8 tháng trước
Bạn Có Dấu Hiệu Suy Nhược Thần Kinh Ư? 15 Phương Pháp Sau Đây Sẽ Giúp Bạn Tạm Thời Ổn Định Lại!
170

2068
Lượt xem
23
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Tình trạng suy sụp cảm xúc có thể chuyển hóa thành sự khủng hoảng khi bạn đã đạt đến tột đỉnh căng thẳng của cuộc sống.

Dấu hiệu của suy nhược thần kinh bao gồm các cơn lo lắng, trầm cảm hoặc hoảng loạn hoàn toàn. Những rối loạn về cảm xúc này có thể khiến bạn đi sai đường, để rồi phải ân hận về hậu quả gây ra khi đã quá muộn.

Viễn cảnh tệ nhất là chúng vẫn sẽ trở thành những khoảnh khắc tệ hại nhất đời bạn.

May mắn thay, bạn có thể tránh rơi vào hố sâu cảm xúc - bằng cách tìm hiểu ngay 15 giải pháp tạm thời giúp bạn giữ được bình tĩnh trong những thời khắc này!

Bạn không cần phải đồng ý với mọi ý nghĩ xuất hiện trong đầu, đặc biệt khi đang trong tình trạng suy sụp cảm xúc. Phần nhiều những suy nghĩ này sẽ khiến bạn vô cùng dằn vặt.

Có thể chưa từng ai nói với bạn điều này, nhưng bạn thực sự có thể lựa chọn cách suy nghĩ cho chính mình.

Phải làm như thế nào đây?

Hãy khởi đầu bằng cách chú ý đến tất cả các ý tưởng mà bạn đang có. Đừng để ý quá mức, chỉ nhẹ nhàng quan sát thôi.

Cùng lúc đó, hãy học cách phân biệt suy nghĩ tích cực với suy nghĩ tiêu cực.

Những suy nghĩ tích cực sẽ đưa bạn đến với một điều tốt đẹp hơn.

Những suy nghĩ tiêu cực chủ yếu chỉ gây tổn thương, hoặc chỉ dẫn đến các ý nghĩ hoặc cảm xúc không mong muốn khác.

Khi đối diện với tâm trạng suy sụp, hầu hết suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn sẽ chỉ gây tổn thương hoặc bất lợi cho bạn. Đây chính là loại tư tưởng mà bạn cần xóa bỏ.

Vậy, làm điều này như thế nào đây?

Bạn cần phải từ chối tương tác với những suy nghĩ xấu.

Bạn sẽ chẳng thể làm được gì nhiều một khi đã "chìm đắm" trong một lối tư duy. Cuối cùng thì nó vẫn cứ ở lại trong tâm trí bạn. Nhưng bạn có thể từ chối với hậu quả của việc suy nghĩ theo hướng đó.

Bạn sẽ nhận thấy cách thức mà những suy nghĩ này đến với tâm trí mình. Nhưng sau khi nhận ra rằng chúng không có tác dụng gì với bạn, những tư tưởng này sẽ biến mất ngay, và bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tự chủ.

Cuộc sống giống như một chiếc máy chạy bộ, đôi khi nó diễn ra nhanh hơn những gì ta có thể xử lý.

Tâm trạng suy sụp là dấu hiệu cho thấy guồng quay của cuộc sống đang diễn ra với tốc độ quá nhanh. Và vì không có quay số để giảm bớt tốc độ này, điều tốt nhất bạn có thể làm tiếp theo là:

Hãy rời khỏi guồng quay chết tiệt đó.

Mỗi khi cảm thấy "quá sức chịu đựng", chỉ cần tạm dừng công việc bạn đang làm. Dành 5 phút cho bản thân và không làm gì khác ngoài ở bên chính mình. Bỏ qua mọi thứ xung quanh và tập trung vào chính bản thân bạn.

Nghỉ ngơi một chút để bớt căng thẳng sẽ không khiến ai khó chịu, và là một phương cách tuyệt vời để phá vỡ vòng xoáy cảm xúc đang đi xuống của bạn.

