa này chẳng liên quan gì đến mục tiêu tranh luận của bạn và kết quả cuối cùng. 

2. Giả vờ tạo ra những thế tiến thoái lưỡng nan

Đây là sự sai lầm từ xưa vẫn thường xuất hiện trong các cuộc trò chuyện và tranh luận. Nó chính là thói quen thu hẹp các kết luận của vấn để tranh luận thành một hoặc hai lựa chọn mà thôi. Trong khi, tất nhiên, thực tế vẫn còn nhiều cách giải quyết khác. Nếu lần sau bạn bị tạo áp lực phải quyết định chọn một trong hai lựa chọn, hãy chọn cả hai - rồi sau đó khôn khéo đưa thêm vào một số khả năng khác hoàn toàn khả thi để thay đổi ý kiến chung.

3. Động cơ và sự thiên vị

Trong bất kỳ cuộc đối thoại nào, hãy đảm bảo rằng bạn nắm được góc nhìn của người đang đối thoại với bạn. Thường thì mọi người đều có một góc nhìn riêng, mà họ đều ra sức cố gắng chứng minh quan điểm ấy, và tìm cách làm cho mọi thông tin đều trở thành ủng hộ cho quan điểm ấy của họ. Tự bản thân biết điều này, bạn sẽ học được cách nhận ra những khi người khác phát biểu chỉ để chứng minh họ là đúng mà không có cơ sở vững chắc nào.

4. Kiêu hãnh cá nhân

Không phải lúc nào bạn cũng cần phải đúng. Điều này có thể bóp méo khả năng tư duy mạch lạc và phê phán. Khư khư với quan điểm phiến diện của mình, bạn sẽ chỉ tìm kiếm những thông tin sẽ đúng cho mình và bỏ qua những điều thực sự đúng và hữu ích. Thay vì muốn một điều gì đó phải đúng, hãy thay đổi cách suy nghĩ để muốn hiểu biết hơn về nó. 

5. Tìm hiểu nguồn gốc

Đừng để bị lừa khi người ta nói rằng : "Bác sĩ nói vậy là như vậy..." hay "Các chuyên gia nói rằng..." Một điều nữa cũng không quá ngạc nhiên khi ngay cả những nhà tiến sĩ cũng có lúc rất vô lý. Hãy kiểm tra nguồn tin. Sau đó là tính xác thực của thông tin: Người viết thông tin có phải là người có địa vị, được tôn trọng trong ngành của mình hay không? Những nghiên cứu của họ đã được xác minh chưa?

6. Tránh xa "hang thỏ"

Chúng ta rất dễ bị rơi vào "hang thỏ" và hoàn toàn đi lạc đề khỏi cuộc đối thoại. Càng nói lâu thì điều này càng dễ xảy ra. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu xem vấn đề quan trọng nhất của cuộc nói chuyện là gì - và xem đây cái neo để giữ bạn khỏi đi lạc đề. Luôn tiếp tục xâu chuỗi lại tất cả những gì đã và đang được nói để tránh đi lạc hướng.

7. Hết thời gian

Các nhà khoa học nhận thức giải thích rằng bộ não thường nắm giữ từ 5 đến 7 thông tin tại một thời điểm. Khi não bộ phải giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc sẽ dấn đến chứng rối loạn. Thay vì phải đưa ra một câu trả lời hoặc kết luận, chỉ đơn giản nói rằng "Tôi không biết" hay "Tôi cần thêm thời gian để suy nghĩ về điều đó". Hãy dành thêm chút thời gian để não kết nối, sắp xếp những điều bạn vừa nghe được thành một thông tin có ý nghĩa.

8. Đứng về phe đối phương

Trước khi khăng khăng đặt niềm tin tuyệt đối vào một đối tượng nào, hãy thử đưa ra lí luận và tranh luận với chính mình. Hãy thử đứng về phía đối lập với quan điểm của bạn và thử xem liệu bạn có thể biện hộ cho quan điểm của mình khỏi nhưng ý kiến trái chiều hay không.

9. Thận trọng với "bù nhìn"

"Bù nhìn" là thói quen lừa dối thường xuyên được bắt gặp trong các bài diễn thuyết, chẳng hạn như trong các phát biểu chính trị. Nó bao gồm việc giả vờ đứng về một quan điểm, rồi diễn giải lại nó sai lệch với ý ban đầu, hoặc bóp méo nó theo một kiểu thảm hại để rồi người diễn thuyết có thể dễ dàng chỉ ra nó hoàn toàn sai lầm. Điều này cũng hay xảy ra khi người ta ghi nhận những điều bạn nói và bóp méo nó. Cách đối phó với điều này là lặp lại, và diễn giải lại, không chỉ những gì bạn nói mà còn cả những lí lẽ của đối phương nữa.

Như vậy, lần sau khi bạn nói chuyện với ai đó, hay lắng nghe tranh luận của họ, hãy vận dụng những phương pháp này để trở thành một con người biết tư duy phản biện và hiệu quả, bạn nhé.