7 tháng trước
2 Cách Thức Tỉnh Tiềm Năng Sáng Tạo Của Bạn
216

3083
Lượt xem
670
Lượt chia sẻ
112
Lượt bình luận

Trải nghiệm một khoảnh khắc sáng tạo thiên tài là một trong những cảm xúc thỏa mãn nhất mà con người có thể có được. Bạn trải nghiệm sự bùng nổ của những cảm xúc tích cực như phấn khích, vui vẻ, và đầy hưng phấn. Bạn có muốn thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong trí óc mình mọi lúc bạn mong muốn không? Bạn có muốn tăng cơ hội đạt đến sự sáng tạo thiên tài không? Dưới đây là hai phương pháp tuyệt vời làm bùng cháy ngọn lửa sáng tạo trong bạn.

Chuẩn bị:

Sáng tạo là gì?

Trở nên sáng tạo có nghĩa là bạn đang tạo ra một thứ gì đó. Bạn thực sự tạo mới chứ không phải sử dụng cái có sẵn. Nhiều người trong chúng ta biết cảm giác sáng tạo là như thế nào. Nó thường là một suy nghĩ tự phát xuất hiện tại một thời điểm bất ngờ mà bạn không biết vì sao chúng lại xuất hiện trong đầu bạn. Sáng tạo có thể xuất hiện khi bạn đang viết một bài báo khủng khiếp, đang tạo một tác nghệ thuật tuyệt đẹp, hoặc đơn giản là đang tìm giải pháp cho một vấn đề. Theo cách này, sáng tạo có thể được mô tả tốt nhất là việc bộ não của bạn liên kết hai hay nhiều thông tin không liên quan với nhau, và tạo ra một góc nhìn hoàn toàn mới.

Trên thực tế, bộ não của bạn chứa đầy ắp thông tin. Nó mở rộng trí nhớ liên tục khi bạn tiếp xúc với thông tin mới. Quá trình này diễn ra rất thầm lặng mà không có sự hướng dẫn chủ động trực tiếp từ bạn. Bạn có cho phép bộ não thỉnh thoảng sàng lọc lại thông tin? Hay bạn chỉ đơn giản chứa đựng tất cả?

Tách biệt Tư duy với Bộ não

Hãy tưởng tượng tư duy của bạn và bộ não là hai thứ hoàn toàn tách biệt. Tách biệt rõ giữa những suy nghĩ có ý thức và vô ý thức. Hãy xem tư duy của bạn sử dụng bộ não như một công cụ tương tác với thế giới bên ngoài. Khi bạn đã hình dung được như vậy, hãy tiếp tục và nhắm mắt lại, và xem tư duy của bạn đang tách rời khỏi cơ thể. Bạn hãy tưởng tượng chính mình đang nhìn xuống cơ thể và bộ não của bạn.

“Bạn không phải là bộ não của bạn. Tư duy, cái đã mang lại trật tự cho bộ não, chính là người sáng tạo suy nhất” – Rudolph Tanzi, PhD, Super Brain

Để đạt được kết quả tương tự, bạn có thể xem cơ thể của bạn như một cái máy vi tính. Bộ não cho phép người sử dụng tương tác với thế giới bên ngoài. Bộ não bạn bao gồm bàn phím, chuột máy tính, và màn hình. Tư duy, được tách biệt, sử dụng bộ não của bạn để tương tác với hàng loạt các thông tin khó hiểu khác mà chiếc máy vi tính có thể thu thập được từ mọi thứ xung quanh bạn.

Tách biệt tư duy khỏi cơ thể và làm rõ vai trò riêng của chúng là một bước quan trọng để hiểu rõ quá trình sáng tạo.

Sáng tạo và các Giác quan

Bây giờ, khi bạn đã có thể hình dung ra việc tách biệt tư duy và bộ não, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về sự tương tác giữa chúng. Thông tin đầu vào thông qua các giác quan, như vị trí, mùi vị, tiếp xúc, tầm nhìn và âm thanh, tạo ra hình ảnh của chúng ta về thế giới bên ngoài. Các thông tin này đi từ bộ não lên đến tư duy, và là cơ sở cho nhiều dòng thông tin có ý thức giữa chúng.