Nhưng đừng lạm dụng quá nhiều việc "rời khỏi guồng quay cuộc sống", bởi đó chỉ là một sự lảng tránh.

Suy nhược thần kinh là hậu quả của việc quá đắm chìm trong các vấn đề của bản thân.

Chúng ta quá quan tâm đến các vấn đề và hoàn cảnh của chính mình, và điều đó là hoàn toàn bình thường, bởi những thứ đó có tác động đến ta. Chúng ta tin rằng những điều đó rất quan trọng, nhưng thực tế không nhất thiết phải như vậy.

Mọi thứ sẽ thay đổi khi bạn giữ được lòng mình tĩnh tại.

Nhưng làm như thế nào đây? Hãy hít thở sâu, trầm tĩnh lại một bước và ngừng xem vấn đề của bản thân là một cái gì đó mang tính sống còn, hoặc là một phần của bạn.

Khi tinh thần đã thoải mái, hãy nhìn lại vấn đề, và bạn sẽ nhận thấy một vài điều sau đây:

  • Do căng thẳng dồn nén, dẫn đến việc bạn có một cái nhìn không thực tế về các vấn đề của bản thân.
  • Những vấn đề này đơn giản hơn bạn nghĩ, và luôn có câu trả lời cho tất cả mọi điều bạn đang cảm nhận.
  • Nếu chưa có câu trả lời, đừng cảm thấy tuyệt vọng, thay vào đó hãy từ chối trả lời không mà tiếp tục tìm kiếm.
  • Bí quyết là hãy bước ra khỏi vòng cảm xúc cá nhân, bởi chúng sẽ che mờ khả năng phán đoán của bạn.

Có thể bạn chưa từng để ý điều này, đó là hơi thở luôn thay đổi theo tâm trạng của bản thân.

Điều này xảy ra với tất cả chúng ta, và hơi thở sẽ trở nên đặc biệt ngắn khi chúng ta đang bị suy sụp tinh thần.

Luyện tập Pranayama (kỹ thuật thở trong Yoga) sẽ tác động tích cực đến tâm trí và cảm xúc của bạn ngay lập tức.

Tuy có nhiều kỹ thuật, nhưng bạn chỉ cần nhớ một bài tập rất đơn giản sau:

  1. Để thay đổi suy nghĩ của bạn, hãy nhanh chóng thở ra cho đến khi phổi "trống rỗng" mà không cảm thấy căng thẳng. 
  2. Hít vào khoảng 6 giây, đảm bảo rằng bạn mở rộng bụng để cho phép phổi lấy không khí nhiều nhất có thể. 
  3. Giữ hơi thở trong 3 giây.
  4. Sau đó thở ra khoảng 6 giây hết mức có thể mà không làm căng mình.
  5. Lặp lại từ bước 2.

Đơn giản phải không bạn?

Thở ra, hít vào 6 giây, giữ trong 3 giây, thở ra 6 giây và sau đó lặp lại.

Tiếp tục làm như vậy trong ít nhất 5 phút, và tâm trí cũng như cảm xúc của bạn sẽ sang một trạng thái hoàn toàn khác.

Mẹo nhỏ: Hãy thử tăng thời gian hít vào và thở ra. Bạn có thể thấy dễ dàng với 10 giây hít vào và 10 giây thở ra, nhưng với 15 hoặc 20 giây thì sao? Hãy thử nghiệm và ghi nhận lại cảm giác của bạn!

Cái hay của Pranayama là bạn không cần phải tin vào hiệu quả của nó, bởi bạn sẽ cảm nhận được kết quả ngay lập tức. Hãy thử ngay bây giờ đi bạn!

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng dồn nén, suy nghĩ xuất hiện càng lúc càng nhanh, và một cơn suy nhược thần kinh cứ lởn vởn... ngăn chặn mọi thứ bạn đang làm, hãy lấy ra một cuốn sổ tay và viết vào đó.

Nhưng đó chỉ là một phần của giải pháp. Bây giờ, bạn cần phải ý thức về những gì bạn sẽ viết.

