Nếu bạn muốn liên lạc với ai đó, thì bạn sẽ nhấc điện thoại lên và gọi cho họ, hay bạn sẽ thông qua mạng xã hội để nhắn nhanh cho họ một tin?
Thậm chí những người ưa thích giao tiếp bằng những phương pháp cũ vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của mạng lưới xã hội. Trong năm 2017, có khoảng 81% người Mỹ cập nhật thông tin cá nhân của mình trên các kênh truyền thông mạng xã hội.[1]
Chúng ta đều biết rằng cập nhật thông tin cá nhân trên mạng xã hội không giống với việc chỉ đơn thuần sử dụng chúng, nhưng những thống kê đã cho thấy rằng số lượng người đang ngày ngày đăng kí tài khoản và sử dụng mạng xã hội là nhiều hơn bao giờ hết. Instagram đã có thể tự tin mà thông báo về sự tăng trưởng của 100 triệu người dùng trong khoảng thời gian là 6 tháng, sau khi thêm những tính năng mới vào công cụ này như story, video trực tiếp, và tin nhắn tức thời.[2]. Nếu bạn đã từng để ý đến những người bỗng nhiên dừng lại để ghi hình các đoạn ngắn về cuộc sống thường nhật của họ, thì có lẽ đấy là lí do tại sao những người dùng Snapchat đang xem hơn 10 triệu video mỗi ngày.[3]
Tuy nhiên, Facebook hiện nay vẫn là ông trùm trong làng mạng xã hội trên toàn thế giới. Chỉ trong năm 2016, họ đã sở hữu 1.6 tỉ người dùng đang hoạt động hằng ngày.
Mạng xã hội gây nghiện ở người, giết chết thời gian và gieo mầm thành kiến trong suy nghĩ của chúng ta
Bạn sẽ có thể bắt gặp bản thân dành một khối lượng lớn thời gian lướt hoài lướt mãi hoặc chăm chú soi vào cuộc sống của người khác. Mạng xã hội làm cho con người phụ thuộc vào nó, và đúng là có rất nhiều lý do tuyệt vời khi sử dụng chúng, song vẫn tồn tại một số vấn đề nghiêm trọng do chúng gây ra.
1. Mạng xã hội chỉ cho chúng ta thấy những thứ ta THÍCH thấy
Trong kì bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đầy tranh cãi, mạng xã hội đã làm tăng thêm sự căng thẳng tột độ giữa hai phe đối lập. Facebook và các kênh mạng xã hội khác đã có những thuật toán giúp người dùng chỉ thấy được những nội dung họ thích và giảm bớt những thứ mà họ không quan tâm. Bạn càng nhấn thích, đăng kí kênh, theo dõi, hoặc bình luận thì những thuật toán này sẽ tự động điều chỉnh theo sở thích của bạn.
Và sớm thôi, bạn sẽ CHỈ nhìn thấy những gì bạn muốn thấy. Điều này có vẻ không phải là thứ gì đó tai hại cho đến khi bạn nhận ra rằng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy được những ý kiến khác với mình. Điều đó cũng có nghĩ là sử dụng những trang mạng này càng nhiều thì bạn sẽ càng khát những nội dung khiến bạn có thể vững tin vào ý kiến của mình hơn và càng làm củng cố sở thích bản thân.
Trước khi biết được điều này, bạn đang phí phạm thời gian của mình để lướt hoài những bản tin, đồng thời quên mất đi cách để có được một cuộc đàm luận thông thường.
2. Chúng ta không tài nào dừng việc đòi hỏi thêm nhiều hơn nữa, giống như một con nghiện vậy
Mặc dù bệnh lý Nghiện Internet vẫn chưa chính thức được thêm vào DSM-V, cuốn sổ tay dành cho những loại bệnh lý về thần kinh, và căn bệnh trên chắc chắn luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà nghiên cứu.[7] Mạng xã hội đặc biệt gây nghiện là do việc độc thoại sẽ kích thích những "trung tâm khoái lạc" ở não bộ.[8]
Ta cảm thấy vui khi chia sẻ về cuộc sống của mình, và ngay cả khi ta không đề cập đến bản thân thì vẫn có thể đọc qua những chủ đề mà ta có hứng thú. Chúng ta thậm chí không hề để ý đến hàng phút hay hàng giờ đồng hồ đã trôi qua.
3. Họ muốn ta nhìn thấy cũng chỉ vì họ muốn chúng ta phải mua
Những thuật toán hoạt động để cho con người thấy được những gì họ thích cũng là những chiếc máy kiếm tiền khổng lồ cho mạng xã hội. Khoảng 90% người làm marketing báo cáo rằng truyền thông xã hội là một phần cực kì quan trọng trong việc tăng trưởng mức độ phân phối của họ.[9] Bởi lẽ họ có thể nhắm mục tiêu của các bài quảng cáo này đến những người có thể muốn xem chúng nhất, nhiều doanh nghiệp thường kiếm được một số tiền lớn cũng nhờ vào số lượng trung bình người dùng theo cách trên.
Doanh nghiệp không chỉ cung cấp cho chúng ta những thứ mà ta có thể muốn mua, mà họ còn có thể cầm chân ta bằng cách vây quanh cùng người dùng cùng những quảng cáo này. Có nhiều kênh thương mại kiếm tiền bằng quảng cáo, dựa vào lượt xem và những cú click chuột. Nếu bạn đã từng phải xem một chiếc quảng cáo mà bạn không hề muốn trên các ứng dụng mạng xã hội hay Youtube, thì bạn đã trải nghiệm được hiện tượng trên rồi đấy.