Khi bạn nhắm mắt lại một lần nữa, hãy tưởng tượng tư duy của bạn đang chăm chú xem xét bộ não và cơ thể của bạn, hãy thêm vào môt hình dung khác: một dòng đầy thông tin đầy màu sắc đi từ thế giới bên ngoài vào cơ thể và đưa lên bộ não bạn. Quan sát cách thức bộ não xử lý và sàng lọc thông tin, trước khi nó chuyển một vài thông tin trong số này lên cho tư duy của bạn. Tư duy của bạn sẽ phản ứng lại, gửi thông tin và mệnh lệnh trở lại cho bộ não. Những thông tin này có thể xem như một vòng xoáy đầy màu sắc. Đây là một dòng thông tin đầy ắp! Hình dung bộ não của bạn đầy những thông tin đầu vào và các phản ứng - một máy vi tính hoạt động 100% công suất.

Nếu bạn có thể hình dung được cách hình ảnh trên, bạn đã được chuẩn bị để bắt đầu làm bùng cháy tiềm năng sáng tạo của chính mình.

Vươn đến Tiềm năng Sáng tạo của chính bạn:

Cách 1: Làm tràn đầy các giác quan

Có bao giờ trong lúc đang tắm dưới vòi sen bạn bất ngờ tìm ra được giải pháp cho một vấn đề rất phức tạp hay đã gây rắc rối cho bạn một thời gian dài, mặc dù bạn không trực tiếp suy nghĩ về vấn đề đó? Nhiều người đã báo cáo lại những trải nghiệm như thế. Đây chính là sự bùng phát của sáng tạo.

Một phần lý do điều này xảy ra là vì khi bạn đang tắm vòi sen, bạn làm tràn đầy các giác quan của mình đến một mức mà tư duy của bạn cũng trôi dạt đi. Trong tình trạng này, dòng thông tin từ bộ não đến tư duy của bạn là đơn hướng. Tư duy của bạn tách khỏi bộ não và cho phép nó một mình hoạt động và xử lý thông tin đã tích trữ một thời gian dài. Bạn đang cho phép bộ não tự mình thực hiện công việc mà không có sự hướng dẫn có ý thức từ tư duy. Điều này tương tự như việc chạy phần mềm "chống phân mảnh" trong máy tính, và sau đó nó sẽ hoạt động tốt hơn.

Điều này có nghĩa là bạn cần phải luôn luôn tắm vòi sen ư? Không phải như thế! Bạn có thể khơi dậy cảm giác này bằng những các khác. Trên thực tế, sự tươi mới và những điều mới lạ lại chính là chìa khóa quan trọng.

Thắp sáng các giác quan của bạn khi bạn đang trải nghiệm, và mong đợi sáng tạo bùng cháy. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Thị giác: hãy ngồi trong một phòng được thắp sáng bằng nến. Điều này tạo ra môi trường chuẩn để nhìn nhận mới mẻ, khác biệt và thú vị.
  • Thính giác: hãy nghe những âm thanh hay giai điệu nhịp nhàng, cuốn hút, thích hợp hơn khi sử dụng nhạc không lời.
  • Khứu giác: sử dụng nến thơm, hương hoặc thực phẩm có mùi thơm.
  • Xúc giác: cầm lấy một vật có kết cấu đặc biệt khi ngồi. Chuỗi hạt, trang sức, và đồ cổ có thể là những thứ tuyệt vời để xoay các ngón tay vòng quanh.
  • Vị giác: Mang theo một thức ăn mà bạn thường không ăn. Rượu, nước ép, trái cây, và phô mai đặc biệt là những lựa chọn tuyệt vời.

Đặt bản thân vào những hoàn cảnh làm cho các giác quan tràn đầy có thể làm trống rỗng suy nghĩ trong khoảng khắc. Bạn sẽ dừng suy nghĩ về công việc, những thứ phải hoàn thành, và các nhân tố gây căng thẳng khác. Tư duy của bạn không thể không trống rỗng. Chính lúc này bộ não của bạn sẽ được tự do để tạo ra các liên kết mới tuyệt vời và đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà bạn đã chất thành đống từ lâu.