Đầu tiên, hãy ghi ra mọi thứ bạn muốn về cảm nhận của mình. Viết hết ra, tất cả mọi thứ. Sau đó là lý do tại sao bạn bức xúc, nhưng đừng làm mà không theo một cấu trúc thích hợp. Viết ra danh sách các vấn đề đang làm phiền bạn.

Đến lúc này bạn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều, nhưng hãy đi xa hơn và kết thúc hoạt động này bằng cách ghi thêm một giải pháp khả thi cho từng vấn đề trong danh sách của bạn.

Khả năng lớn là việc này sẽ chỉ tốn khoảng 5 phút, nhưng sẽ tạo ra một sự khác biệt thực sự.

Con người cũng giống như một chiếc nồi áp suất vậy.

Bạn cứ dồn nén căng thẳng bao nhiêu, thì khi bùng nổ sẽ càng khủng khiếp bấy nhiêu.

Nói chuyện với một ai đó không chỉ cho bạn một quan điểm bổ sung đáng giá. Bằng cách nói ra cảm xúc của mình, bạn cũng sẽ giải tỏa bớt áp lực lên mình và có được một góc nhìn mới về sự việc.

Hơn nữa, đôi khi chúng ta chỉ cần nói to lên để có thể hiểu vấn đề và cảm thấy tốt hơn.

Hãy bàn luận về những điều đang làm phiền bạn. Nói về những nỗi sợ hãi và thất vọng của mình. Và quan trọng nhất, nói về tất cả những gì bạn dự định làm để giải quyết tình trạng đó.

Việc độc thoại thực sự có thể giúp bạn vượt qua thử thách nếu làm đúng cách.

Tại sao chúng ta rơi vào vòng xoáy suy sụp cảm xúc? Lý do là vì ta đang tiến hành một cuộc "đối thoại tinh thần" không thể kiểm soát. Đây là một quá trình độc thoại, và nó có thể mang lại hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực.

Hãy dành chút thời gian để xem bạn tự nói chuyện như thế nào khi đối mặt với tình trạng suy sụp tâm trạng.

Nếu mọi thứ đều hỗn loạn, nó sẽ vẫn tiếp tục như vậy nếu bạn không hành động.

Mỗi khi phải đối mặt với khủng hoảng, hãy chú ý đến cuộc đối thoại tinh thần của bạn và đặt ra quy luật nếu chưa có.

Thay vì để tâm trí lang thang và bị kéo vào những nơi chốn tồi tệ và suy nghĩ hủy hoại kiểu "giá như mà", hãy kiểm soát và hướng dẫn bản thân đến một nơi tốt hơn.

Nói chuyện lớn với bản thân nếu cần thiết.

Hãy đối xử với bản thân như một người bạn và nghiên cứu tất cả các khả năng có thể. Nói về những điều đang làm phiền bạn, và sau đó đề xuất một điều gì đó có ích như một người bạn sẽ làm.

Một số người có thể thấy không bình thường, nhưng thói quen này lại rất phổ biến với những người có óc sáng tạo như nhà phát minh và giới nghệ sĩ.

Chỉ cần nhớ: bạn là bạn của chính mình, vì vậy, hãy giúp đỡ bản thân khi bạn cần hỗ trợ.

Hít một hơi thật sâu và loại bỏ mọi cảm xúc khỏi tâm trí.

Hãy tự nhủ rằng ngày mai bạn sẽ được quyền có nhiều cảm xúc như mong muốn, nhưng hôm nay bạn chỉ cần đến lý trí và hành động.

Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đang trong tình trạng bức xúc. Trong thời gian này, bạn có nhiều việc phải làm, nhưng đồng thời bạn cũng sẽ phải đối diện với rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Bạn sẽ làm gì đây? Hãy tự nhủ rằng bạn không cần đến cảm xúc bây giờ, đồng thời đánh giá tình trạng suy sụp tinh thần chỉ từ góc nhìn lý trí.

Hãy cẩn thận xem xét các vướng mắc của bạn và giải quyết từng vấn đề một cho đến khi thoát khỏi khủng hoảng.

