6 tháng trước
9 Sai Lầm Khiến Bạn Làm Việc Không Hiệu Quả
206

2812
Lượt xem
57
Lượt chia sẻ
5
Lượt bình luận

Ai cũng từng có những ngày làm việc thật tồi tệ, tuy nhiên, nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy trì trệ thì đã đến lúc bạn cần phải xem lại bản thân. 9 sai lầm cơ bản sau đây là những lý do khiến bạn có tâm trạng làm việc không tốt.

1. Bạn để bàn làm việc lộn xộn

Khi trên bàn làm việc của bạn ngổn ngang những đồ ăn vặt, các thể loại giấy tờ và sách vở khác nhau, hoặc bất kỳ đồ dùng thừa thải nào khác, chúng cũng sẽ làm bạn cảm thấy khó làm việc hơn. Bạn hãy sắp xếp lại đồ đạc của mình vào một ngăn tủ hoặc một thùng chứa gọn gàng, hoặc có thể bỏ đi những đồ dùng không cần thiết. Việc chỉ để lại những gì thật sự quan trọng trên bàn sẽ tiết kiệm thời gian và giảm thiểu ức chế cho bạn.

2. Sử dụng mạng xã hội

Việc bạn vẫn để mở Facebook, Twitter, hoặc các mạng xã hội khác trên trình duyệt trong lúc làm việc nghe có vẻ thú vị. Rất tiếc, việc này sẽ làm giảm đáng kể số lượng công việc mà đáng lẽ bạn có thể hoàn thành. Khi bạn lướt qua những trang này, dù chỉ vài phút một lần, cũng sẽ tạo ra một sự kém năng suất. Ngoài ra, việc chỉ xem và cập nhật những trang mạng xã hội trên trong một khoảng thời gian ngắn như đã định trước là một việc rất khó thực hiện. Do đó, bạn nên để việc cập nhật mạng xã hội lại cho đến khi hoàn thành công việc.

3. Bạn không ngủ đủ giấc

Những người ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm sẽ tràn đầy năng lượng khi thức giấc và có khả năng tập trung tốt hơn, nhờ đó công việc cũng trôi chảy hơn. Nếu trong ngày, bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, năng suất của bạn sẽ bị giảm, và công việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trong trường hợp bạn không thể ngủ đủ 7 tiếng vào ban đêm, bạn nên đi ngủ sớm hơn. Năng suất làm việc sẽ được cải thiện khi bạn được nghỉ ngơi đầy đủ.

4. Bạn không tranh thủ chợp mắt

Khi bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm, nhưng ban ngày bạn vẫn cảm thấy uể oải, tranh thủ chợp mắt một lúc có thể sẽ làm bạn cảm thấy khá hơn. Hãy thử làm điều đó khoảng dưới 20 phút để đảm bảo khi thức dậy, bạn vừa cảm thấy tỉnh táo vừa không ảnh hưởng tới giấc ngủ tối hôm đó.

5. Bạn ăn uống không điều độ

Chúng ta cần thức ăn để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Nếu không có một chế độ ăn khoa học, chúng ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Trước khi đi làm, bạn cần phải ăn sáng, bởi vì đó là bữa ăn tạo ra năng lượng cho cả ngày dài trước mắt. Khi cảm thấy cần thiết, bạn cũng nên có một bữa ăn nhẹ nếu đói. Tự tay chuẩn bị đồ ăn trưa cũng là một cách đảm bảo cho cơ thể nhận được những dinh dưỡng cần thiết.

6. Bạn không sắp xếp sự ưu tiên trong công việc

Việc quyết định làm việc gì vào thời gian nào sẽ rất khó khăn nếu bạn không lên kế hoạch trước. Bằng việc đánh giá và sắp xếp độ quan trọng của từng công việc từ cao tới thấp, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian làm việc. Hãy dành ra một ít thời gian đầu ngày để quyết định đâu là công việc quan trọng nhất. Việc sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn có một ngày làm việc trôi chảy hơn.

7. Bạn không lên dach sách những việc cần làm

Không có gì đáng phải lăn tăn, những danh sách đó thực sự hữu ích cho bạn. Khi lên danh sách những công việc cần làm, bạn sẽ luôn làm chủ được thời gian để hoàn thành chúng. Ghi ra những công việc đó cũng sẽ khiến bạn trở nên có trách nhiệm hơn, nhờ vậy, khả năng hoàn thành công việc của bạn cũng cao hơn.

8. Bạn hay trì hoãn

Một khi bạn đã trì hoãn một việc gì đó, thì có nhiều khả năng bạn vẫn sẽ tiếp tục chần chừ với nó. Hãy thay đổi thói quen này và bắt tay vào việc ngay khi chúng xuất hiện thay vì chỉ làm khi bạn cảm thấy thích làm (mà một khi bạn đã muốn trì hoãn thì sẽ chẳng bao giờ bạn cảm thấy thích làm nữa cả).

9. Bạn không thích nhờ vả

Việc cần ai đó giúp đỡ trong công việc cũng đâu có gì đáng xấu hổ. Đôi khi chúng ta vẫn hay trì hoãn công việc chỉ vì gặp chút khó khăn, hoặc vì chúng ta không dám chắc chắn về cách để hoàn thành chúng. Nếu cảm thấy không tự tin, hoặc cần thêm sự giải thích, đơn giản bạn hãy nhờ ai đó giúp đỡ. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.