Có rất nhiều người ngoài kia vẫn muốn chúng ta suy nghĩ lại về cách chúng ta sử dụng thời gian
Tristan Harris, cựu nhà Đạo đức học Thiết kế của Google và là cha đẻ của Time Well Spent nhận thấy được cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa cho việc đo lường sự thành công trực tuyến làm nảy sinh ra nhiều vấn đề. Theo dõi những bài phân tích, ví dụ như lượng thời gian sử dụng để lướt web, sẽ đưa ra cho các công ty một bức tranh toán học về việc con người đang sử dụng Internet như thế nào, nhưng nó lại không đề cập rằng liệu khoản thời gian đã sử dụng ấy có mang lại lợi ích tích cực nào cho người dùng hay không.
Chiến dịch của Harris đã chỉ rõ rằng các doanh nghiệp phải thay đổi cách họ đánh giá thế nào là thành công. Thay vì nhìn vào những dữ liệu chưa qua xử lí, doanh nghiệp nên tính toán về các ảnh hưởng theo mặt tính cực mà ứng dụng có thể mang đến cho người dùng.
Những người sử dụng mạng xã hội từ rất lâu rồi đã được cảnh báo rằng việc họ lãng phí quá nhiều thời gian vào Internet chính là lỗi của chính người dùng. Đúng, đúng là chúng ta đều đóng vai trò trong lộ trình cuộc đời của chúng ta, nhưng đa số các mạng xã hội đều được thiết kế để gây nghiện ở người và giữ chân chúng ta như thế này mãi mãi. Làm sao có thể kìm chế bản thân không nhìn vào bức ảnh mới đây mà bạn đã được tag vào, và làm sao có thể bỏ qua tiếng chuông thông báo của tin nhắn mới?
Tổ chức Time Well Spent chính là một phương thức tiếp cận mang tính cách mạng đến việc hiểu rõ những ảnh hưởng mà Internet đã mang đến cho con người. Thay vì để người dùng gánh vác hết trách nhiệm trong việc họ tương tác với mạng xã hội như thế nào, tổ chức này lại đòi hỏi các nhà thiết kế phải xây dựng nên các cách đo lường sự thỏa mãn của người dùng theo một chiều hướng tốt hơn.
Hơn cả việc phân tích cách mà các doanh nghiệp dùng Internet làm thước đo cho sự thành công của họ, Time Well Spent còn cung cấp thêm những mánh khóe để giảm tối thiểu sự gián đoạn và cải thiện thời gian của bạn dành cho những mối tương tác ý nghĩa hơn. Với thẻ (tab) "Take Control" trên trang web sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích và gợi ý một số ứng dụng để giúp bạn trở lại với khoảng thời gian của mình và thu hồi sự tập trung.
Hãy ủng hộ chiến dịch này nếu bạn nghĩ rằng doanh nghiệp chiếm vai trò lớn trong căn bệnh nghiện mạng xã hội
Chúng ta đều biết rằng phung phí thời gian lướt không ngừng các ứng dụng mạng xã hội sẽ không tăng thêm tí giá trị nào vào cuộc sống của ta cả, và nó thật sự có thể làm chúng ta thêm phiền muộn nữa. Một cách khá nhanh chóng để kiểm soát lượng thời gianh mà bạn dành cho mạng xã hội đó là giảm đi số lượng thông báo có thể làm phiền bạn trong ngày. Tổ chức Time Well Spent có một số mẹo rất tuyệt vời dành cho bạn để thực hiện điều này, trong trường hợp bạn không chắc là phải bắt đầu từ đâu.
Khi đã có thể bảo đảm sự tập trung của mình, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn cùng chất lượng được cải thiện trong một khoảng thời gian rút ngắn. Tập trung vào việc tạo ra các mối tương tác có ý nghĩa và triệt tiêu hết tất cả tác nhân gây phân tâm - đặc biệt là từ mạng xã hội. Tận dụng các ứng dụng hay trang mạng nơi họ đánh giá mức độ thành công dựa vào giá trị mà người làm kinh doanh có thể mang đến cho cuộc sống của con người, thay vì dựa vào lượng thời gian mà họ khiến bạn phải phung phí.
Yêu cầu thiết kế tốt hơn và học cách tận dụng hết công suất kinh nghiệm trực tuyến của bạn tại Time Well Spent.
Nguồn ảnh bìa: Aziz Acharki/ Unsplash từ unsplash.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Statista: Phần trăm người Mỹ có hồ sơ trên mạng xã hội từ năm 2008 cho đến năm 2017 |
[2] | ^ | Our Social Times: Số người dùng Instagram đạt mức 600 triệu sau chỉ sau một năm rực rỡ |
[3] | ^ | Bloomberg: Người dùng Snapchat cùng với "Stories" nạp 10 tỉ lượt xem vào các video cuộc sống thường ngày |
[4] | ^ | Smart Insights: Mạng xã hội thông dụng nhất hành tinh |
[5] | ^ | Smart Insight: Tổng kết nghiên cứu về mạng xã hội trên toàn cầu năm 2017 |
[6] | ^ | NPR: Giải thích vì sao bảng tin của bạn lại trở thành một chiếc buồng cách ly (Echo Chamber) - Và làm cách nào để xử lý điều này |
[7] | ^ | American Psychiatric Association: Bạn có khả năng bị nghiện Internet hay không? |
[8] | ^ | Lifewire: Nghiên cứu: Mạng xã hội kích thích trung tâm khoái lạc ở não bộ con người |
[9] | ^ | Social Media Examiner: Báo cáo năm 2016 của ngành công nghiệp Marketing trong lĩnh vực mạng xã hội |