Điều này không có nghĩa là bạn đang ép mình không được có cảm xúc; thay vào đó, bạn chỉ dành một khoảng thời gian nhất định để đối phó với mặt khác của vấn đề: cảm xúc của chính bạn.

Ý nghĩa của tất cả việc này là biết sắp xếp thứ tự ưu tiên. Suy nghĩ theo hướng này sẽ giúp đánh lừa tâm trí, mang lai một thái độ tích cực và hiệu quả.

Trong hầu hết trường hợp, thủ thuật này sẽ phát huy tác dụng như mong đợi - sau cùng, bạn vẫn sẽ cảm thấy căng thẳng, nhưng đã giảm bớt tùy vào cách bạn xử lý sự việc.

Bạn mong muốn một giải pháp dễ dàng với hiệu quả nhanh chóng? Vậy thì hãy đi dạo một vòng nhé.

Các nhân vật lừng lẫy nhất lịch sử đều đã tìm thấy nguồn cảm hứng khi đi bộ ngao du.

Và điều này không chỉ được ghi nhận trong lịch sử. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng con người sẽ trở nên sáng tạo hơn sau khi đi dạo. [1]

Đi bộ và các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn phá vỡ chu kỳ cảm xúc tiêu cực, cũng như điều chỉnh lại đánh giá của bạn về tình hình thực tế.

Bạn không cần phải đi ra ngoài nếu không có đủ thời gian, mà chỉ cần đi dạo nhiều vòng trong nhà - hiệu quả cũng hoàn toàn tương tự.

Kết hợp hoạt động này với việc tự độc thoại theo hướng dẫn, và cảm xúc của bạn sẽ dần lắng xuống.

Tham gia các hoạt động nặng nhọc hơn sẽ đưa sự việc lên một cấp độ hoàn toàn mới. Đặt mục tiêu tập thể dục thường xuyên để bạn có thể giữ cho mình tập trung, vì nhiều cảm xúc có thể được giải tỏa thông qua tập luyện.

Và bạn không thực sự cần đến một phòng gym để tập thể dục, mà đơn giản chỉ cần tập squats và chống đẩy tại nhà là đủ.

Điều quan trọng là để cảm xúc tuôn trào cùng với bài tập. Với mỗi động tác, hít vào và thở ra một cách có ý thức, việc tập luyện sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Suy nhược thần kinh thường là hệ quả của việc nghĩ quẩn. Nó có thể bắt nguồn từ các tình huống căng thẳng tích tụ dần thành khủng hoảng, hoặc bởi tình trạng chán nản kéo dài và lặp đi lặp lại trong tâm trí chúng ta.

Dù thế nào đi nữa, bạn vẫn phải lưu tâm đến hiện tại.

Hãy tâm niệm rằng việc mọi sự xảy ra trước đây đều thuộc về quá khứ. Tương lai sẽ ra làm sao là việc của tương lai.

Vì vậy, hãy thôi diễn lại những vấn đề cũ và ngừng ngay suy nghĩ "nếu như mà". Nhắc nhở bản thân rằng thời điểm duy nhất bạn có thể hành động là hiện tại.

Hãy tự hỏi bản thân: "Tôi có thể làm gì ngay bây giờ để khiến tình hình của mình trở nên tốt hơn?"

Đây không phải là giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề của bạn, nhưng mỗi cải tiến nhỏ mà bạn có thể làm ở hiện tại sẽ giúp bạn vượt qua thời khắc khủng hoảng.

Hãy chấp thuận và đón nhận quá khứ.

Ý thức rằng bạn chẳng thể làm gì để thay đổi quá khứ. Bạn càng mất nhiều thời gian để chấp nhận thực tế này, quá khứ sẽ càng kiểm soát bạn lâu dài bấy nhiêu.

Nếu sự vô định của tương lai đang gây phiền toái cho bạn, hãy lưu ý rằng may mắn thay, bạn hoàn toàn có thể tác động đến kết quả sau cùng.

Đừng nghĩ về tương lai, mà hãy nghĩ về những gì tốt nhất của bạn ở hiện tại, và tương lai sẽ diễn ra như bạn mong muốn.

Quá khứ đã qua đi, và tương lai bạn khao khát sẽ không bao giờ đến trừ khi bạn hành động ngay hiện tại.

Tâm lý bức xúc có tác động rất lớn đến tình trạng suy nhược thần kinh. Khi bị quá tải, các vấn đề của chúng ta biến thành một khối gánh nặng khổng lồ, vô hình dạng. Đến một lúc nào đó, những gánh nặng này vượt ra khỏi khả năng giải quyết và chịu đựng.

Thông thường, khối gánh nặng trên khiến chúng ta cảm thấy bị chôn vùi dưới một đống gạch vụn - quá nặng để có thể thở được. Nguyên nhân là do chúng ta đang quan sát vấn đề của bản thân như một khối tổng thể.

Vì vậy, nếu đang bị quá tải, đừng đối mặt với tất cả các con "quái vật" cùng một lúc, nhưng chỉ tập trung vào một con duy nhất.

Lựa chọn một và chỉ một vấn đề. Bạn không cần phải chọn quá kỹ lưỡng; hãy giải quyết vướng mắc đầu tiên bạn nghĩ tới.

Việc chia nhỏ vấn đề ra sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc nghĩ về tất cả cùng một lúc và bị đánh bại bởi toàn bộ gánh nặng này. Trong quá trình đó, đừng cho phép các vấn đề khác tác động đến bạn cùng lúc. Bạn sẽ phải giải quyết vấn đề B sau, nhưng ngay bây giờ sẽ chỉ xử lý vấn đề A.

Đôi khi, chúng ta chỉ cần đến cảm xúc để giải quyết vấn đề.

Tại sao? Bởi vì thông thường, những cảm xúc tiêu cực của chúng ta bị che giấu, dồn nén từ từ và trở thành gánh nặng trong tiềm thức - cho đến khi bạn bùng nổ!

Vì vậy, hãy cứ xả hết ra bằng cách hét lớn, nguyền rủa, đá đấm, khóc hoặc bất cứ điều gì... mọi thứ bạn cần để giải tỏa sự căng thẳng và áp lực.

Miễn là không ai bị làm phiền, làm như vậy là bạn đang giúp chính mình. Những cảm xúc tiêu cực của bạn cần phải được bộc lộ và giải tỏa.

Khi giải phóng cảm xúc của mình, bạn sẽ dần ngộ ra rất nhiều thứ. Đó là những vấn đề mà bạn thực sự cần phải giải quyết.

Đối với nhiều người, sự tự khẳng định chỉ là giấc mơ hão huyền, mang màu sắc mầu nhiệm. Tuy nhiên, nếu từng ứng dụng trước đây, bạn hẳn sẽ biết hiệu quả của nó.

Nhưng, bạn biết gì không? Bạn không cần phải tin để có thể hưởng lợi từ đó.

Chỉ cần đơn giản lặp đi lặp lại việc tự khẳng định bằng cách nói lớn hoặc suy nghĩ trong tâm trí, và quan trọng nhất là ý thức về cảm xúc của bạn khi đọc những lời đó.

Tôi nói lại, bạn cảm nhận chứ không cần phải tin. Chỉ cần đón nhận cảm giác khi đó. Hãy ý thức ở cấp độ cảm xúc vào thời điểm đang lặp lại lời khẳng định chính mình... bạn sẽ thực sự bị ấn tượng mạnh. Nhưng đừng chỉ nghe lời tôi không; mà hãy làm thử đi - ngay bây giờ!

Hít một hơi thật sâu và lặp lại như sau:

"Tôi sẽ vượt qua mọi vấn đề của mình và tìm ra mọi câu trả lời cần tiết."

Bây giờ xin bạn vui lòng đọc lại, nhắm mắt và chú ý đến cảm xúc của mình.

Không phải tâm trí, suy nghĩ hay nỗi nghi ngờ... hãy chú ý đến cảm xúc của bạn, chỉ thế thôi.