Vậy điều này thì liên quan gì đến việc tắm vòi sen buổi sáng? Tắm vòi sen có xu hướng làm hưng phấn các giác quan. Bạn nhìn thấy các phần cơ thể thường bị che kín, âm thanh nhịp nhàng của nước tràn vào tai bạn, xà phòng với mùi hương đặc trưng, và những kết cấu khác nhau để chạm vào.

Bạn có thể đặt mình vào hoàn cảnh như vậy trong bao lâu và thường xuyên như mong muốn. Bạn có thể bắt đầu thử 15 đến 20 phút một lần, và vài ngày một tuần. Càng thực hiện nhiều lần, bạn càng dễ dàng làm trống rỗng tư duy.

Cách 2: Đóng chặt các giác quan

Phương pháp này có chút ít khó khăn khi thực hiện, nhưng sẽ cho phép bạn cắt đứt một cách hoàn toàn nhất dòng thông tin giữa tư duy và bộ não của bạn. Một cách đơn giản, hãy thiền định, đây là cách đã được thực hiện hàng thế kỷ để giúp con người giải quyết các vấn đề và đưa ra những kết luận độc đáo và làm bùng cháy nên những sáng tạo thiên tài.

Thiền định để sáng tạo không phải là một việc dễ dàng. Để bắt đầu, chúng ta phải trở lại với việc hình dung như ở trên. Hình dung tư duy của bạn đang trôi lơ lửng phía trên cơ thể và bộ não. Hình dung sự trao đổi thông tin. Khi bạn giữ lấy hình dung này, bắt đầu cho phép tư duy của mình trôi càng ngày càng xa, cho đến khi bạn không còn nhìn thấy bộ não của mình.

Dòng thông tin sẽ nhạt nhòa dần cho đến khi nó tạm thời dừng hẳn. Bạn sẽ không đưa ra thông tin và hướng dẫn cho bộ não của mình nữa. Bạn sẽ quay lại, nhưng sẽ hiểu rõ mức độ quan trọng của việc để cho bộ não của bạn tự mình thực hiện công việc. Tư duy của bạn nên tiếp tục trôi vào trong bóng tối, đạt đến trạng thái tĩnh tại. Bạn có thể trôi trong trạng thái này trong bao lâu bạn thích, sau đó quay trở lại bộ não, tái lập dòng thông tin và mở mắt.

Khi làm như vậy, có thể tốt nếu bạn ngồi xuống với một tạp chí hay nhạc cụ, và viết, vẽ, hoặc chơi bất cứ thứ gì với các đầu ngón tay. Hãy để cho bộ não thông tin cho bạn những gì mà nó đã tìm ra khi tư duy của bạn không có mặt.

Nếu bạn gặp khó khăn với việc hình dung như trên, hãy thử bắt đầu bằng cách tập trung vào những chức năng nhịp nhàng của cơ thể, ví dụ như hơi thở hoặc nhịp tim. Chấp nhận các suy nghĩ khi chúng xuất hiện, nhưng ngay sau đó phải quay lại tập trung vào cơ thể bạn. Ngay khi những suy nghĩ bất chợt này xuất hiện ít dần, quá trình hình dung cũng sẽ theo đó bắt đầu.

Kết luận

Nếu bạn cũng giống như hầu hết mọi người, bạn có thể đang hoạt động ở trạng thái gần như quá tải thông tin. Mạng Internet, TV, điện thoại thông minh và nhiều thứ khác biến bạn thành một nơi hấp thụ thông tin - có lẽ vượt quá mức chúng ta có thể xử lý. Với tình trạng như vậy, hãy dành thời gian tách khỏi bộ não của mình. Giao cho bộ não các vấn đề cần giải quyết. Cho phép nó sàng lọc và phân loại thông tin. Sử dụng các giác quan như một công cụ. Kết quả đạt được sẽ rất bất ngờ cho bạn đấy.

Nguồn ảnh bìa: Photo Credit: