Tôi là một kĩ sư. Ở trường học tôi luôn là một học sinh với toàn điểm A ở các môn tính toán, thế nhưng hầu hết các môn liên quan đến Tiếng anh lại chỉ đạt được điểm cao nhất là B. Tôi là kẻ tham vọng và có rất nhiều mục tiêu cho cuộc đời, trừ việc viết nên một cuốn sách. Và thế rồi, năm 2016, tôi quyết định viết một cuốn sách – và chỉ viết và xuất bản cuốn sách trong ba tháng ngắn ngủi, mà không cần đến nhà xuất bản. Cuốn sách của tôi, với tựa đề Tiếp thị dành cho các CEO: Sự sụp đổ hay vinh quang trong Thời đại Số hóa, đã nhận được vô vàn những lượt đánh giá tích cực trên trang Amazon và nhiều nơi khác, và đương nhiên là tôi cũng nhận được một số giải thưởng.
Rất nhiều người hỏi rằng tôi đã làm thế nào vậy, đặc biệt là bởi – thời điểm đó – tôi đang nắm giữ cương vị là CEO của hai công việc ở hai cực của thế giới (tại Singapores và thành phố Kansas). Chính vì thế, dựa trên nhu cầu thực tế, đây chính là một số lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm viết sách của chính bản thân tôi để giúp bạn viết và tự xuất bản cuốn sách của chính bản thân mình.
1. Biết chọn đúng chủ đề
Chủ đề thực sự là một vấn đề tối quan trọng. Đó cần phải là một thứ gì đó mà bạn đam mê đồng thời có kiến thức liên quan. Đam mê sẽ giúp bạn bỏ qua những công việc khác mà mình thường làm vào các buổi tối và cuối tuần. Kiến thức bạn có sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian hơn trong việc tìm hiểu về nó và khiến việc đưa ra những dẫn chứng xác thực ở cấp độ chuyên gia dễ dàng hơn nhiều cho chủ đề của riêng mình. Trong trường hợp của bản thân mình, chủ đề sách tìm đến tôi trước.
Vào năm 2015, một số người bạn CEO nói với tôi rằng: “Ben à, tôi đang định sa thải mấy tay Giám Đốc Tiếp thị (CMO). Giúp tôi tìm ai đó có thể làm tốt hơn nhé.” Bạn đầu, tôi đơn thuần chỉ bắt chuyện với họ sau khi đã uống một chút, sau đó thì lại tiếp tục với guồng quay công việc của chính mình hàng ngày. Thế nhưng, một ngày tôi đã đáp lại họ rằng, “Này tớ chắc chắn là có một cuốn sách nào đó liên quan đến vấn đề này đó, đợi tớ tìm được rồi sẽ giới thiệu một cuốn sách định nghĩa rõ ràng về nghề tiếp thị nên làm gì ở thời đại Số hóa nhé.”
Nghe thì có vẻ chả có gì quá khó khăn cả. Thế nên sau đó tôi tìm kiếm cuốn sách đó trên cả Google và Amazon. Tuy nhiên, tôi chẳng thể tìm được cuốn nào trong hàng trăm ngàn cuốn có định nghĩa rõ ràng, hấp dẫn người đọc về những thứ mà nghề tiếp thị nên làm trong thời đại mới khi mà điện thoại, mạng xã hội, và dữ liệu số bao la dần phổ biến cả. Đó chính là lúc mà tôi quyết định nên chia sẻ những kiến thức về lĩnh vực này và viết riêng một cuốn sách của chính mình.
Chính từ sự khuyến khích viết cuốn sách này cũng giúp tôi xác định được đối tượng mà mình hướng đến là những ai: các CEO, CFO và các nhà đầu tư, những người luôn muốn biết làm thế nào để đầu tư vào việc tiếp thị một cách thông minh nhất có thể giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và gia tăng giá trị của công ty.
2. Bắt đầu bằng cách viết ra những suy nghĩ của bạn
Trong những lần nói chuyện với các CEO của mình trước đó, tôi không hề có ý định viết ra một cuốn sách, nhưng tôi luôn nghĩ mình có thể viết các bài báo về tiếp thị mảng kĩ thuật số, tương lai của ngành tiếp thị, v.v. Sau đó, tôi bắt đầu thu thập những ý tưởng, suy nghĩ, và cả sự cảm hứng của mình cho các bài viết bằng Evernote. Tôi là một người có lòng ngưỡng mộ Evernote rất lớn, bởi tôi có thể thường xuyên cập nhật những suy nghĩ thông qua việc sử dụng máy tính xách tay, iPad, hoặc là điện thoại và nó sẽ tự đồng bộ hóa mọi thứ một cách liền mạch nhất.
Trong suốt năm 2015, tôi cố gắng tổng hợp tất thảy những suy nghĩ của minh thành14 phần, mỗi phần được xếp đặt tương ứng với một chương của cuốn sách. Sau đó tôi thậm chí đã mở rộng thêm mạch suy nghĩ của mình và nối dài thêm mỗi phần bằng các ý tưởng, các con số thống kê, và một số đường dẫn hữu ích.
3. Thuê một người chấp bút trả theo đợt
Việc thuê người chấp bút là nhằm đảm bảo khoảng thời điểm ba tháng mà tôi đã “lên dây cót” cho công việc viết sách này. Trước đó, tôi không hề quyết định rằng mình sẽ viết sách. Đội tiếp thị của tôi đã khá là thích thú khi tôi nói rằng, “Có lẽ tôi sẽ chuyển tất cả những dòng ghi chú này thành sách đấy.” Họ từng nghĩ đến khoản tiền kếch xù mà họ có thể tiết kiệm được – tựa như một tác giả đã từng có kinh nghiệm xuất bản sách – được thuê trở thành một diễn giả thuyết trình miễn phí ở hội trường rộng lớn. Vì thế họ đã đề xuất việc nên tìm một nhà văn chấp bút với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để thực sự “nghiệm” được vấn đề một cách đầy đủ nhất.
Khi tìm được đúng người, chúng tôi đã đề xuất việc chi trả cho anh ta từng phần như sau:
- 25% tổng phí lần một: Được trả trước
- 25% tổng phí lần hai: Thanh toán khi nhận được bản nháp đầu tiên
- 25% tổng phí lần ba: Được thanh toán khi tôi “đồng ý việc chia trang”
- 25% còn lại: Thanh toán khi cuốn sách đã bán được 10.000 bản.
Phần đầu và phần thứ hai khá là bình thường. Cho đến phần thứ ba thì tôi thực sự găp phải áp lực. Đối với tôi việc tuyên bố rằng “chia trang đã xong”, có nghĩa là tôi phải đọc toàn bộ, phải hiệu chỉnh, và cuối cùng là phải trau chuốt cho từng chương lẻ. Nếu nhà văn chấp bút được trả tiền để giao bản thảo đầu tiên (hoặc nhiều bản sau đó), tôi sẽ phải trì hoãn việc đánh giá và hiệu chỉnh càng lâu càng tốt bởi tôi bận bịu đến điên cuồng cùng lúc đó. Tuy nhiên, tay nhà văn chấp bút mà tôi làm việc cùng lại là một người trên cả tuyệt vời và tôi thực sự thấy áy náy khi đã nghĩ rằng anh ta sẽ chẳng nhận được một xu nào cho hai phần thứ ba và cuối cùng đâu. Chính những thứ này khiến tôi gặp áp lực trầm trọng khi phải làm việc hàng tối và cả cuối tuần – thậm chí kéo dài tới tận ngày Giáng sinh năm 2015 – để có thể hoàn thiện câu chữ một cách chuẩn mực nhất cho việc dàn trang sau đó.
4. Nhắc lại và đề xuất về đầu vào
Biến bản thảo đầu tiên thành một thứ gì đó đáng để dàn trang, thực hiện minh họa và cho xuất bản là VÔ VÀN công việc cần làm. Khi tôi đọc bản thảo đầu tiên của người chấp bút, ban đầu tôi tưởng rằng cái này đã được 80% của công cuộc xuất bản. Tuy nhiên, càng đọc kĩ từng chương hơn, tôi nhận ra rằng mình cần phải làm thêm rất nhiều thứ nữa trong mỗi chương. Đọc bản nháp đầu tiên khiến tôi nghĩ rằng mình có thể viết được những từ ngữ, câu văn và cả những ví dụ thực tiễn trong đời sống hay hơn nhiều.
Đối với một số chương, tôi hầu như đã xóa hết và bắt đầu viết lại từ đầu. Ở rất nhiều bước, tôi cũng hỏi những người bạn và bạn đại học của mình về phần đầu vào và chính điều này đã cho tôi thêm rất nhiều nguồn đầu vào hữu dụng, từ những ý tưởng lớn tới việc phát hiện ra những lỗi chính tả. Khi có thể công bố rằng “cuốn sách đã sẵn sàng”, tôi đã thay đổi, viết lại, hoặc là chỉnh sửa đến 80% mỗi chương so với bản thảo ban đầu.
5. Tổng hợp mọi thứ bằng Đám mây Cloud
Trong suốt cả quá trình, chúng tôi sử dụng Đám mây Cloud làm cơ sở lưu trữ dữ liệu. Nó cho phép bạn truy cập vào các tài liệu và các nguồn đầu vào quan trọng từ những người hợp tác khác khi cần thiết. Tôi cũng từng đề cập đến việc viết các ý tưởng mới chớm của tôi trong Evernote. Sau đó phần bản nháp được lưu trữ bằng Google Docs hàng tuần liền (cho đến khi sẵn sàng lên bản in), sẵn sàng để những cá nhân người đọc đáng tin cậy có thể đưa ra những ý tưởng cải thiện hoặc là hỏi trực tiếp ngay bên dưới bài viết.
6. Sử dụng trang tìm kiếm công việc Freelance để tìm cho mình một người minh họa tài năng với chi phí thấp nhất
Cuối cùng, chúng tôi quyết định chon 99 Designs, một môi trường được thiết lập dành riêng cho tiếp thị, để bắt đầu một cuộc tuyển chọn trực tuyến nhằm tìm ra người vẽ minh họa cho trang bìa sách. Chúng tôi khá hài lòng với công sức mà anh ấy bỏ ra cho trang bìa và sau đó chính tôi đã hỏi rằng không biết anh ấy có thể minh họa cho tất cả phần hình trong cuốn sách được không. Thêm vào đó tất cả những hình minh họa của anh ấy chỉ tốn của chúng tôi một khoản không đến 1000 đô.
Tổng kết
Việc viết một cuốn sách sẽ khiến bạn nản chí rất nhanh, để có thể khiến nó kéo dài, hoặc là bạn có thể hỏng việc nếu không có một nhà xuất bản nào đó. Tuy nhiên, giống như tôi đã trình bày, điều này không phải là không thể, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện nó được – ngay cả với một lịch trình vô cùng bận rộn.
Hiện tại thì tôi cần phải cố gắng và tìm kiếm một khoảng thời gian hợp lí để có thể tổng hợp tất cả những phản hồi tích cực mà tôi nhận được dành cho bản tái bản mới của cuốn sách đây.
Nguồn ảnh bìa: Dunlap Library từ dunlaplibrary.org