Bạn thấy như thế nào?

Bây giờ, hãy hít thở sâu ba lần và lặp lại như sau:

“Mọi thứ đều có thể đối với tôi, tiềm năng của tôi là vô hạn.”

Hãy tự cổ vũ chính mình tùy theo tình huống của riêng bạn và lặp lại điều này với chính bản thân khi bạn cảm thấy thất vọng.

Bạn có thể đang có một thời gian rất khó khăn và phải đối mặt với nguy cơ suy nhược thần kinh, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể làm gì để thay đổi tình hình cả.

Thực tế, bạn có tất cả những gì cần thiết để vượt qua nó. Nhưng bạn sẽ không thể giải quyết các vấn đề này nếu chỉ tập trung vào những thứ khiến bạn thất vọng.

Việc tự nhủ “Tôi không thể làm việc này” chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại, dù bạn mạnh mẽ hay giàu năng lực như thế nào.

Đây là một ngõ cụt! Chẳng có ý nghĩa gì mà ở lại cả.

Thay vào đó, bạn phải tập trung vào mọi thứ bạn có thể làm, không phải những điều bạn không thể thay đổi.

Hãy nghĩ về ít nhất 10 điều bạn có thể làm để cải thiện tình hình hiện tại. Nghe có vẻ nhiều, nhưng bạn thực sự có thể nghĩ ra nhiều hơn  - thực tế, 10 việc là một con số hoàn toàn tầm thường.

Bạn có rất nhiều tiềm năng, đừng để nó bị lu mờ trước tình trạng hiện tại của mình, vì chẳng có y nghĩa gì khi ngồi đó so sánh cả.

Đừng bận tâm về những thiếu sót, mà hãy suy nghĩ về năng lực của bạn.

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng cảm giác này chỉ là tạm thời. Việc thực hành nguyên tắc này đã giúp tôi vượt qua các cơn lo lắng dữ dội nhất. Vì đó hoàn toàn là sự thực.

Khi chúng ta chìm đắm trong tâm trạng suy sụp, tầm nhìn về tương lai của chúng ta bị bóp méo... và sẽ trở nên khá bi quan.

Và những cảm xúc quá tải sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng "thế là hết"​​​​​​​.

Nhưng nó chỉ là hệ quả của những cảm xúc đang khiến chúng ta suy sụp, chứ không phải thực tế.

Vì vậy, lần sau khi sự lo lắng khiến bạn hình dung đến viễn cảnh ảm đạm của tương lai, đừng xem đó là sự thực.

Ý thức rằng đó là một viễn cảnh sai lầm. Cũng cần nhận ra rằng suy nhược thần kinh chỉ là một trạng thái tạm thời. Và giống như mọi thứ khác, rồi thì nó cũng sẽ qua đi.

Giải pháp tạm thời này này có thể được gọi là "chờ cho cơn bão đi qua", bởi vì đó là những gì bạn có thể làm.

Hãy xem mọi suy nghĩ và cảm xúc của bạn là hư cấu. Đau đớn, có đó, nhưng chỉ là tạm thời thôi.

Bạn đang trải qua một thời gian rất tồi tệ, nhưng bạn sẽ sớm trở lại bình thường và có được một tâm trạng tốt hơn.

Vấn đề rồi sẽ qua đi. Vì vậy, hãy yên lặng và ý thức rằng mọi thứ chỉ là tạm thời.

Tưởng tượng thì có ích lợi gì nếu bạn đang trong tình trạng suy sụp tinh thần chứ?

Thực tế thì, rất nhiều là đằng khác đấy bạn.

Việc tưởng tượng sẽ đưa bạn ra khỏi trạng thái cảm xúc đang kìm hãm mình.

Đó không chỉ là hành vi mơ tưởng, mà là một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu chính xác mà bạn đang nhắm đến, ngay cả khi bạn chưa biết đến nó.

Có lẽ bạn chưa thể hoàn toàn nhìn thấy phương hướng đang đi, bởi vì hiện tại bạn đang bị cuốn theo dòng cảm xúc. Nhưng, đây chính là lúc óc trực quan tỏ ra hữu ích. Không có rào cản đối với quá trình này. Chỉ có bạn, mong muốn của chính bạn và khả năng vận dụng tích cực trí tưởng tượng.

Làm thế nào để có thể làm việc này và mang lại hiệu quả?

Đầu tiên, việc tưởng tượng không yêu cầu là bạn phải có một ý niệm sắc nét, rõ ràng trong tâm trí.

Chỉ cần suy nghĩ về những gì bạn mong muốn là đủ.

Một số người có trực quan tốt hơn người khác, nhưng điều này không thực sự quan trọng. Điều quan trọng là bạn bắt đầu đắm mình vào quá trình tưởng tượng và cảm nhận những tác động của cách suy nghĩ tích cực này.

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng một khoảnh khắc trong tương lai, khi mà mọi lo lắng không còn nữa. Bạn xử lý tất cả nghịch cảnh một cách chuyên nghiệp, và ngay bây giờ bạn đang sống trong khoảnh khắc đó.

Bạn cảm thấy như thế nào? Có ai ở bên cạnh bạn không? Bạn đang làm gì vậy? Tại sao bạn cảm thấy rất hạnh phúc? Điều gì đã xảy ra với những thứ đang khiến bạn lo lắng quá độ như vậy?

Hãy vài phút để ghi nhớ chi tiết cảm giác của bạn trong cảnh tượng đó.

Và sau đó, chính là thời điểm để biến nó thành hiện thực.

Bạn đã thực hiện những giải pháp nào ngay trước khi hình dung? Cụ thể, điều gì đã mang lại khoảnh khắc vui vẻ đó trong cuộc sống của bạn?

Điều gì đã dẫn đến kết quả chung cuộc trong hình dung đó? Có ai mới đã bước vào cuộc sống của bạn? Hoặc có thể ai đó đã rời đi?

Cuối cùng, bạn đã học được cách để đối phó với thử thách khó khăn đó chưa? Bạn đã đưa ra quyết định gì?

Bạn hiểu những gì chúng ta đang làm chứ? Bây giờ, ta sẽ đảo ngược lại quá trình hình dung của bạn.

Bạn biết mình muốn trở nên như thế nào. Bây giờ, hãy lùi lại và quan sát mọi thứ cần thiết xảy ra để bạn có thể đạt đến mong muốn đó. Suy nghĩ càng chi tiết càng tốt, cho đến khi bạn quay về thời điểm hiện tại.

Quá trình hình dung này làm giảm căng thẳng và đưa ra một hướng đi khác. Đừng tập trung vào các vấn đề của bạn, nhưng vào kết quả bạn mong muốn.

Hình dung kết hợp với hành động sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng suy nhược thần kinh.

Những cách khắc phục nhanh trên đây chỉ là bước đầu tiên giúp bạn vượt qua khó khăn. Như bạn thấy, các phương pháp này sẽ giúp bạn trong những thời điểm khó khăn, nhưng bản thân chúng không phải là lời giải cho vấn đề.

Nói chung, bạn phải đối mặt với tình trạng suy nhược thần kinh bằng cách tách rời cảm xúc và thực hành tĩnh lặng để tránh bị lay động.

Không ai thích bị kiểm soát bởi cảm xúc, và đó là lý do tại sao bạn phải xây dựng một cách tiếp cận khắc kỷ hơn khi xử lý tâm trạng suy sụp.

Luôn luôn nhớ rằng những giai đoạn căng thẳng dữ dội này chỉ là trạng thái tạm thời, và chúng không có quyền năng kiểm soát bạn tuyệt đối.

Bạn càng thực hành những phương pháp trên nhiều bao nhiêu thì sẽ càng dễ dàng xử lý khủng hoảng trong tương lai bấy nhiêu.

Sau cùng, mục đích chính không phải là cố gắng tránh đau đớn, mà là học cách vượt lên nỗi đau khổ của bạn. Vận dụng các chiến thuật trên sẽ giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cảm xúc của mình.

Tài liệu tham khảo